Giảm nám sau sinh Không ít chị em khổ sở vì những vết nám xuất hiện trong lúc mang thai và vẫn "lì" sau khi sinh. Làm thế nào để cải thiện? Nám là một bệnh ngoài da gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có liên quan rõ đến nội tiết. Người ta nhận thấy vết nám thường sậm màu hơn trước khi có kính và trong lúc mang thai. Nhiều chị em bình thường có làn da trắng trẻo nhưng trong thai kì lại bị nám dù ít khi đi nắng cũng như không sử dụng mỹ phẩm. Nám da trong thai kì có thể gặp trong 30 -50% các trường hợp, do ảnh hưởng từ sự thay đổi nội tiết tố trên những tế bào sắc tốc của da. Về hình thái thì nám trong lúc có thai cũng giống như nám ở người bình thường, càng ra nắng thì nám càng đậm thêm. Tuy nhiên, ngoài nám ở mặt, thai phụ còn kèm thêm tình trạng tăng sắc tố ở núm vú, rốn, nách và đường trắng giữa của bụng. Đa phần các biểu hiện này sẽ thuyên giảm dần sau khi sinh, khi hoạt động của buồng trứng dần dần bình thường trở lại. Để vết nám cải thiện nhanh chóng, trả lại nét thẩm mỹ cho làn da của mình, chị em cần thực hiện một số việc sau đây: - Tích cực tránh nắng, việc dùng thuốc chống nắng rất cần thiết trong lúc trị nám lẫn cả sau khi vết nám đã thuyên giảm nhiều nhằm mục đích ngăn ngừa nám tái phát trở lại đậm hơn. Không những thế, tránh nắng còn là cách giữ cho da trẻ lâu. - Để bảo vệ tránh bức xạ một cách hoàn hảo, điều quan trọng với các chất chống nắng cao (SPF từ 30 trở lên) mà còn chứa chất chống tia UV-A- được thể hiện bằng con số PA. Kem chống nắng được thoa 30 phút trước khi đi nắng và lặp lại sau khi đổ mồ hôi nhiều hoặc khi xuống nước làm chúng bị trôi đi. - Sử dụng các biện pháp làm nhạt, màu vết nám như thoa một số chất, làm laser, thực hiện các biện pháp chăm sóc da hỗ trợ như điện chuyển ion giúp đưa vitamin C vào da, đắp mặt nạ có chất tẩy trắng, massage thư giãn Khác với lúc mang thai, khi mà sự an toàn của em bé trong bụng mẹ được đặt lên hàng đầu thì giai đoạn sau sinh là lúc chị em có thể dùng các biện pháp vật lí hay hóa học để cải thiện độ đậm của các vết nám. Việc lựa chọn biện pháp vật lí (làm laser, lột da, mài da ) hay hóa học (dùng thuốc bôi lên da) sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của vết nám (nông hay sâu, ít hay nhiều), loại da của bạn, điều kiện kinh tế Đối với các thuốc thoa lên vết nám (hydroquinone, acid azelaic, vitamin C, acid kozic, glutathione, glabridine, licorice ) có thuốc có thể dùng khi cho con bú và có thuốc thì không. Các thầy thuốc chuyên khoa da sẽ tư vấn cho bạn những điều này. Tránh những việc có thể làm vết nám tệ hơn như tự lột da hoặc sử dụng các kem không rõ nguồn gốc để tẩy trắng da. Bạn cũng cần lưu ý một số các sản phẩm có mùi thơm, một số thuốc uống hoặc thuốc thoa có thể làm tăng sự nhạy cảm của da với nắng, từ đó phát sinh vết nám mới hoặc làm vết nám cũ đậm lên. Bổ sung một cách đều đặn, đầy đủ vitamin C và các chất chống oxy hóa trong khẩu phần ăn của mình như một biện pháp làm đẹp cho da từ bên trong. Stress luôn hiện hữu quanh ta, là kẻ thù của sức khỏe và sự trẻ đẹp. Stress cũng là một nguyên nhân gây nám. Do đó, chị em cần chăm sóc và gần gũi với chồng con, gìn giữ cho mái ấm gia đình thực sự ấm, cân đối giữa công việc với vui chơi giải trí cũng là những cách stress hiệu quả của chị em mình. . Giảm nám sau sinh Không ít chị em khổ sở vì những vết nám xuất hiện trong lúc mang thai và vẫn "lì" sau khi sinh. Làm thế nào để cải thiện? Nám là một. hiện một số việc sau đây: - Tích cực tránh nắng, việc dùng thuốc chống nắng rất cần thiết trong lúc trị nám lẫn cả sau khi vết nám đã thuyên giảm nhiều nhằm mục đích ngăn ngừa nám tái phát trở. giữa của bụng. Đa phần các biểu hiện này sẽ thuyên giảm dần sau khi sinh, khi hoạt động của buồng trứng dần dần bình thường trở lại. Để vết nám cải thiện nhanh chóng, trả lại nét thẩm mỹ cho