Khi chồng "Nhất bên trọng, nhất bên khinh" Dù chị Hợp rất muốn biếu bố mẹ mình một tấm áo mới cũng không được tự tiện. Nếu chẳng may chồng mà biết thì chị sẽ tha hồ nghe chì chiết: “Cô bấng cả cái nhà này cho bố mẹ cô luôn đi này”. “Chặt chẽ” với bên ngoại Năm nào anh Mạnh cũng lăng xăng cùng vợ đi mua quà biếu tết. Về nhà thì tự tay anh phân chia ra hai phần. Anh phân công rõ ràng: “Lát anh đem phần này sang bên bố mẹ. Còn phần kia thì em đem nhé”. Chị Mỹ chưa kịp nói gì thì cô con gái học lớp 8 đã nhanh nhảu: “Sao bên này nhiều mà bên này ít thế bố? Bố thiên vị ông bà nội nhé”. Nói rồi con bé đưa tay lên tính toán gì đó rồi nói tiếp: “Con thấy năm nào nhà ông bà ngoại cũng ít hơn hay sao ấy”. Anh Mạnh cáu: “Con nít thì biết gì?”. Tính anh Mạnh lâu nay khá chặt chẽ, tính toán với bên vợ. Mỗi khi bên vợ có việc gì thì anh cũng thoái thác hoặc có thái độ thờ ơ: “Mặc kệ, đó là việc của các cậu vì các cậu là con trai, đâu đến lượt anh” hay “Dù sao anh cũng là con rể”. Thực ra đó là khi liên quan đến việc đóng góp tiền bạc nên anh Mạnh mới tránh như vậy thôi. Như khi bố mẹ vợ cần xây lại căn nhà, có ý mượn mỗi đứa một ít tiền, anh Mạnh giảy nảy lên: “Không, nhà con cạn rồi. Tuần trước con trót đầu tư mua cổ phiếu”. Một lần, hai lần thấy thái độ của con rể có vẻ “khó khăn” nên bố mẹ vợ cũng chẳng hỏi nữa. Chị Mỹ thì tấm tức vì rõ ràng trong thẻ ATM do chồng giữ vẫn còn mấy chục triệu, có mua cổ phiếu hồi nào đâu? Khi chị hỏi chồng thì anh Mạnh càu nhàu: “Em là đàn bà mà chả biết giữ tiền. Em xem nhà các cậu, các dì đều khá giả hơn nhà mình. Bố mẹ không mượn của nhà mình thì cũng có nhà các dì, các cậu. Em lo gì?”. Chồng “thiên vị” bên nội Chị Hợp thì bị chồng “soi” từng ly từng tý một. Anh Sang cứ lo vợ đem biếu xén cái gì bên ngoại. Chị cũng nhất nhất phải theo sự chỉ đạo của chồng. Dù rất muốn biếu bố mẹ mình một tấm áo mới cũng không được tự tiện vì chẳng may chồng mà biết thì chị sẽ tha hồ nghe chì chiết: “Cô bấng cả cái nhà này cho bố mẹ cô luôn đi này”. Tuy thế, anh Sang lại tỏ ra quan tâm đến bên nội, từ anh em họ hàng gần đến xa mấy đời. Ai khó khăn gì là anh sốt sắng giúp đỡ nhiệt tình. Dù chị Hợp không muốn cho đứa cháu họ hàng xa đằng chồng đến ở nhờ vì nhà chật chội nhưng vẫn phải nhẫn nhịn, răm rắp nghe theo. Không vui mà chị vẫn phải cố gắng niềm nở, tươi cười, cốt làm vừa ý chồng. Chưa bao giờ chị dám kêu ca, phàn nàn vì nếu có thì kiểu gì anh Sang cũng quát: “Cấm cãi”. Tết nhất, chị Hợp cũng phải tay xách nách mang bao nhiêu quà cáp về quê chồng. Nhìn chồng tỏ ra là có điều kiện nên hào phóng mừng tuổi không thương tiếc mà chị ngứa mắt. Nếu như đến nhà vợ, anh Sang cũng “đậm tay” như vậy thì chị Hợp đã đỡ thấy tủi thân. Đằng này, anh toàn “giáo”trước là con nhà các dì, các cậu toàn là nhà có điều kiện, mừng nhiều cũng chẳng để làm gì. Thi thoảng anh Sang còn “nắn gân” vợ như bảo anh làm việc vất vả thế nào, kiếm đồng tiền khó khăn ra sao để vợ không “ném tiền qua cửa sổ”. Là phụ nữ, hầu như ai cũng muốn quan tâm đến bố mẹ đẻ nhiều, vậy nên đàn ông cũng vậy. Vì cố ý hay vô tình, họ cũng dành “phần hơn” cho nhà mình. Đây là lẽ thường mà người ta gặp phải. Vợ mà “phân bì”, so đo thì chồng thường có phản ứng hoặc tìm lý do chính đáng như: “Anh là trưởng nam nên phải có trách nhiệm hơn các em chứ”, “Anh là con một” hay “Bên em kinh tế mạnh hơn”… Nếu người vợ cũng cự nự “sính ngoại” cho chồng biết tay thì thường rất dễ gây căng thẳng, bất mãn. Trong trường hợp này, người vợ nên dung hòa mối quan hệ và rõ ràng trong cách đi lại giữa nội ngoại, đối đãi nên phân minh, tránh tình trạng “áo gấm đi đêm”. . Khi chồng " ;Nhất bên trọng, nhất bên khinh" Dù chị Hợp rất muốn biếu bố mẹ mình một tấm áo mới cũng không được tự tiện. Nếu chẳng may chồng mà biết thì chị. Em lo gì?”. Chồng “thiên vị” bên nội Chị Hợp thì bị chồng “soi” từng ly từng tý một. Anh Sang cứ lo vợ đem biếu xén cái gì bên ngoại. Chị cũng nhất nhất phải theo sự chỉ đạo của chồng. Dù rất. hỏi nữa. Chị Mỹ thì tấm tức vì rõ ràng trong thẻ ATM do chồng giữ vẫn còn mấy chục triệu, có mua cổ phiếu hồi nào đâu? Khi chị hỏi chồng thì anh Mạnh càu nhàu: “Em là đàn bà mà chả biết giữ