Đề THI HọC SINH GiỏI thcs vòng 2 Năm học 2007 2008 MÔN: SINH HọC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (1,0 điểm) 1. Căn cứ vào đâu mà Menđen không tin vào quan niệm đơng thời là di truyền hoà hợp (các tính trạng không trộn lẫn vào nhau) và khi ông thí nghiệm lại hai cặp tính trạng cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau? 2. Theo Men đen cơ chế di truyền các tính trạng là gì? Giải thích tại sao trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng, F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 trội : 1 lặn Câu II: (1,5 điểm) 1. Tại sao nói: nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tợng di truyền ở cấp tế bào? 2. Nếu biết một loài có n = 23. Hãy xác định: Bộ nhiễm sắc thể của loài; tên loài; Loài này là lỡng tính hay đơn tính? Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong tế bào các cơ thể khác giới (nếu loài đơn tính); Số nhóm gen liên kết của loài. Câu III: (1,0 điểm) 1. Đặc điểm cấu tạo hoá học cơ bản của AND. Vì sao AND có tính đa dạng và đặc thù? 2. Tại sao chiều dài của AND gấp hàng trăm nghìn lần chiều dài của tế bào mang nó nhng AND vẫn nằm gọn trong nhân tế bào? Câu IV: (1,5 điểm) 1. Thế nào là đột biến? Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, trong các dạng đó dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao? 2. Hãy nêu các đặc điểm giống nhau của bệnh bạch tạng với bệnh câm điếc bẩm sinh. Câu V: (1,0 điểm) Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tợng u thế lai? Ngời ta có sử dụng cơ thể lai F 1 để làm giống không? Vì sao? Câu VI: (1,0 điểm) Nguyên nhân, ý nghĩa hiện tợng tỉa cành tự nhiên của những cây sống trong rừng Câu VII: (3,0 điểm) Bài tập 1: (1,0 điểm) Trong tế bào lỡng bội của ngời có khoảng 6,4 x 10 9 cặp nucleôtít. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể của ngời là 6 micromet thì tỉ lệ cuộn chặt của AND so với chiều dài kéo thẳng là bao nhiêu? Bài tập 2 (1,5 điểm) Ruồi giấm gen D quy định đốt thân dài, gen d quy định đốt thân ngắn. Cho một cặp ruồi giấm giao phối với nhau đợc F 1 có 50% đốt thân ngắn, 50% đốt thân dài a. Biện luận và lập sơ đồ lai. b. Nếu cho F 1 tạp giao thì sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối và tỉ lệ của mỗi kiểu giao phối là bao nhiêu phần trăm? Bài tập 3: (0,5 điểm) Chiều dài của gen cấu trúc là bao nhiêu mới đủ mã quy định sự tổng hợp một Prôtêin có 158 axit amin? Tính khối lợng của gen HƯƠNG DÂN CHÂM THI HOC SINH GIOI VONG 2 NĂM HOC: 2007 2008 Câu I: (1điểm) - Căn cứ vào kết quả thí nghiệm khi lai một cặp tính trạng F 1 đều mang tính trạng trội và tính trạng lặn lại xuất hiện ở F 2 giúp Men đen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau nh quan niệm đơng thời. -Căn cứ vào kết quả thí nghiệm khi lai hai cặp tính trạng tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F 2 chính bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó, cụ thể: Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn = 9/16 Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x 1/4 trơn = 3/16 Hạt xanh, trơn = 1/4 vàng x 3/4 trơn = 3/16 Hạt xanh , trơn = 1/4 vàng x 1/4 trơn = 1/16 Từ đó Men đen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau -Theo Men đen cơ chế di truyền tính trạng chính là sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp chúng trong quá trình thụ tinh. -Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng, các cơ thể F 1 chứa 2 nhân tố di truyền Aa đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1 A: 1a. Sự tổ hợp các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ kiểu hình ở các cơ thể F 2 là 1AA : 2Aa : 1aa Trong đó các nhân tố di truyền trội A át hoàn toàn các nhân tố di truyền lặn a nên các tổ hợp AA và Aa có cùng kiểu hình trội, tổ hợp aa có kiểu hình lặn. Vì vậy F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 trội : 1 lặn. Câu II: (1,5 điểm) Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tợng di truyền ở cấp độ tế bào vì: a. NST là cấu trúc mang gen, gen có chức năng di truyền xác định -> nhiễm sắc thể mang thông tin di truyền đặc trng cho loài. b. NST có khả năng biến đổi gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền c. NST mang gen có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của AND dẫn đến sự tự nhân đôI của NST thông qua đó các gen mang thông tin di truyền đợc sao chép lại qua các thế hệ tế bào. Nếu biết một loài có n = 23. Ta có thể xác định đợc: Bộ nhiễm sắc thể lỡng bội của loài 2n = 46 Tên loài: loài ngời. Loài này đơn tính Ký hiệu bộ nhiễm sắc thể trong tế bào ở cơ thể đực (nam) là 44A + XY Ký hiệu bộ nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể cái (nữ) là 44A + XX Số nhóm gen liên kết của loài: 23 Câu III: (1,0 điểm) Đặc điểm cấu tạo hoá học cơ bản của AND: - AND là axit nuclêic - AND thuộc loại đại phân tử - AND cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X - Chính trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít đã làm cho AND có tính đa dạng. Do thành phần, số lợng và trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít đã làm cho AND có tính đặc thù - Chiều dài của AND gấp hàng nghìn lần chiều dài của tế bào mang nó (khi AND ở dạng cấu trúc bậc 2) nhng AND vẫn nằm gọn trong nhân tế bào là nhờ những cấu trúc bậc cao hơn trong tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên nhiễm sắc thể. Câu IV: (1,5 điểm) 1) Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền dẫn đến sự biến đổi đột ngột ở kiểu hình - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể - Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn - Trong các dạng đó, dạng mất đoạn gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Vì NST là cấu trúc mang gen nằm trên đoạn NST đó. Gen quy định các tính trạng, mất gen mất đi các tính trạng do gen đó quy định, vì vậy sinh vật bị giảm sức sống hoặc chết. 2) Các đặc điểm di truyền giống nhau của bệnh bạch tạng với bệnh câm điếc bẩm sinh là : - Đều là đột biến gen lặn - Đều là các bệnh di truyền - Đều biểu hiện các rối loạn sinh lí bẩm sinh Câu V: (1,0 điểm) Ưu thế lai: là hiện tợng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trởng tốt hơn, phát triển nhanh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vợt trội cả 2 bố mẹ -Nguyên nhân của hiện tợng u thế lai là do có sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F 1 -Căn cứ vào hình thức sinh sản của cơ thể lai F 1 ngời ta quyết định có sử dụng u thế lai để làm giống không. Nếu + Cơ thể lai F 1 chỉ có khả năng sinh sản hữu tính thì ngời ta không dùng cơ thể lai F 1 để làm giống vì các thế hệ sau có sự phân li dẫn đến xuất hiện các gen lặn có hại (thoái hoá) + Cơ thể lai F 1 có khả năng sinh sản vô tính thì ngời ta có thể dùng cơ thể lai F 1 để làm giống bằng cách giâm, chiết, ghép cành vì bản chất của sinh sản vô tính là nguyên phân, các thế hệ sau đợc tạo ra có kiểu gen giống hệt kiểu gen trong cơ thể mẹ Câu VI: (1,0 điểm) - Nguyên nhân hiện tợng tỉa cành tự nhiên của những cây sống trong rừng là do các cành cây ở phía dới tiếp nhận đợc ít ánh sáng nên quang hợp kém, sự tổng hợp chất hữu cơ ít, lợng chất hữu cơ tích luỹ không bù đủ năng lợng tiêu hao do hô hấp, khả năng lấy nớc kém nên các cành bên dới bị khô héo dần, rụng sớm. - ý nghĩa hiện tợng tỉa cành tự nhiên các cành bên dới bị khô héo dần, rụng sớm tạo điều kiện cho chất dinh dỡng tập trung vào thân chính giúp cây vơn cao lên nhận đợc ánh sáng cho cây quang hợp Câu VII: (3,0 điểm) Bài tập 1: (1,0 điểm) Tổng chiều dài các AND trong tế bào lỡng bội của ngời là: 6,4 x 10 9 x 3,4 = 21,76 . 10 9 (A 0 ) Chiều dài trung bình của mỗi AND của ngời là: 21,76.10 9 : 46 = 47,3.10 7 (A 0 ) Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể của ngời là: 6 micrômet = 6.10 4 (A 0 ) Tỷ lệ cuộn chặt của AND so với chiều dài kéo thẳng là: 47,3.10 7 (A 0 ) : 6.10 4 (A 0 ) = 7884 (lần) Bài tập 2: (1,5 điểm) Theo bài ra, ta có gen D quy định đốt thân dài Gen d quy định đốt thân ngắn Một cặp ruồi giấm giao phối với nhau đợc F 1 có 50% đốt thân ngắn, 50% đốt thân dài. Vởy đốt thân dài là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng đốt thân ngắn a)Biện luận và lập sơ đồ lai: Tỉ lệ F 1 có 50% đốt thân ngắn : 50% đốt thân dài = 1:1 (giống tỉ lệ phép lai phân tích) Vì vậy P có: - Một cơ thể là ruồi dị hợp tử Dd (đốt thân dài) - Một cơ thể là ruồi đồng hợp tử dd (đốt thân ngắn) Sơ đồ lai: P: Dd (đốt thân dài) x dd (đốt thân ngắn) G P D, d d F 1 Dd, dd Kết quả: - kiểu gen: 50% Dd : 50% dd -kiểu hình: 50% đốt thân dài : 50% đốt thân ngắn b) Nếu cho F 1 tạp giao thì sẽ có 3 kiểu giao phối là: Dd (đốt thân dài) x Dd (đốt thân dài) Dd (đốt thân dài) x dd (đốt thân ngắn) dd (đốt thân ngắn) x dd (đốt thân ngắn) Tỉ lệ phần trăm của mỗi kiểu giao phối là: Cơ thể đực Dd đốt thân dài Dd đốt thân dài dd đốt thân ngắn dd đốt thân ngắn Cơ thể cái Dd đốt thân dài dd đốt thân ngắn Dd đốt thân dài dd đốt thân ngắn Tỉ lệ 25% 25% 25% 25% Tổng tỉ lệ: Dd (đốt thân dài) x Dd (đốt thân dài) : 25% Dd (đốt thân dài) x dd (đốt thân ngắn) : 50% dd (đốt thân ngắn) x dd (đốt thân ngắn) : 25% Bài tập 3: (0,5 điểm) Một prôtêin có 158 axit amin cần : 158 + 2 = 160 (bộ 3 mã hoá) Vì vậy chiều dài của gen cấu trúc quy định sự tổng hợp prôtêin trên phải là: 160 x 3 x 3,4 = 1632 (A 0 ) Khối lợng của gen đó: - Số nuclêôtít của gen là : 160 x3 x2 = 960 (Nu) - Khối lợng của gen là : 960 x 300 = 288000 (đ.v.c) . Đề THI HọC SINH GiỏI thcs vòng 2 Năm học 20 07 20 08 MÔN: SINH HọC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (1,0 điểm) 1. Căn cứ vào đâu mà Menđen không tin vào quan. CHÂM THI HOC SINH GIOI VONG 2 NĂM HOC: 20 07 20 08 Câu I: (1điểm) - Căn cứ vào kết quả thí nghiệm khi lai một cặp tính trạng F 1 đều mang tính trạng trội và tính trạng lặn lại xuất hiện ở F 2 . thành nó, cụ thể: Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn = 9/16 Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x 1/4 trơn = 3/16 Hạt xanh, trơn = 1/4 vàng x 3/4 trơn = 3/16 Hạt xanh , trơn = 1/4 vàng x 1/4 trơn = 1/16 Từ