1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thăm lúa-CTĐP Nghệ an

4 4,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng, với quê hương, đất nước.. • Bài mới: Giáo viên giới thiệu về mảnh đất xứ Nghệ và các tác giả người Nghệ An..

Trang 1

Văn bản:

THĂM LÚA

(Trần Hữu Thung)

A Mục tiêu cần đat.

Giúp học sinh:

- Hiểu được vẻ đẹp của xứ Nghệ trong nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng, với quê hương, đất nước

- Nắm được nét đặc sắc về thể thơ năm chữ phảng phất hát dặm, hình tượng thơ mộc mạc, chân chất

- Giáo dục tình cảm gắn bó , giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương

B Tổ chức các hoạt động:

• Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

• Bài mới: Giáo viên giới thiệu về mảnh đất xứ Nghệ và các tác giả người Nghệ An

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt

I Đọc tìm hiểu chung:

? Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết

hãy nêu khái quát vài nét về tác giả và

tác phẩm của Trần Hữu Thung?

(Học sinh nêu, giáo viên khái quát lại

và nét cơ bản sau)

Học sinh xem chân dung nhà thơ

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài,

Đọc thể hiện giọng tâm tình, thiết tha

sâu lắng của người vợ với chồng

Giáo viên gọi học sinh đọc và nhận

xét

? Nhận xét về thể thơ của bài thơ, cách

gieo vần

1.Tác giả- tác phẩm:

- Trần Hữu Thung (1925- 1999) sinh trưởng trong một gia đình nông dân làng Trung Phường, xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ

- “Thăm lúa” là bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Trần Hữu Thung

- Bài thơ là sự kết hợp giữa thời gian hiện tại

và quá khứ để từ đó làm nổi bật tâm trạng, tình cảm của người vợ ở hậu phương

- Tác phẩm đã được tặng thưởng quốc tế liên hoan Thanh niên thế giới tại Buy Ca rét 1953

2.Đọc, chú thích:

3 Thể thơ:

Thơ 5 chữ

Gieo vần chân, vần liền, vần cách

Trang 2

II Đọc, hiểu văn bản:

1 Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng mai.

? Khung cảnh thiên nhiên ở cánh đồng

lúa được tác giả thể hiện bằng những

hình ảnh nào?

? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của

tác giả qua những hình ảnh thơ trên ?

? Cảm nhận của em về khung cảnh

thiên nhiên nơi đây ?

Giáo viên giảng để thấy được tài năng

của nhà thơ với hình ảnh thơ bình dị,

mộc mạc

Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác (Nhà

thơ sáng tác khi đi dự 1 đám cưới ở Đô

Lương) để thấy được năng lực, sự cảm

nhận tinh tế

“ Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng …… khắp cánh đồng”

Miêu tả đặc sắc, tinh tế, đủ màu sắc (đỏ của mặt trời, vàng của lúa chín, xanh của bầu trời, long lanh của sương mai

Hình ảnh của con chim chiền chiện chao liệng hót văng vẳng khắp cánh đồng)

=> Khung cảnh thiên nhiên xứ Nghệ tươi sáng, đẹp đẽ, đầy sức sống mang vẻ đẹp bình

dị, thơ mộng trong sáng

2 Hình ảnh người phụ nữ thôn quê.

? Trước khung cảnh đồng quê thanh

bình người vợ đã có tâm trạng như thế

nào ?

? Từ “khấp khởi ”diễn tả điều gì ?

? Hình ảnh thơ nào được người vợ nhớ

lại khi chia tay chồng ?

? Suy nghĩ của em về lời dặn dò đó ?

? Trong đoạn thơ này tác giả dùng từ

“nhà’’ Từ “nhà” ở đây có nghĩa là gì ?

Nhận xét cách dùng từ của nhà thơ ?

“… Chống cuốc… lòng khấp khởi ”-> kỉ niệm ngày chia tay chồng hiện về Sự quyến luyến bịn rịn

Nhớ lại buổi chia tay ấy

“ Một buổi sáng …

………….em nách mo cơm nếp”

-> Chi tiết chân thực, cảm động, thể hiện tình cảm của người vợ tiễn chồng ra trận

“Ruộng mình quên cày xáo

………

…… Cố làm cho tốt”

=> Sự quan tâm lo lắng

=> Lời dặn dò mộc mạc, chân thành, động viên vợ ở nhà sản xuất

“Nhà” là cách chồng vợ gọi nhau .Ở đây là người chồng đang nói với vợ-> cách gọi thân mật, trìu mến => Từ ngữ địa phương mang đậm bản sắc Nghệ

Trang 3

GV giảng thêm về cách dùng từ này và

liên hệ thực tế giúp học sinh hiểu rõ

hơn về cách xưng hô của người dân xứ

Nghệ

? Cứ thế theo dòng thời gian nguời vợ

lại nhớ về những kỉ niệm nào?

Giáo viên liên hệ với hoàn cảnh đất

nước lúc đó và bình giảng để thấy được

tình yêu quê hương, đất nước không

chỉ là người chiến sĩ mà cả những

người vợ người mẹ lặng thầm cống

hiến cho non sông đất nước…

? Tình cảm nhớ thương chồng được tác

giả thể hiện bằng những hình ảnh thơ

nào ? Nhận xét của em về những hình

ảnh đó ? (Tìm từ ngữ địa phương mà

tác giả sử dụng qua những câu thơ

trên) Học sinh trao đổi và tìm từ toàn

dân tương ứng

? “Mùa sau … Thắng lợi ” cảm nhận

của em đoạn thơ trên ?

? Qua sự phân tích trên em cảm nhận

được điều gì về hình ảnh nguời phụ nữ

xứ Nghệ

Gv bình và liên hệ

- “Chồng gửi thư về, mân mê, bụng phấp phới’’ - > Vui niêm vui thắng lợi nơi tiền tuyến của chồng gửi về

“ Lúa tốt… giải thi đua em giật ’

“ Ai cũng… cũng nhủ… Chuối đã lổ…

không nhớ anh răng được ”-> Từ ngữ địa phương, diễn tả sâu sắc tình cảm nhớ nhung tha thiết của vợ với chồng, Nỗi nhớ ấy tính từng ngày, bấm từng đốt tay chờ mong chồng trở về

Vui chung cùng niềm viu đất nước , mình đã đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc

- Đó là những con người thật thà chất phác , chăm chỉ yêu chồng, giàu đức hy sinh => Đó

là phẩm chất của người phụ nữ xứ Nghệ nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung và

đó cũng chính là biêu hiện của tình yêu quê hương, đất nước

III Tổng kết

? Theo em sức hấp dẫn của bài thơ là gì

? (Thảo luận nhóm) Tìm hiểu giá trị

nội dung và giá trị nghệ thuật của bài

thơ?

1) Nội dung: Khắc hoạ thành công vẻ đẹp tâm hồn chất phác, đằm thắm của người phụ

nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng, với quê hương, đất nước

2) Nghệ thuât: Hình thức nghệ thuật đậm đà chất dân gian Nghệ Tĩnh:

-Thể thơ 5 chữ gieo vần chân , vần liền…

- Sử dụng thành công từ ngữ địa phương…

- Giọng thơ phảng phất diệu hát dặm…

- Hình tượng thơ mộc mạc chân chất…

Trang 4

<=> Trần Hữu Thung – Một hồn thơ mộc mạc chân chất

IV Luyên tập:

1) Tìm các từ địa phương mà tác giả sử

dụng trong bài thơ, giải nghĩa và tìm từ

toàn dân tương ứng

2) Kể tên một số tác giả là người Nghệ

An, một số tác phẩm viết về Nghệ An

Qua đó giúp học sinh thấy được Nghệ

An là một vùng đất có “Địa linh nhân

kiệt”

V Hướng dẫn học ở nhà.

- Làm tiếp câu hỏi 2 ở phần luyên tập

- Soạn bài “Tổng kết từ vựng”:

Yêu cầu: Tìm hiểu kiến thức đã học ở lớp 6: Từ đơn, từ phức từ nhiều nghĩa

Trả lời các câu hỏi SGK

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w