Nhượng quyền thương mại là gì? Chúng ta có thể đều đã nghe nói tới những hợp đồng nhượng quyền có giá trị hàng tỉ đô la. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhượng quyền thương mại là gì? Một nhượng quyền thương mại là một sự thỏa thuận hay cấp phép giữa hai tổ chức pháp lý độc lập trong đó cho phép : - Bên nhận quyền có quyền tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ sử dụng phương pháp hoạt động của bên giao quyền. - Bên nhận quyền có trách nhiệm phải trả cho bên giao quyền các khoản phí cho các quyền lợi này. - Bên giao quyền có trách nhiệm phải cung cấp các quyền lợi và trợ giúp cho bên nhận quyền. Bên giao quyền: 1. Sở hữu thương hiệu 2. Cung cấp các trợ giúp: đôi khi là tài chính, quảng cáo, tiếp thị và đào tạo. 3. Nhận các phí. Bên nhận quyền: 1. Được phép sử dụng thương hiệu. 2. Mở rộng kinh doanh với sự trợ giúp của bên giao quyền. 3. Trả phí. Các loại hình nhượng quyền thương mại Có hai loại nhượng quyền thương mại chính, đó là: phân phối sản phẩm và hình thức kinh doanh. Hình thức nhượng quyền thương mại phân phối sản phẩm đơn giản là bán sản phẩm của người giao quyền và đây là mối quan hệ giữa người cung cấp và người bán hàng. Một vài nhượng quyền thương mại phân phối hàng hóa giống nhau : - Pepsi - Dầu Exxon - Công ty ô tô Ford Mặc dù nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm phần lớn tổng doanh số bán lẻ, nhưng phần lớn các nhượng quyền thương mại ngày nay là cơ hội hình thức kinh doanh. Nhượng quyền thương mại hình thức kinh doanh, mặt khác, không những chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ và thương hiệu của người giao quyền mà còn cả một phương pháp đầy đủ để điều hành một doanh nghiệp như là một cuốn cẩm nang về kế hoạch tiếp thị và hoạt động. Nhượng quyền hình thức kinh doanh là hình thức phổ biến nhất của nhượng quyền thương mại. Theo tờ báo USA Today, 10 cơ hội nhượng quyền phổ biến nhất trong lãnh vực này là: - Đồ ăn nhanh – Dịch vụ - Nhà hàng – Xây dựng – Dịch vụ kinh doanh – Bán lẻ - máy móc tự động – Dịch vụ bảo dưỡng - Bán lẻ thức ăn – Khách sạn. Những thuận lợi và bất lợi khi sở hữu một nhượng quyền Cập nhập: 3/11/2009 Rất nhiều thuận lợi và bất lợi khi sở hữu một nhượng quyền cần phải cẩn thận đánh giá trước khi quyết định mua một nhượng quyền. Những thuận lợi: - Một nhượng quyền thương mại cho phép người nhận quyền một mức độ độc lập nhất định ở nơi họ điều hành kinh doanh. - Một nhượng quyền thương mại cung cấp sản phẩm và dịch vụ đã được xác lập có nghĩa là nó đã được hưởng sự công nhận về thương hiệu rộng rãi. Điều này giúp cho bên nhận quyền thu được nhiều lời ích từ sự hiểu biết của khách hàng mà điều này phải tốn hàng năm trời mới có được. - Nhượng quyền thương mại làm tăng khả năng thành công trong kinh doanh của bạn vì bạn đang làm việc với sản phẩm và phương pháp đã được chứng minh là thành công. - Nhượng quyền thương mại có thể hấp dẫn người tiêu dùng bởi một mức độ chắc chắn về chất lượng và không thay đổi vì nó đã được ký kết bằng một hợp đồng nhượng quyền. - Nhượng quyền thương mại có thể đem đến những trợ giúp ban đầu quan trọng như: + Lựa chọn vị trí, + Thiết kế và xây dựng + Tài chính ( cho một số trường hợp ) + Đào tạo và chương trình khai trương. - Nhượng quyền thương mại còn tiếp tục các hỗ trợ sau: + Đào tạo + Tiếp thị tại địa phương và toàn quốc + Lộ trình hoạt động và các trợ giúp khác về hoạt động + Tiếp tục trợ giúp về quản lí và giám sát + Tăng sức mua và tiếp cận các phi vụ mua bán lớn ( một vài trường hợp). Những bất lợi: - Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, bên nhận quyền còn phải tra thêm phí bản quyền và phí quảng cáo. - Bên nhận quyền phải rất cẩn thận cân đối những hạn chế và trợ giúp từ bên giao quyền với khả năng sẵn có của họ để quản lí kinh doanh. - Kết quả cuối cùng là hình ảnh của cả hệ thống bị huỷ hoại nếu các bên nhận quyền hoạt động quá kém hay bên giao quyền gặp một số vấn đề phát sinh không kiểm soát được. - Điều khoản về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thường rất hạn chế, bên nhận quyền có thể ít hay không được tham gia vào điều khoản kết thúc hợp đồng. - Bên nhận quyền không được hoàn toàn độc lập. Bên nhận quyền buộc phải hoạt động kinh doanh theo qui trình và hạn chế bởi bên giao quyền theo hợp đồng nhượng quyền. Những hạn chế này thường bao gồm sản phẩm hay dịch vụ mà có thể được cung cấp, giá cả, lãnh thổ địa lý. Đối với một số người, đây là mối bất lợi nhất để trở thành bên nhận quyền. - Sở hữu một nhượng quyền cho phép bạn kinh doanh cho mình nhưng không phải bạn làm. . Nhượng quyền thương mại là gì? Chúng ta có thể đều đã nghe nói tới những hợp đồng nhượng quyền có giá trị hàng tỉ đô la. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhượng quyền thương mại là gì? Một. giao quyền. 3. Trả phí. Các loại hình nhượng quyền thương mại Có hai loại nhượng quyền thương mại chính, đó là: phân phối sản phẩm và hình thức kinh doanh. Hình thức nhượng quyền thương mại phân. Mặc dù nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm phần lớn tổng doanh số bán lẻ, nhưng phần lớn các nhượng quyền thương mại ngày nay là cơ hội hình thức kinh doanh. Nhượng quyền thương mại hình