1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Để không phải đến phòng cấp cứu potx

5 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 95,2 KB

Nội dung

Để không phải đến phòng cấp cứu Những điều trông thấy Tại Khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, 30 giường bệnh với trang thiết bị điều trị đặc biệt 30 bệnh nhân đang trong tình trạng “thập tử nhất sinh”. TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ nhiệm khoa cho biết: “Tất cả những gì nặng nhất thì người ta chuyển đến cho chúng tôi”. Quả thật, đủ các loại bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm hiện diện ở các bệnh nhân này, điểm chung của họ là đang được các bác sĩ giành giật từ tay thần chết. Theo TS. Bình, trong các bệnh lây nhiễm, chủ yếu vẫn là hội chứng viêm não, các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn hô hấp mà chủ yếu là viêm phổi nặng Các bệnh mạn tính thường là nhồi máu cơ tim, suy thận nặng, hôn C ấp cứu cho b ệnh nhân tại Khoa đi ều trị tích cực. mê gan, các bệnh nhân sau những phẫu thuật lớn , đây là những ca bệnh quá nặng, các khoa không giải quyết được phải chuyển xuống Khoa điều trị tích cực, nếu điều trị ổn định sẽ chuyển bệnh nhân trở lại. Khi mà xã hội mang tính toàn cầu hóa thì các bệnh truyền nhiễm không còn là vấn nạn của một khu vực địa lý nhất định. Theo con đường giao thương, du lịch, các virut gây bệnh có thể phát tán khắp mọi nơi, do vậy nguy cơ lây nhiễm cũng không từ một đối tượng nào. Riêng đối với hội chứng viêm não, việc phân loại các bệnh viêm não đang còn là vấn đề nan giải, có thể đến vài chục loại nhưng đến nay mới chỉ xác định được một số bệnh như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, viêm màng não do não mô cầu, viêm não do virut đường ruột Con đường tìm kiếm vaccin vẫn còn là “hành trình vạn lý” đối với nhiều bệnh. Tất cả các bệnh nhân điều trị tại đây đều rất nặng, mặc dù được cứu chữa bằng mọi phương tiện được trang bị nhưng tỷ lệ tử vong vẫn là 20%. Nguy cơ tử vong cao thường gặp ở người già, trẻ em, những người suy kiệt sinh lực, người mắc nhiều bệnh kết hợp, đặc biệt là các bệnh mạn tính lại mắc phải tiêu chảy cấp hay viêm phổi cấp. Mặc dù là nơi được trang bị nhiều thiết bị cấp cứu hiện đại nhất của Bệnh viện Bạch Mai nhưng đến nay khoa vẫn thiếu 10 máy thở, đây là một khó khăn lớn cho các bác sĩ và người bệnh. Lời cảnh báo từ phòng cấp cứu Những bệnh nhân được chuyển đến Khoa điều trị tích cực đều rất nguy kịch, tuy nhiên theo các bác sĩ, con đường dẫn họ đến đây không chỉ do bản thân bệnh của họ quá nặng mà nhiều khi còn do chính người bệnh không biết bảo vệ sức khỏe và còn do những sơ cứu không đúng, do không dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Sự thờ ơ trước sức khỏe của bản thân là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều người phải vào phòng cấp cứu. Đó là mức độ làm việc quá sức, ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn quá nhiều hay quá ít, không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tình trạng này thường xuyên diễn ra trong một thời gian dài. Những điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người già, người đã mắc sẵn các bệnh mạn tính, chỉ cần một điều kiện thuận lợi là có thể phát bệnh và bệnh trở nên nặng nề. Các ca bệnh nặng phải cấp cứu trong mùa hè còn là những trường hợp say nắng, say nóng. Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và càng dễ gặp hơn trong mùa du lịch. TS. Bình cũng cho biết, nguyên tắc của cấp cứu phải bắt đầu từ kiểm soát đường thở, làm thông thoáng đường thở, xét nghiệm tuần hoàn , quy trình này phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, nhiều trường hợp đến bệnh viện đã quá muộn do người bệnh không được xử trí đúng. Với những trường hợp cấp cứu, thời gian xử trí bệnh được coi là thời gian vàng, nếu chỉ chậm trong vài chục giây có thể sự sống của người bệnh bị chấm dứt. Những bệnh nguy hiểm như tim mạch, xuất huyết não thì không thể uống thuốc cầm chừng rồi mai đến viện mà phải nhập viện ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường. Một khó khăn nữa cho công tác cấp cứu hiện nay là Việt Nam chưa có máy định lượng thuốc trong máu, do vậy gặp những trường hợp cấp cứu ngộ độc thuốc là rất khó, nhất là những thuốc có nhiều tác dụng phụ lên gan, mật và tác động xấu đến hệ tuần hoàn. Do vậy dù dùng thuốc bổ hay thuốc điều trị bệnh thì bệnh nhân cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc và phải đi khám bệnh định kỳ. . Để không phải đến phòng cấp cứu Những điều trông thấy Tại Khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, 30 giường. là các bệnh mạn tính lại mắc phải tiêu chảy cấp hay viêm phổi cấp. Mặc dù là nơi được trang bị nhiều thiết bị cấp cứu hiện đại nhất của Bệnh viện Bạch Mai nhưng đến nay khoa vẫn thiếu 10 máy. người bệnh. Lời cảnh báo từ phòng cấp cứu Những bệnh nhân được chuyển đến Khoa điều trị tích cực đều rất nguy kịch, tuy nhiên theo các bác sĩ, con đường dẫn họ đến đây không chỉ do bản thân bệnh

Ngày đăng: 19/06/2014, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN