Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi Phần 1 Rượu là một dược phẩm cổ xưa nhất mà nhân loại đã từng biết tới. Và rượu cũng là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Tại vài quốc gia Âu Mỹ, rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm phát triển trí tuệ cho đứa con khi mẹ mang thai nghiện rượu. Hậu quả này đứng trên cả Hội chứng Down, truờng hợp đứa con chậm trí do mẹ luống tuổi sanh con lần đầu. Từ thế kỷ thứ 18, các nhà nghiên cứu và các thầy thuốc bên Anh, bên Pháp đã quan sát thấy hậu quả không tốt của rượu đối với thai nhi khi người mẹ uống trong khi có thai. Nhưng thực ra ảnh hưởng tai hại này đã được ghi trong Thánh Kinh: “Người nữ có thai đều được nghiêm túc khuyến cáo là không uống rượu nho hoặc đồ uống mạnh và không được ăn thực phẩm không tinh khiết để tránh tổn thương cho thai nhi”. Triết gia Aristote thì nói những người mẹ say sưa, điên khùng, thường sanh ra con lù đù, chậm chạp. Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi được các giới chức y tế Pháp nghiên cứu và công bố vào năm 1968. Năm 1973, trên tạp chí Y học Lancet, Kenneth Lyons Jones và David W. Smith đặt tên cho ảnh hưởng này là Fetal Alcohol Syndrome. Họ đã nghiên cứu hình dáng bất bình thường của 5 đứa trẻ do các bà mẹ nghiện rượu kinh niên sanh ra. Rồi đến ngày 31 tháng Năm 1977, trong chương trình phát hình buổi chiều, đài NBC đã mang trình diện hình ảnh em bé Melissa bị ảnh hưởng của rượu mà người mẹ uống khi mang thai em. Đầu em nhỏ, thân hình mảnh khảnh, mí mắt hẹp. Dung mạo bất bình thường của em bé đã gây một xúc động lớn trong công chúng. Ngay ngày hôm sau hai cơ quan uy tín về Bệnh Nghiện Rượu ở Mỹ vội vàng lên tiếng rằng: đàn bà có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày thì đều có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí. Họ cũng công bố kết quả các nghiên cứu dịch tễ rằng rượu là chất gây ra quái thai, tâm trí bất thường khi còn là bào thai hoặc khi tăng trưởng. Các hệ thống truyền thông lớn cũng vội vàng phổ biến rộng rãi tin tức quan trọng này. Từ đó, công chúng bắt đầu lưu tâm nhiều hơn với vấn nạn Mẹ-Nghiện-Rượu-Con - Khuyết- Tật (Fetal Alcoholic Syndrome). Giới y khoa mở rộng phạm vi nghiên cứu, điều trị. Y tế công cộng đưa ra các chương trình phòng ngừa, giáo dục hướng dẫn phụ nữ có thai đừng uống rượu. Đến năm 1989, trên mỗi chai rượu đều bắt buộc phải ghi lời cảnh cáo về FAS. như sau: “Phụ nữ không nên uống rượu khi có thai vì có nguy cơ khuyết tật cho thai nhi”. Việc ghi lời cảnh cáo này trên nhãn hiệu rượu là sự thành công của nhiều vận động kể từ năm 1977, vì các hãng sản xuất rượu luôn phản đối để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ. Cũng năm 1989, trên giấy khai sinh có dành một ô trống để ghi nếu người mẹ có thai mà ghiền rượu trong thời gian mang thai đứa trẻ. Cũng giống như với trường hợp thuốc lá, nhiều người đã đứng ra kiện các nhà sản xuất rượu vì tác dụng tai hại của rượu trên thai nhi. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cho đến nay người ta vẫn còn ghi nhận một tỷ lệ từ 1 đến 3 phần ngàn trẻ em trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng của tình trạng đáng buồn này. Ảnh hưởng rượu trên thai nhi Khi uống rượu thì mẹ uống bao nhiêu con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thăi nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt (binge) trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm. 1-Tác hại của rượu. Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau: a-Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi. b-Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng. c-Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium hoặc làm thay đổi các diếu tố (enzymes), lượng kích thích tố như corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng rượu thay đổi tùy người, tùy giống nòi. d-Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai. e-Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng. 2-Tác hại lâu dài Tác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau. Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng. Trước tuổi đi học, trẻ có biểu hiện hiếu động quá mức, kém tập trung, chậm hiểu, diễn tả ngôn ngữ khó khăn Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hoạt động, không biết làm toán, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ. Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu thuốc cấm, có vấn đề trong hành vi, cư xử Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không phục hồi được. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu giây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn. Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội. 3-Giai đoạn mang thai Nghiên cứu ở loài vật mang thai cho thấy tác hại của rượu trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ là rượu đưa tới khuyết tật các cơ quan trong cơ thể; giai đoạn thứ hai và thứ ba đưa đến hành vi bất thường. Nhiều quan sát cho thấy ngưng uống vào giai đoạn ba của thai kỳ cũng giảm bớt một phần ảnh hưởng xấu. Một vài lần uống say khướt (binge) rồi ngưng cũng vẫn nguy hại dù sau đó ngưng uống hoàn toàn. 4- Uống bao nhiêu là có hại? Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: có một liều lượng rượu nào có thể xem là an toàn cho người mẹ nghiện rượu không? Một số ý kiến cho là đã có nhiều thế hệ phụ nữ mang thai uống rượu mà tác hại đâu có xảy ra ở tất cả mọi trường hợp? Mặt khác, ngay cả các nhà nghiên cứu hiện nay cũng cho rằng cơ thể mỗi người mỗi khác nên rất khó xác định một liều lượng có thể xem là “đủ để gây hại cho thai nhi”. Và như thế thì cũng không thể xác định được một “liều lượng an toàn”. Số lượng uống nhiều ít được dư luận trong ngoài y giới lưu ý và trở thành một đề tài về sức khỏe công cộng. Phụ nữ được hướng dẫn, giải thích không nên uống rượu khi có thai. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng nhắc nhở các bà mẹ có thai nên tránh rượu để khỏi gây rủi ro cho con mình. Trong giai đoạn đầu tiên, khi vấn đề vừa được nêu ra, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu cụ thể, nên một số thầy thuốc cho là nếu uống dưới 30 ml một ngày thì không sao. Trong một quyển sách về sản phụ khoa xuất bản năm 1977, tác giả Benson cũng cho là “ đôi khi uống rượu, chẳng hạn một ly nhỏ rượu trái cây trước bữa ăn tối, thì không có ảnh hưởng gì cho thai nhi”. Nhưng sau đó vì ảnh hưởng của rượu ngày càng được làm rõ, nên sách này khi tái bản năm 1983 đã sửa lại là “ khi có thai nên tránh uống rượu là điều tốt nhất, vì uống rượu trong lúc mang thai sẽ có thể sinh ra con dị dạng, chậm trí”. Năm 1977, hai tổ chức quan trọng về bệnh nghiện rượu tại Hoa Kỳ là National Institute of Alcohol Abused and Alcoholism và National Council on Alcoholism ra một thông cáo chung tuyên bố rằng “phụ nữ có thai mà mỗi ngày uống từ 120ml trở lên thì có nhiều nguy cơ sanh con khuyết tật”. Cẩn thận hơn nữa, hai cơ quan xác nhận thêm “ngay cả từ 60 cho tới 90ml rượu cũng có thể gây ra tổn thương cho thai nhi”. Tập san của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1984 có đăng một nhận định đại ý là “dù chỉ uống lượng rượu vừa phải cũng gây ra chậm tăng trưởng cho thai nhi”. Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn là tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít. Nhưng ý kiến chung của các giới chức y tế vẫn là: khi người mẹ mang thai thì không có một liều lượng nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi. Vấn đề FAS đặt ra đúng vào lúc tỷ lệ phụ nữ, nhất là thiếu nữ, dùng rượu tăng cao. Trong khi đó kỹ nghệ sản xuất rượu lại phát triển rất mạnh và đóng góp khá cao cho ngân sách của nhiều quốc gia. Rượu lại rất phổ biến, được bán hợp pháp, được quảng cáo rộng rãi, được nhiều nguời uống. Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau tách sớm, sẩy thai. . đã có nhi u nỗ lực, cho đến nay người ta vẫn còn ghi nhận một tỷ lệ từ 1 đến 3 phần ngàn trẻ em trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng của tình trạng đáng buồn này. Ảnh hưởng rượu trên thai nhi Khi. Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi Phần 1 Rượu là một dược phẩm cổ xưa nhất mà nhân loại đã từng biết tới. Và rượu cũng là một trong nhi u chất độc hại mà con người. Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi được các giới chức y tế Pháp nghiên cứu và công bố vào năm 19 68. Năm 19 73, trên tạp chí Y học Lancet, Kenneth Lyons Jones và David W. Smith đặt tên cho ảnh