Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi - Phần 2 ppt

6 281 0
Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi - Phần 2 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi Phần 2 Dấu hiệu của khuyết tật Ngay khi mới sanh, đứa bé có dấu hiệu như của một người nghiện nhớ rượu: rất dễ bị kích thích, mình run rẩy, cơ thịt co giật như lên kinh phong. Hai thay đổi chính sau đây đã được mô tả : 1-Thay đổi hình dáng Đầu là nơi có những thay đổi rõ ràng, đặc biệt nhất. Đầu nhỏ, tóc mọc sau gáy, trán nhô, mặt dẹp, gò má thấp, tai thấp, mi mắt sụp, mắt nhỏ, mũi ngắn, sống mũi dẹp, môi trên mỏng đôi khi chẻ, răng nhỏ, cằm lẹm, khoảng cách giữa mũi và miệng rộng. Lồng ngực nhô ra hoặc xẹp vào, cột sống nghiêng vẹo. Khớp xương và tứ chi bất bình thường: ngón tay út ngắn, co quắp, dấu ngón tay mờ, cơ thịt nhão, khớp xương lỏng lẻo; cử động xương hông giới hạn. Ngũ quan cũng bị ảnh hưởng: về thị giác thì có lé mắt (strabismus), rung giật nhãn cầu (nystagmus), cận thị cả hai mắt. Dây thần kinh mắt bị giảm sản. Một phần ba nạn nhân bị điếc trong khi đó thì nhiều em lại có nhạy thính giác bất thường. Hầu hết dễ dàng bị bệnh viêm tai giữa. Tim thận có dị tật. Vách nhĩ-thất thủng rách. Thận giảm sản, chia đôi; bàng quang có túi (bladder diverticula), ngọc hành nằm trong bụng. Các em đều chậm lớn, biếng ăn, nhẹ kí, ngủ nghỉ bất thường. Đa số có thể tăng trưởng được nhưng rất chậm. 2-Chậm phát triển trí tuệ Hầu hết các em có chỉ số thông minh IQ (intelligence quotient) thấp, khoảng 68, so với chỉ số bình thường là 100. Khả năng đọc hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp. Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dậy dỗ được”, nhưng 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền. Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường. Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được mầu sắc; khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động. Ngay từ khi còn bé, các em đã ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên các em thích cô đơn, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu. Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về Hội Chứng Alcohol Fetal Syndrome đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba loại sau đây: 1-Chậm tăng trưởng trước và sau khi sanh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi 2-Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi có hoặc có hư hao trí tuệ 3-Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu- mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp. Các tổn thương này đều không đảo ngược (non reversible). Hàng năm, tại Hoa Kỳ có 4000 trẻ em sinh ra với hội chứng này. Điều trị và Chăm sóc Trọng tâm của việc chăm sóc là giải quyết những vấn nạn xã hội của người mẹ say sưa, những hậu quả mà đứa con tật nguyền gánh chịu. Động cơ đưa người mẹ tới nghiện rượu cần được tìm hiểu, giúp đỡ, chẳng hạn như có vấn đề gia đình, mất việc làm, có đam mê, áp lực của bè bạn hoặc do không biết rõ về tác hại của rượu. Những phủ nhận, giấu giếm cần được khám phá, kê khai. Giáo dục, giải thích về hậu quả của rượu với mẹ và thai nhi: nguy cơ khuyết tật, chậm trí, những vần đề cá nhân và xã hội mà đứa bé khi lớn lên phải gánh chịu chỉ vì sự say sưa của người mẹ. Ngoài ra, còn phải nói tới những tốn kém cho gia đình và cho cả ngân sách quốc gia. Thực tế cho hay phụ nữ có thai còn trẻ, độc thân, kém văn hóa, nghiện thuốc lá là những đối tượng thường uống nhiều rượu. Họ cần được lưu tâm khuyên giải kỹ càng hơn. Trường hợp xét thấy cần phải bảo vệ thai nhi thì có thể đặt người mẹ dưới sự giám sát của luật pháp. Ngiện rượu khi có thai được nhiều người coi như một hình thức bạo hành với thai nhi, cướp mất đi quyền sống cuộc đời bình thường của chúng. Trong hướng dẫn, giáo dục nên nhấn mạnh ở những ảnh hưởng xấu của rượu và lợi ích cho cả mẹ lẫn con khi mẹ ngưng uống. Không bao giờ quá trễ để bỏ rượu, vì ngưng lúc nào là thai nhi bớt nguy hại lúc đó, và dù muộn đến đâu cũng vẫn còn hơn là cứ tiếp tục uống. Thuyết phục hơn là dọa nạt để tránh thái độ đối kháng, bướng bỉnh. Với đứa con thì không có phương thức điều trị cho Hội chứng này. Việc chăm sóc rất phức tạp, tốn kém và lâu dài hơn vì đứa bé sinh ra với nhiều vấn đề tổn thương về thể xác và tâm thần hầu như không phục hồi được. Vào tuổi đi học, các em đều có nhiều khó khăn tại học đường. Lớn lên, các em hay có những hành vi không hợp pháp, không giữ được liên hệ gia đình nhất là với người mẹ đã sinh ra mình. Đa số các em được chăm sóc bởi cha mẹ nuôi hoặc trong viện mồ côi. Nhiều em sau này cũng rơi vào vòng nghiện ngập, bê tha. Và xã hội phải mang gánh nặng giúp đỡ các em suốt đời. Kết luận Tỷ lệ mắc phải chứng “Mẹ nghiện rượu, con khuyết tật” không cao lắm (khoảng 0,1 – 0,3% trên toàn thế giới), nhưng những đứa con sinh ra đều mang nhiều tàn phế của cơ thể và sống trong những hoàn cảnh đáng thương. Tất cả chỉ vì sự thiếu ý thức kèm theo một chút yếu lòng của người mẹ. Hiểu được những điều đó, khi đã có thai thì người mẹ dù đang nghiện rượu cũng nên dằn lòng bỏ hẳn cho qua khỏi thời gian chín tháng mười ngày cưu mang, để mẹ tròn, con vuông, cho gia đình đầm ấm với tiếng nói trong vui của trẻ thơ khỏe mạnh. Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức . Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi Phần 2 Dấu hiệu của khuyết tật Ngay khi mới sanh, đứa bé có dấu hiệu như của một người nghiện nhớ rượu: rất dễ bị kích thích,. uống nhi u rượu. Họ cần được lưu tâm khuyên giải kỹ càng hơn. Trường hợp xét thấy cần phải bảo vệ thai nhi thì có thể đặt người mẹ dưới sự giám sát của luật pháp. Ngiện rượu khi có thai được nhi u. đam mê, áp lực của bè bạn hoặc do không biết rõ về tác hại của rượu. Những phủ nhận, giấu giếm cần được khám phá, kê khai. Giáo dục, giải thích về hậu quả của rượu với mẹ và thai nhi: nguy cơ

Ngày đăng: 13/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan