Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
108,81 KB
Nội dung
TÂM LÝ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN I. DẪN NHẬP VỀ TÂM LÝ HỌC : Tâm lý học là một khoa học tìm hiểu về ý thức con người để biết mình biết người, để biết ứng xử cho hợp tình hợp lý, để biết sống một cách hài hòa và sung mãn, để trưởng thành tốt đẹp tùy từng lứa tuổi, và tránh được những thất bại trên đường đời. Đó cũng là một khoa học về con người với những suy tư và hành động, cảm nhận và tương tác, bên trong và bên ngòai, chiều sâu và chiều rộng. Tất cả đều được quan sát, mô tả và giải thích, đối chiếu với thực tế kinh nghiệm chung của xã hội, của nhân loại. Như thế, tâm lý chính là cuộc sống của con người với muôn hình muôn dạng, đầy bí nhiệm, rất khó khám phá và không bao giờ có thể hiểu cho trọn vẹn, bởi đối tượng của nó là con người, luôn chuyển biến, lớn lên và triển nở về thân xác lẫn tinh thần. Xin hãy luôn nhớ: bản thân mỗi người chúng ta đều từng là một trẻ vị thành niên. Vậy, xin đừng biến các trẻ vị thành niên(VTN) hay còn gọi là trẻ mới lớn hôm nay thành “những cụ non”, nghĩa là bắt các em phải rập khuôn về tâm lý theo kiểu người lớn, một điều mà ngày xưa chính chúng ta đã bực bội khó chịu và âm thầm đề kháng mỗi khi bị áp đặt! Trẻ mới lớn chuyển sang một giai đọan phát triển về thể lý và tâm lý hoàn toàn mới, với các đặc trưng khác hẳn lứa tuổi thiếu nhi trước đó. II. TRẺ MỚI LỚN THÍCH THẦN TƯỢNG HOÁ NGƯỜI KHÁC Với các em trai, có thể thần tượng là một cầu thủ bóng đá nếu các em mê chơi môn túc cầu, bản thân sẽ bắt chước lối đi bóng, đầu tóc, số áo và cả đến những sở thích nho nhỏ của cầu thủ thần tượng ấy, không những ở các mặt tốt mà luôn cả các tật xấu. Với các em gái, thần tượng lại có thể là một cô diễn viên ngôi sao, một người mẫu thời trang, một nữ ca sĩ đang nổi tiếng, Top ten trong nước hay nuớc ngoài… Và rồi, đã gọi là thần tượng, không sớm thì muộn, các em sẽ nhanh chóng thay thế bằng một thần tượng khác cùng loại hoặc chuyển hẳn sang lãnh vực khác, miễn là hợp với thị hiếu thời thượng của đám đông quần chúng, của bè bạn cùng trang lứa, và nhất là phải hợp với các sở thích cũng luôn tạm bợ, nhất thời của bản thân các em. Rõ ràng, các ấn tượng do các thần tượng ghi dấu nơi các em rất nhanh mà cũng chóng qua, cái sau chồng lấp trên cái trước, hời hợt, dễ đảo lộn. Tuy nhiên, cái còn đọng lại và đi vào tiềm thức các em thì sẽ vô cùng tai hại nếu những ấn tượng đó đã kịp ăn sâu, trở thành một kiểu ứng xử, thái độ sống, cung cách hành động, và nhất là trở thành thứ lý tưởng mẫu cho đời các em. Hiện tượng tôn sùng cá nhân là chuyện đương nhiên khó tránh khỏi cho các em một cách tiêu cực, nhưng hãy chủ động đến với các em, đáp ứng cho các em những mẫu người lớn thật sự quân bình, đáng tin cậy và có ảnh hưởng sâu xa trên các em về nhân cách. Họ vẫn luôn có đó, chung quanh và gần gũi với các em mà các em không ngờ. Nhờ vậy, dần dần các em sẽ khám phá ra nơi chính con người đó những đặc nét xứng đáng cho các em khâm phục, yêu mến và noi gương, đồng thời vẫn nhận ra họ cũng chỉ là những con người tương đối, bình thường mà vẫn không hề tầm thường, không nổi tiếng nhưng lại nhiều danh thơm tiếng tốt, đủ để cho các em hãnh diện và tự hào được làm “đệ tử”, làm “đàn em”, làm “học trò ruột” của những con người như thế trong sinh họat đời thường hằng ngày… Cũng cần lưu ý rằng: ở lứa tuổi này, các em không thích sống loanh quanh trong khung cảnh gia đình. Bóng dáng người cha, người mẹ đâm ra quá quen thuộc, và sẽ là nhàm chán nếu cha mẹ quá khó chịu mà lại mắc nhiều khiếm khuyết trước con mắt xét đoán còn ngô nghê của các em. Từ đó, chính người lớn trong gia đình đừng ngạc nhiên và rơi vào khủng hỏang khi thấy các em đâm ra lì lợm, khó bảo, thích cãi lời cha mẹ! Thay vào đó, các em bắt đầu mở rộng tình càm mình theo chiều kích xã hội để tìm kiếm những người lớn thu hút hấp dẫn hơn mà các em chỉ gặp trong một số dịp, một số giờ trong ngày, hay một số ngày trong tuần. Ở trường trung học, các em không còn học các môn với một thầy cô giáo, nhưng lại được học với nhiều thầy cô giáo khác nhau của từng môn. Các em sẽ so chiếu rất nhanh và chọn ra thầy cô nào là “thần tượng” theo tiêu chuẩn riêng của các em. Với bè bạn ngang vai, các em bắt đầu nhận thấy cần cộng tác với nhau, không chỉ trong những trò nghịch ngợm mà cả trong các việc đứng đắn nghiêm chỉnh như học tập, sinh hoạt… Tuy nhiên, ở ngưỡng cửa của một hai năm trước tuổi dậy thì, các em lại có những tham vọng riêng đôi khi khá mãnh liệt để tự khẳng định cá nhân mình, muốn mình nổi trội hơn các bạn cùng trang lứa. Do vậy mà bên cạnh các sinh họat năng động chung, các em vẫn muốn tách ra để sống với khả năng và sở thích riêng. III. TRẺ MỚI LỚN MUỐN TỰ TÌM HIỂU VỀ CHÍNH MÌNH: Đặc nét tâm lý này xem ra có vẻ đối lập mâu thuẫn với đặc nét vừa trình bày, thế nhưng, đây lại là một thực tế. Mặc dù nhìn chung, các em ở độ tuổi này vẫn còn hết sức hồn nhiên vô tư, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn, các em đang dần dần hình thành một khái niệm mơ hồ về chính bản thân. Các em rất dễ rơi vào trạng thái khi thì co rút, thủ thế, ù lì trong một thứ vỏ sò kiên cố do chính các em tự dựng lên để đối phó với tha nhân và ngoại cảnh; khi thì bùng nổ những khiêu khích, chống đối rất ngô nghê(ví dụ:dứt khoát không chịu ngủ trưa, không chịu ăn món cá, không chịu bỏ áo trong quần, không gài nút áo cổ… nếu như bị người lớn bắt buộc). Các em loay hoay bối rối tự tìm hiểu, tự bắt gặp những khoảnh khắc vô nghĩa, hụt hẫng. Tâm trạng này khiến cho những nhận định và dự tính của các em bị đảo lộn, như thể dao động từ cực này sang cực kia, mới vui đó đã thấy buồn buồn ủ dột. Nhiều lúc các em còn rơi vào mặc cảm tự ti, mất niềm tin và đau khổ khi thấy thần tượng của mình bị sụp đổ trong phút chốc. IV. TRẺ MỚI LỚN BƯỚC VÀO TUỔI DẬY THÌ : Đặc biệt đối với các em gái, ở cuối độ tuổi này, các em bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì , chuyển từ một “bé-gái-đã-lớn” thành một “thiếu-nữ-còn-nhỏ”, với những biến đổi sâu xa và mạnh mẽ về tâm sinh lý. Mặc cảm tự ti do vậy lại càng tác động dữ dội hơn nơi các em, rất dễ biến thành những cơn khủng hỏang khiến các em cau có, khó chịu, lầm lì, thích rút vào một góc riêng ngay nơi chốn đông người. Mặt khác, các em đâm ra uể oải, lười biếng, không thích làm những loại công việc đã quen thuộc nhàm chán, khi bắt buộc phải làm thì ngán ngẩm, đâm ra hồ đồ hậu đậu, dễ “hư bột hư đường”… Đối với các bạn trai đồng trang lứa, các em gái tự nhiên thấy mình lớn hơn hẳn cả về vóc dáng lẫn những suy nghĩ và sở thích, chẳng còn say mê những trò chơi nghịch ngợm con nít của lũ con trai như trước đây. Các em gái mang máng cảm nhận ra nơi bản thân mình, cái sau này sẽ được xác định là bản năng người phụ nữ trong xã hội và là thiên chức của người mẹ trong gia đình. Ở nhà, các em bắt đầu quan tâm chăm sóc đến những đứa em nhỏ hơn trong gia đình, tập tành trông coi cửa hàng nếu cha mẹ buôn bán, thích học thêu thùa may vá, bắt đầu lo việc cơm nước giặt giũ nếu như gia cảnh không còn cho phép các em vui chơi vô tư lự. Trong học tập, các em gái chịu khó chuyên cần và đương nhiên trổi vượt hơn các bạn trai, nhất là ở các môn ngọai ngữ, văn học, sử ký, địa lý và sinh vật. Nếu cho các em học các loại nhạc cụ như organ, dương cầm, đàn tranh ngay từ độ tuổi này, các em gái sẽ rất mau tiếp thu và phát triển năng khiếu nghệ thuật âm nhạc hơn các em trai. Do vậy, ở đây, ngòai những kinh nghiệm chuyên môn tâm lý, người lớn cần có những kiến thức y học, đặc biệt trong khoa sinh lý giới tính để có thể là những người tham vấn đáng tin cậy của các em trong các mặt vệ sinh thân thể, học tập và năng khiếu. Hãy giúp các em vượt qua được mọi khủng hoảng của lứa tuổi dậy thì để sau này chính các em sẽ can đảm và sáng suốt vượt qua nhiều khó khăn còn lớn hơn nữa trong cuộc đời. Xin hãy đừng để các em hụt hẫng, thiếu sự hướng dẫn nghiêm túc, khiến cho các em rơi vào tình trạng tự mình mầy mò khám phá mà tự định hình những quan niệm và mặc cảm tai hại khôn lường về tính dục. V. TRẺ MỚI LỚN ĐÁNH GIÁ NGƯỜI LỚN: Các em thường có khuynh hướng nhận định những sự việc xảy tới trong đời sống hằng ngày, đồng thời cũng thích lượng giá mọi người chung quanh một cách khá sắc bén. Đôi khi lại rất khôi hài châm biếm. Những suy nghĩ này đa phần là phiến diện và cực đoan nhưng lại không hẳn là vô căn cứ(ví dụ: hôm nay thầy hiệu trưởng cau có gắt gỏng hơn mọi ngày, chắc là thầy mới hụt trúng số… Ba mới đi hớt tóc về, sao trông ba có vẻ ngố ngố thế nào ấy… Thế là má lại mắng mình nữa rồi, đúng là má chỉ thương mấy thằng em trai của mình mà thôi… Cứ thế, các em lặng lẽ quan sát, suy luận rồi lại cũng âm thầm tự rút ra nhận xét đánh giá mà có khi chẳng bao giờ chịu phát biểu trực tiếp. Nó cứ hình thành dần nơi các em những quan niệm hoặc là quá xét nét người khác, hoặc là lại rơi vào mặc cảm tự ti hay tự tôn. Hậu quả là các em rất dễ tránh né người lớn, lủi thủi, khép kín hoặc bướng bỉnh, lì lợm, không phục thiện. Do vậy, người lớn phải cố gắng giữ cho bản thân có được một đời sống tương đối mẫu mực trong nề nếp tác phong cũng như liêm khiết trong sáng trong nhân cách luân lý. Hãy là một tấm gương soi càng ít tỳ vết càng tốt, để các em có thể soi mình, tìm được một sự quý mến, khẩu phục mà cũng tâm phục, từ đó thiết lập được một mối tương giao hai chiều trong giáo dục và huấn luyện cho các em và cho chính bản thân người lớn nữa. VI. TRẺ MỚI LỚN THÍCH LÀM NHỮNG VIỆC LỚN LAO : Trong sinh hoạt tập thể hay cộng đồng, các em thường tỏ ra uể oải lười nhác, không thích làm những việc quen thuộc và bình thường do người lớn giao cho. Nếu người lớn dùng cách thức ra lệnh để buộc các em phải làm, thì dù đã quen thạo với công việc đến đâu đi nữa, các em cũng sẽ cố tình tỏ ra thờ ơ với công việc, hoặc cố tình làm thật vụng về. Rồi khi người lớn có ý chê bai hay la rầy, các em lại cảm thấy khoái trá trong bụng, cho rằng đã thành công khi làm người lớn phải một phen bị hố, lần sau đừng có mà ép các em phải làm loại công việc ấy nữa, càng khoẻ chứ sao! Ngược lại, trước một công việc thật sự mới lạ , hứa hẹn nhiều khó khăn và đòi hỏi trách nhiệm cao, thì dù chưa biết cách phải làm thế nào, chưa quen thao tác gì cả, các em cũng sẽ phấn khởi tình nguyện nhận ngay công việc đó, sau đó, bằng mọi giá các em sẽ học hỏi cách thức làm thật mau lẹ, lại còn nẩy thêm nhiều sáng kiến. Và như thế, các em sẽ hoàn thành công việc hết sức tốt đẹp, vượt trên mọi dự đoán của người lớn. Riêng đối với các em nam, dường như các em càng cảm thấy được khích lệ hăng hái nếu như các em tưởng tượng ra thêm, một cách hơi cường điệu về công việc vốn dĩ thật bình thường đơn giản, khoác lên cho nó một tầm vóc quảng đại phi thường, đầy hy sinh lớn lao, hay hết sức anh hùng hào hiệp. Các em trai hình dung mình là một thứ “anh hùng”, dám can trường đứng ra đương đầu giải quyết những chuyện tầy đình mà cả đến người lớn cũng còn phải cân nhắc e dè mới dám nhận dám làm ! Cũng đừng quên là các em sẽ tỏ ra hãnh diện tự hào ghê lắm, [...]... em nam, cần biết định hướng một cách khéo léo, vận dụng và chuyển hóa các “năng lượng thặng dư” cũng như những đặc nét tâm lý của các em vào việc “khai phá” đầy lý thú mà vẫn đồng thời “giúp ích” cho bản thân các em, cho mọi người chung quanh và cho cả cộng đồng xã hội Cần phải hình thành dần dần nơi các em bản phác họa cho một mẫu người đàn ông đầy nam tính trong tương lai, lịch sự, quả cảm, thông... giáo sẽ vừa là người chị, người bạn, lại vừa là một người mẹ của các em gái, tạo sự đồng cảm trong cùng giới phụ nữ, chia sẻ một cách tế nhị và chân thành những kinh nghiệm cụ thể đời thường của chính bản thân cho các em, nhất là về mặt sinh lý và tâm lý Các thầy giáo phải biết giới hạn về phái tính của mình để kiềm chế, không ở quá xa một cách nghiêm khắc lạnh lùng, nhưng cũng không ở quá gần, dễ... quan tâm đối với các em trong tương lai sẽ là thế hệ kế thừa của mình, mà ngược lại, còn trực tiếp hoặc gián tiếp làm hỏng các em ngay trong gia đình, ở trường học, nơi đường phố và cả ngoài xã hội Do vậy, gánh nặng trách nhiệm của những người lớn còn quan tâm thao thức đến việc giáo dục và huấn luyện nhân cách cho các em lại càng hết sức lớn lao và hệ trọng, nhất là trong giai đoạn cuối của tuổi vị thành. .. giao với mọi người, cho dù các liên hệ này cũng sẽ chóng qua đi, phai nhạt dần với thời gian, hoặc rất mong manh, khó lưu tồn đến khi các em trưởng thành, chỉ cần một xích mích nhỏ là đổ vỡ ngay, và sẽ còn là những kỷ niệm nhẹ nhàng man mác của một thời niên thiếu học trò Do vậy, cha mẹ, thầy cô giáo khi đối diện với các em phải hết sức năng động mà kiên nhẫn, quyết đoán mà dịu dàng, cương nghị mà... những lời nói khích lệ suông, những bài học đạo đức “chay”, miễn là đừng đẩy các em đi quá xa mà rơi vào thói kiêu căng hợm hĩnh hết sức tai hại cho nhân cách các em sau này VII TRẺ MỚI LỚN RẤT THÍCH SỐNG HƯỚNG NGOẠI : Đối với các trẻ 14,15 tuổi, không gian và bầu khí trong gia đình dường như quá chật chội và ngột ngạt, quen thuộc đến nhàm chán, không còn gợi ra được những trò chơi hấp dẫn cho đám bạn... viên, và có khi ngay trên lòng lề đường phố nữa Với các em nam, thanh quản bắt đầu thay đổi làm cho vỡ tiếng, giọng đang trong trẻo như “thiên thần” bỗng trở nên ồ ồ trầm đục như đàn ông Ở các ban tốp ca, các em thấy mình đâm ra “phá bè”, nếu có ai lỡ miệng gọi đùa là giọng “vịt đực” thì các em rất dễ nổi xung vì tự ái, lẳng lặng bỏ ra với một tổn thương sâu xa Trong học tập, các em nam cũng gặp trở... Riêng với các em gái, vấn đề có khác đi, cũng hướng ngoại nhưng là cái hướng ngoại trong tâm tưởng Kể ra thì các em gái ngại ra khỏi nhà, xa khung cảnh quen thuộc của gia đình, hơn nữa, dẫu sao các em cũng tương đối đã khá lớn để có những bổn phận và công việc riêng phải làm ở nhà sau khi đi học về Thế nhưng, tâm hồn các em thì lại “bay” đi rất xa Các em thích viết nhật ký, thích chép lại các bài thơ... không chỉ “galăng” hời hợt bên ngoài Đối với các em nữ, tuổi dậy thì sẽ qua đi, để chuẩn bị chu đáo cho các em bước vào tuổi thiếu nữ, người lớn cần hết sức nâng niu cẩn trọng, giúp đỡ các em sớm trưởng thành để tự tin, sáng suốt, không bị rơi vào cạm bẫy của xã hội đang ngày càng tục hóa, đầy cám dỗ về danh vọng, tiền bạc và sắc dục Cái tích cực hơn nữa là khích lệ các em nữ vừa triển nở nhân cách và... gánh nặng trách nhiệm của những người lớn còn quan tâm thao thức đến việc giáo dục và huấn luyện nhân cách cho các em lại càng hết sức lớn lao và hệ trọng, nhất là trong giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên VIII KẾT LUẬN Đức Khổng Phu Tử, tuy đã rất cổ xưa nhưng lại không hề lạc hậu đã nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” nghĩa là “diều gì chúng ta không muốn người khác làm cho mình thì cũng đừng làm... Để tích cực, chủ động và hướng thượng hơn nữa, phải nói thêm một cách cụ thể, xứng hợp với vấn đề giáo dục vừa trao đổi, đó là: Điều gì chúng ta đã từng muốn người lớn làm cho mình lúc chúng ta còn là trẻ em, thì chúng ta cũng hãy làm tất cả những điều ấy một cách tận tụy ân cần cho các em hiện còn đang nằm trong vòng tay giáo dục yêu thương của chúng ta . từng là một trẻ vị thành niên. Vậy, xin đừng biến các trẻ vị thành niên( VTN) hay còn gọi là trẻ mới lớn hôm nay thành “những cụ non”, nghĩa là bắt các em phải rập khuôn về tâm lý theo kiểu. TÂM LÝ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN I. DẪN NHẬP VỀ TÂM LÝ HỌC : Tâm lý học là một khoa học tìm hiểu về ý thức con người để biết mình biết người, để biết ứng xử cho hợp tình hợp lý, để biết. kháng mỗi khi bị áp đặt! Trẻ mới lớn chuyển sang một giai đọan phát triển về thể lý và tâm lý hoàn toàn mới, với các đặc trưng khác hẳn lứa tuổi thiếu nhi trước đó. II. TRẺ MỚI LỚN THÍCH THẦN