1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Để không phải “thăm” bệnh viện vì ngộ độc doc

7 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 149,33 KB

Nội dung

Để không phải “thăm” bệnh viện vì ngộ độc Ngộ độc thực phẩm là một bệnh có thể xảy ra quanh năm với nhiều lý do khác nhau nhưng dịp lễ tết do thực phẩm dồi dào hơn thường ngày, nếu sử dụng không cẩn thận thì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Làm sao để tránh ngộ độc thực phẩm phát hiện sớm và xử trí thế nào? Vì sao thực phẩm gây ngộ độc? Trong thời gian gần đây, trên các thông tin đại chúng các cơ quan chức năng đã phát hiện không ít các vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số cơ sở chế biến, sản xuất cũng như phân phối thực phẩm làm cho người tiêu dùng có phần lo ngại. Khi sự vi phạm về khâu an toàn vệ sinh thực phẩm thì nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho dân là khó tránh khỏi nhất là những ngày giáp tết, người người, nhà nhà đều lo chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết. Căn nguyên gây nên ngộ độc thực phẩm có thể do hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, thuốc bảo quản thực phẩm, hoá chất dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm… Một loại căn nguyên gây ngộ độc thực phẩm cũng không kém phần quan trọng nữa là ngộ độc do vi sinh vật và độc tố của chúng. Có rất nhiều loại vi sinh vật gây nên ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm dùng dự trữ trong các ngày tết, điển hình nhất là các loại vi khuẩn hoặc vi nấm. Vi khuẩn ngộ độc thực phẩm hay gặp nhất là các vi khuẩn đường ruột, điển hình là vi khuẩn tả (Vibrio cholera), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn E.coli. Các loại vi khuẩn này khi gây ngộ độc thực phẩm thì triệu chứng rất rầm rộ, có thể gây nên các vụ dịch, nếu xử trí không kịp thời có thể gây tử vong. Vi khuẩn tụ cầu vàng (S. aureus) là một loại vi khuẩn rất hay gặp trong ngộ độc thực phẩm đặc biệt là thực phẩm thịt, cá bị nhiễm loại vi khuẩn này. Có một loại vi khuẩn gây ngộ độc thịt cũng thường hay gặp do ăn phải thịt hộp bị nhiễm vi khuẩn này. Đó là vi khuẩn có tên Clostridium botulinum (được gọi là vi khuẩn ngộ độc thịt). Trong dịp tết, nếu chuẩn bị các loại thịt hộp cũng cần hết sức lưu tâm vì vi khuẩn này gây ngộ độc với các triệu chứng rất nguy kịch. Người ta thấy rằng nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó việc vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, chế biến, kinh doanh và vận chuyển thực phẩm vẫn còn ở mức cao; tỷ lệ tồn dư vi sinh vật và các loại hoá chất độc hại trên nông sản, trên các nguyên liệu phụ gia thực phẩm còn chiếm một tỷ lệ khá lớn; trong khi đó điều kiện vệ sinh ở các cơ sở sản xuất còn non kém, chưa đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó vào dịp Tết Nguyên đán mọi người, mọi nhà đều tăng lượng mua sắm thực phẩm dành cho các ngày tết vì vậy khâu chế biến, bảo quản thực phẩm nếu không cẩn thận thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. N ếu không cẩn thận, ngộ độc thực phẩm sẽ đưa bạn từ bàn ăn t ới thẳng bệnh viện. Biểu hiện ngộ độc tùy thuộc vào lượng và loại độc tố Sau khi ăn thức ăn có chất độc (hoá chất, vi khuẩn gây bệnh hoặc độc tố của vi khuẩn gây bệnh) thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Triệu chứng xuất hiện sớm hay muộn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể, độc tố của loại vi khuẩn nào (độc tố của của vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc độc tố của vi khuẩn ngộ độc thịt thì độc lực của chúng rất mạnh và triệu chứng của bệnh sẽ xảy ra rất nhanh có khi chỉ sau vài giờ), sức đề kháng của cơ thể. Biểu hiện ban đầu thường có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nếu ngộ độc cả vi khuẩn và cả độc tố của chúng thì có thể có sốt (sốt thường muộn hơn). Đau bụng cũng là một triệu chứng thường có, đôi khi kèm theo đi ngoài (đi lỏng). Những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng nếu không phát hiện sớm và không cấp cứu kịp thời thì tính mảng người bệnh dễ bị đe dọa. Có khá nhiều trường hợp người bệnh thắc mắc rằng tại sao cùng ngồi ăn trong một gia đình, trong cùng một mâm nhưng có người bị bệnh, có người không? Điều này được giải thích tùy vào lượng độc tố được vào cơ thể nhiều hay ít, sức đề kháng của cơ thể tốt hay không và còn có thể tùy thuộc cơ địa của từng người. Trong một đĩa thức ăn có thể vị trí này nhiều độc tố, vị trí khác ít độc tố hơn. Người nào ăn phải nhiều độc tố, sức đề kháng lại kém thì nguy cơ mắc bệnh ngộ độc thực phẩm cao hơn người ăn phải ít độc tố và có sức khỏe tốt. Trong bệnh ngộ độc thực phẩm, trước khi đi cấp cứu ở bệnh viện nếu bị nôn thì nên để cho người bệnh nôn hết thức ăn càng tốt. Nôn hết thức ăn trong dạ dày đồng nghĩa với việc đã đưa ra được một phần nào đó độc tố ra khỏi cơ thể. Ngăn ngừa và xử trí thế nào? Việc mua và chọn thực phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm độc thực phẩm. Nếu thực phẩm đã qua khâu kiểm dịch thì người mua cũng sẽ được an tâm hơn. Những loại thực phẩm đã qua giết mổ thì nên chọn ở những cửa hàng có uy tín và tốt nhất là mua ở những cửa hàng có bảo hành chất lượng cho khách hàng. Rau, quả nên mua ở những cửa hàng bán rau , quả sạch. Những loại thực phẩm đồ hộp cần quan sát kỹ xem về hạn sử dụng, không mua các loại đồ hộp bị phồng, méo mó, hộp đã gỉ. Khi đã có thực phẩm rồi thì khâu rửa sạch, để cho khô ráo và bảo quản cũng hết sức quan trọng. Nếu bảo quản không tốt thì rất dễ bị ôi thiu, thậm chí sẽ bị nhiễm vi sinh vật do gián, ruồi, chuột đưa đến. Nếu nhà có tủ lạnh thì thức ăn trước khi để vào tủ lạnh cần rửa sạch, để khô nước và nên gói lại bằng nilông hoặc giấy (rau quả để vào ngăn làm mát, thịt, cá có thể để vào ngăn đá). Trước khi chế biến thức ăn cần phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch, các dụng cụ chế biến như dao, thớt cũng rất cần được sạch sẽ, vô khuẩn (rửa sạch bằng xà phòng, nhúng vào nước đun sôi…). Vào dịp lễ, tết có nhiều món ăn được chế biến nhất do đó chỉ cần sơ sảy để cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn là có nguy cơ làm cho nhiều người mắc bệnh. Vì vậy ngoài việc chọn thực phẩm thì khâu chế biến cũng hết sức quan trọng. Cần phải nấu thật chín các loại thức ăn và tuyệt đối không ăn các loại thức ăn còn sống như nem chua, nem chạo, tiết canh. Trong ngày tết thường ăn nhiều bữa (nhiều lần), có khi thức ăn ăn lần trước vẫn còn nhiều và nếu còn để lại cho các lần ăn sau cần đun sôi lại mới được dùng. Ngoài thực phẩm và cách chế biến thực phẩm ngoài việc phải đảm bảo vệ sinh thì trước khi đưa các loại thức ăn ra để dùng bữa thì bàn, bát đũa cũng phải thật sạch. Nên lưu ý rằng trong dịp tết mỗi bữa ăn thường có nhiều người khi thức ăn nhiễm chất độc thì rất có thể làm cho hàng loạt người bị bệnh. Bị bệnh trong ngày tết là một điều đáng buồn cho bản thân cũng như cho gia đình thậm chí nhiều gia đình vì vậy cần hết sức đề phòng. BS. Bùi Mai Hương . Để không phải “thăm” bệnh viện vì ngộ độc Ngộ độc thực phẩm là một bệnh có thể xảy ra quanh năm với nhiều lý do khác nhau nhưng. nhiều độc tố, vị trí khác ít độc tố hơn. Người nào ăn phải nhiều độc tố, sức đề kháng lại kém thì nguy cơ mắc bệnh ngộ độc thực phẩm cao hơn người ăn phải ít độc tố và có sức khỏe tốt. Trong bệnh. bàn ăn t ới thẳng bệnh viện. Biểu hiện ngộ độc tùy thuộc vào lượng và loại độc tố Sau khi ăn thức ăn có chất độc (hoá chất, vi khuẩn gây bệnh hoặc độc tố của vi khuẩn gây bệnh) thì sẽ xuất

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:20

w