Tại sao nữ sinh luôn qua mặt nam sinh? Tại sao các bé gái luôn thành công hơn các bé trai trong việc học hành? Cho dù đó là tại châu Âu hay rộng hơn là trong 30 quốc gia thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nữ sinh luôn tốt nghiệp trung học và đại học nhiều hơn nam sinh và cũng ít thất bại hơn trong học tập. Chỉ có một chi tiết nhỏ: theo một điều tra của Chương trình quốc tế về theo dõi thành tích của học sinh, nữ sinh hoàn toàn vượt trội hơn nam sinh trong các môn đọc hiểu, nhưng tỏ ra yếu hơn về toán học. Từ đó, các bé gái ít chọn các ngành khoa học như toán, khoa học tự nhiên hay kỹ sư hơn. Vậy phải chăng các bé gái đã có sẵn những khả năng thiên phú giúp chúng học tập tốt hơn nam? Vào giữa thế kỷ 19, bác sĩ giải phẫu và là nhà nhân loại học nổi tiếng Paul Broca đã giả định rằng “não của phụ nữ khá nhỏ là do thể hình nhỏ nhắn và trí tuệ thua kém của họ”. Từ đó, nhiều nhà thần kinh học đã cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của bộ não vốn mang lại sự khác biệt giữa hai giới. Chuyên gia sinh lý thần kinh Catherine Vidal và là giám đốc nghiên cứu của viện Pasteur Pháp đã công bố tất cả các nghiên cứu về lĩnh vực này. Theo một thí nghiệm vào năm 1995, năng lực về ngôn ngữ vượt trội của phụ nữ được giải thích ở việc phụ nữ huy động cả hai bán cầu đại não của họ, trong khi nam giới chỉ sử dụng có một. Những nghiên cứu về sau đã chứng minh giả thiết này là đúng. Một ví dụ khác vào năm 1982, các chuyên gia giải phẫu học đã từng quan sát bó sợi thần kinh nối hai bán cầu não của nữ giới lớn hơn ở phái nam. Song, nhận định này không được các nghiên cứu vĩ mô hơn công nhận. Bà Catherine Vidal giải thích: “Khả năng sinh học của não hoàn toàn giống nhau ở hai phái, và bé trai và bé gái đều có những khả năng tiếp thu như nhau. Song, sự khác nhau nằm ở bối cảnh văn hoá xã hội và thái độ cư xử mà chúng trải qua”. Khi mới sinh, chỉ có 10% trong tổng số các tế bào thần kinh (neuron) được kết nối với nhau, 90% còn lại sẽ được kết nối sau này qua các khớp nối thần kinh được hình thành để thích ứng với môi trường sống, mối quan hệ xã hội, văn hoá và gia đình. Bà Catherine Vidal nói tiếp: “Trong quá trình lớn lên và phát triển khả năng tâm lý của mình, trẻ em sẽ học được cách tự xác định mình là nam hay nữ”. Christian Baudelot và Roger Establet, hai chuyên gia xã hội học về giáo dục đã phân tích các đối tượng theo luận cứ này. Ngay từ năm 1992, họ đã đưa ra nhận định rằng các hình thái truyền thống của việc định hướng cho bé gái hội nhập vào cộng đồng xã hội tỏ ra phù hợp hơn với những tiêu chí mà nhà trường mong đợi. Christian Baudelot khẳng định: “Ngày nay, việc giáo dục các bé gái vẫn còn đặt trên nền tảng của sự dễ bảo, ngoan ngoãn, theo nghĩa là khả năng tiếp nhận, lắng nghe”. Mặt khác, các bé gái thường được ưu tiên hưởng từ bố mẹ một sự “quan tâm lo lắng” chu đáo hơn, trong khi các bé trai thường không có được đặc ân đó, mà thường là chúng phải tự hoàn thiện mình ở những môi trường không phải trường học và theo tiêu chí của những giá trị rất khác nhau nhưng được xem là rất “nam tính”. Hai nhà xã hội học trên đã nói rõ: “Cách ứng xử văn hoá mà các bé trai được thụ hưởng nhấn mạnh vào tính cách anh hùng, bạo lực và ra oai để chứng tỏ sức mạnh, và tất cả những thái độ sống đó đã đặt chúng vào một tâm lý không mặn mà lắm với không khí trường lớp, một môi trường có vẻ như quá nghiêm khắc”. Hơn nữa, các giáo viên đa phần là nữ nên các bé gái có vẻ như dễ dàng tự “định hình” mình hơn trong môi trường học đường. Sau này, Christian Baudelot và Roger Establet đã phân tích vấn đề một cách sinh động hơn và đúc kết rằng các bé gái không chỉ được đào luyện theo hướng học tập, mà chúng còn tích cực và năng động hơn trong việc học. Nhà trường chính là nơi mà nữ sinh, từ rất sớm, đã học được kinh nghiệm là chúng có thể phấn đấu để trở nên ngang bằng, tức bình đẳng, thậm chí vượt trội hơn các nam sinh. Quả vậy, nữ sinh tỏ ra thích thú hơn nam sinh trong các hoạt động văn hoá truyền thống. Theo các dữ liệu thống kê từ OECD, 51% nữ sinh trong độ tuổi 15 ít nhất mỗi tháng đọc được một quyển sách, trong khi tỷ lệ đó ở nam sinh là 37%. Mặt khác, không như trước đây, ngày nay bố mẹ thường định hướng cho các bé gái phải trở nên độc lập hơn. Nhà xã hội học và cũng là giám đốc nghiên cứu của trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) Catherine Marry đã giải thích: “Các bé gái ý thức được rằng học tập chính là yếu tố quan trọng nhất để nữ giới được bình đẳng hơn trong xã hội. Sự thành công của chúng cũng là một biểu hiện sinh động mang tính thời đại và theo đà tiến của xã hội. Ngày nay, bố mẹ vẫn quan tâm và mong đợi sự thành đạt trong học tập của cả hai giới, nhưng định hướng cho chúng thì khác nhau ở nam và nữ”. Cuối cùng vẫn là việc nữ sinh thường tỏ ra thua kém nam sinh về các môn khoa học. Tại sao? Chuyên gia Catherine Marry nhận xét: “Học sinh nữ bị ám ảnh bởi hình thái xã hội về nghề nghiệp, do đó các em thường thiên về các ngành nghề nào được xã hội cho rằng phù hợp với tính cách của phái nữ, và còn có cả những ánh mắt xoi mói của người khác nữa”. Và bà cũng nghiên cứu kỹ những trường hợp thành công về khoa học tự nhiên của phái nữ và kết luận rằng những trường hợp đó xuất phát từ một định hướng hoặc tự định hướng đặc biệt từ môi trường gia đình: “Các nữ sinh này thường có mẹ là những người làm công tác khoa học, ví dụ như giáo viên dạy toán chẳng hạn, và chúng cũng có ý thức muốn có một học thức và vị trí ngang bằng với anh trai, kể cả với bố sau này”. . Tại sao nữ sinh luôn qua mặt nam sinh? Tại sao các bé gái luôn thành công hơn các bé trai trong việc học hành? Cho dù đó là tại châu Âu hay rộng hơn là. chúng thì khác nhau ở nam và nữ . Cuối cùng vẫn là việc nữ sinh thường tỏ ra thua kém nam sinh về các môn khoa học. Tại sao? Chuyên gia Catherine Marry nhận xét: “Học sinh nữ bị ám ảnh bởi hình. thậm chí vượt trội hơn các nam sinh. Quả vậy, nữ sinh tỏ ra thích thú hơn nam sinh trong các hoạt động văn hoá truyền thống. Theo các dữ liệu thống kê từ OECD, 51% nữ sinh trong độ tuổi 15 ít