Hiểu về khuyết tật tim bẩm sinh ppsx

9 349 0
Hiểu về khuyết tật tim bẩm sinh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiểu về khuyết tật tim bẩm sinh Đáng lẽ đó là thời gian hạnh phúc nhất trong đời bạn. Song thay vì thế, trái tim bạn lại tan vỡ. Bạn vừa mới biết rằng con bạn có vấn đề về tim. Ðiều đó đã xảy ra như thế nào? Bé có bị đau không? Tương lai của bé sẽ ra sao? Trước tiên đừng tự trách mình. Khuyết tật tim bẩm sinh xuất hiện ở 1/125 trẻ sinh sống. Tiền sử gia đình và nhiễm một số loại virus trong khi mang thai có thể là nguyên nhân. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, các bác sĩ cũng không biết chính xác nguyên nhân khiến tim phát triển không bình thường. Thứ hai, đau thường ít gặp. Nhiều trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim bẩm sinh không có triệu chứng. Một số khuyết tật tim bẩm sinh gây ngủ nhiều hoặc thở nhanh. Một số khác khiến trẻ nhanh mệt khi ăn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ không có cảm giác gì khác so với trẻ bình thường. Cuối cùng, có nhiều khả năng là tương lai của trẻ vẫn rất sáng sủa. Hầu hết khuyết tật tim bẩm sinh có thể được chữa trị hoặc cải thiện bằng phẫu thuật. Nhiều trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh vẫn sống lâu và khoẻ mạnh. Thách thức trước mắt của bạn là phải hiểu được ý nghĩa của những thông tin mà các bác sĩ chia sẻ với bạn. Hình dung về quả tim và hiểu biết về cách hoạt động của nó sẽ giúp bạn định hướng con đường đi trước mắt. Tim và cơ chế hoạt động của tim Tim có thể được coi một cách khá đơn giản là một túi cơ chia làm 4 buồng - 2 buồng trên và 2 buồng dưới. Vách ngăn là một bức tường chia bên trái và bên phải. 2 buồng trên là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. 2 buồng dưới là tâm thất trái và tâm thất phải. Chức năng của tim là bơm máu, chủ yếu nhờ cơ rất khoẻ. Những cơ này co bóp 120-150 lần/phút ở trẻ sơ sinh. Hãy thử co duỗi cánh tay trong một phút và bạn sẽ hình dung được nhu cầu của quả tim. Ðể bơm máu chảy theo đúng hướng, các van hoạt động như những cổng một chiều ở chỗ mở của buồng tim. Ðể hiểu được cơ chế hoạt động của tim, hãy theo dõi đường đi của máu trong một trái tim bình thường. Máu từ cơ thể trở về tim qua tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải. Khi tâm nhĩ phải co, máu chảy qua van 3 lá xuống tâm thất phải. Khi tâm thất phải co, máu được tống vào động mạch phổi tới phổi. Ở phổi, máu lấy oxy cần thiết cho cơ thể. Từ phổi, điểm dừng tiếp theo là tâm nhĩ trái, và sau đó qua van 2 lá xuống tâm thất trái. Cuối cùng, máu chứa oxy ra khỏi tim qua một mạch máu lớn khác gọi là động mạch chủ. Ðộng mạch chủ và các nhánh của nó cung cấp máu giàu oxy cho mọi bộ phận của cơ thể. Giản đồ dòng chảy của máu này làm sáng tỏ một số điểm quan trọng sau: - Dòng máu bình thường qua tim là một chiều - Máu cần chuyển từ tim đến phổi và sau đó quay trở lại tim - Máu tim phải ít oxy; máu ở tim trái giàu oxy Những gì có thể phát triển không đúng? Tim được tạo thành trong 8 tuần đầu của bào thai. Khuyết tật có thể xảy ra ở buồng tim, van tim hoặc mạch máu ra khỏi tim. Những khuyết tật này có thể gây : - Trộn lẫn giữa máu ở tim trái với máu ở tim phải - Nghẽn hoặc tắc dòng máu - Mạch máu ra khỏi tim có vị trí bất thường - Kết hợp những vấn đề trên Có trên 35 loại khuyết tật tim bẩm sinh hay gặp. Một số khuyết tật không cần điều trị. Một số khác cần được mổ ngay. Dưới đây là một số loại khuyết tật tim bẩm sinh. Có lỗ thông trong tim Một số khuyết tật có thể coi là lỗ thông ở vách ngăn tim hoặc đường thông giữa các mạch máu lớn ra khỏi tim. Những lỗ thông này cho phép máu giàu oxy và nghèo oxy trộn lẫn vào nhau. Nếu lỗ thủng rộng và máu bị trộn lẫn nhiều, da trẻ hoặc vùng dưới móng tay có thể bị tím nhẹ. Thông liên thất (VSD) Ðôi khi được gọi là VSD, là lỗ thông ở vách ngăn giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Máu chảy từ tâm thất trái sang tâm thất phải. Ðiều này làm cho tim phải làm việc vất vả hơn, chuyển nhiều máu hơn đến phổi và có thể gây tăng áp lực máu ở phổi. Các thông liên thất nhỏ có thể đóng mà không cần điều trị. Khuyết tật lớn hơn cần phải phẫu thuật. Thông liên nhĩ (ASD) Ðôi khi được gọi là ASD, là lỗ thông ở vách ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Lỗ thông cho phép máu chảy từ tâm nhĩ trái sang tâm nhĩ phải. Tương tự như thông liên thất, tim phải phải chịu thêm gánh nặng đo phải đưa lượng máu thừa này tới phổi. Có thể phẫu thuật hoặc đặt ống thông để điều trị khuyết tật này. Còn ống động mạch Ðôi khi được gọi là PDA, khiến tim làm việc quá tải và có thể dẫn đến suy tim. Trước khi sinh, phổi của thai nhi không hoạt động. Ống động mạch là đường nối thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi cho phép máu của thai nhi không đi qua phổi. Khi trẻ bắt đầu thở, đường thông này cần phải đóng lại. Ở hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra một vài giờ sau khi sinh. Nếu không, máu giàu oxy dùng cho cơ thể sẽ trực tiếp quay lại phổi. Trước kia thường phải phẫu thuật để đóng ống thông này, nhưng hiện nay trẻ có thể được dùng thuốc để đóng ống động mạch. Tắc dòng máu Khi mạch máu hoặc van tim bị hẹp, tim phải làm việc vất vả hơn để đẩy máu đi qua. Hãy hình dung bạn cố bơm nước qua 1 cái lỗ nhỏ so với một cái lỗ lớn. Có 3 loại tắc nghẽn hay gặp là: Hẹp động mạch phổi là hẹp ở van động mạch phổi, mà qua đó máu chảy từ tâm thất phải sang động mạch phổi. Tình trạng này khiến tim làm việc quá sức. Cơ tâm thất phải dày lên. Nếu áp lực tâm thất phải quá lớn, có thể cần điều trị. Ðối với nhiều trẻ em, điều trị bằng thông tim rất có hiệu quả. Một ống thông (catheter) mảng, mềm dẻo có một quá bóng được đặt vào động mạch phổi. Khi bóng được bơm căng, van tim được nong ra. Một cách điều trị khác là phẫu thuật. Khi phẫu thuật, van tim sẽ được mở rộng để lượng máu chảy qua đó thích hợp. Hẹp động mạch chủ là tình trạng hẹp của van động mạch chủ, qua đó máu chảy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Hẹp động mạch chủ khiến tâm thất trái phải làm việc nhiều hơn. Cơ tim dày lên, và tâm thất giãn. Tuỳ thuộc vào mức độ hẹp, trẻ có thể không có triệu chứng, có thể dễ mệt hoặc đau ngực khi gắng sức. Thông tim được sử dụng điều trị thành công một số trường hợp hẹp động mạch chủ. Trong thủ thuật này, ống thông có một quả bóng được đặt vào động mạch phổi. Khi bóng được bơm căng, van tim sẽ được nong ra. Phẫu thuật là cần thiết để điều trị những trường hợp hẹp động mạch chủ nghiêm trọng. Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp (thắt) của động mạch chủ. Nói chung nó hạn chế lượng máu tới phần dưới của cơ thể. Ðôi khi bệnh không được chẩn đoán cho mãi đến khi trẻ lớn. Bệnh gây huyết áp cao ở phần trên cơ thể. Có thể sử dụng thông tim để điều trị hẹp eo động mạch chủ. Nếu bệnh tái phát, phải đặt stent động mạch chủ hoặc phẫu thuật. Dị dạng mạch máu Một số khuyết tật tim bẩm sinh bao gồm các mạch máu vào và ra khỏi tim được hình thành hoặc nằm ở vị trí bất thường. Chuyển gốc động mạch xảy ra khi động mạch phổi và động mạch chủ nằm trái vị trí. Trong bệnh này, động mạch phổi xuất phát từ tâm thất trái và động mạch chủ xuất phát từ tâm thất phải. Ðây là một khuyết tật nặng và đe dọa ngay tính mạng của trẻ. Nếu trẻ cũng có lỗ thông giữa tim trái và tim phải - đảm bảo có một lượng máu đưa oxy đi nuôi cơ thể - thì trẻ có thể sống để chờ phẫu thuật. Kết hợp nhiều khuyết tật Một số trường hợp tim bẩm sinh là kết quả của nhiều khuyết tật. Tứ chứng Fallot chiếm khoảng 10% tổng số ca khuyết tật tim. Trong thực tế, bệnh này là sự kết hợp của 4 khuyết tật: lỗ thông ở vách tâm thất, hẹp chỗ thông giữa thất phải và động mạch phổi, có thay đổi ở chỗ nối giữa động mạch chủ với tim và dày cơ tim ở tâm thất phải. Bệnh được điều trị bằng phẫu thuật. Với trẻ lớn, khuyết tật được chỉnh sửa hoàn toàn bằng phẫu thuật. Nếu trẻ còn nhỏ, phẫu thuật ban đầu chỉ là giải pháp tạm thời và khuyết tật sẽ được sữa chữa hoàn toàn ở lần phẫu thuật sau. Tương lai của trẻ Tác động của dị tật tim bẩm sinh đối với sức khoẻ của trẻ phụ thuộc khác nhau vào khuyết tật. Một số khuyết tật không gây ra vấn đề gì. Một số khác chỉ trở thành vấn đề khi trẻ lớn. Một số gây ra vấn đề nghiêm trọng ngay lập tức hoặc sớm sau khi sinh. Sau khi đánh giá cẩn thận, bác sĩ sẽ thảo luận về những lựa chọn điều trị thích hợp. Để chuẩn bị cho những gì còn nằm phía trước, hãy giữ liên lạc và đặt câu hỏi khi bạn không hiểu lời khuyên của bác sĩ. Con bạn vẫn có nhiều cơ hội có một cuộc sống đầy đủ và khỏe mạnh. . nguyên nhân khiến tim phát triển không bình thường. Thứ hai, đau thường ít gặp. Nhiều trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim bẩm sinh không có triệu chứng. Một số khuyết tật tim bẩm sinh gây ngủ nhiều. nhiều khuyết tật Một số trường hợp tim bẩm sinh là kết quả của nhiều khuyết tật. Tứ chứng Fallot chiếm khoảng 10% tổng số ca khuyết tật tim. Trong thực tế, bệnh này là sự kết hợp của 4 khuyết tật: . Hầu hết khuyết tật tim bẩm sinh có thể được chữa trị hoặc cải thiện bằng phẫu thuật. Nhiều trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh vẫn sống lâu và khoẻ mạnh. Thách thức trước mắt của bạn là phải hiểu được

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan