ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SỬ THI ĐH 2010(lopk)

4 278 0
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SỬ THI ĐH 2010(lopk)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ (Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2010) Câu 1 (3đ). Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó đến Tây Âu trong những năm 1947 – 1949. * Nội dung chiến lược toàn cầu của Mĩ: - Chiến lược toàn cầu của Mĩ với tham vọng bá chủ thế giới, được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới các học thuyết khác nhau. - Mục tiêu: ngăn chặn tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. -Biện pháp thực hiện: + Mĩ khởi xướng chiến tranh lạnh tháng 3/1947, đồng thời gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới… + Tới đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Mĩ thực hiện sách lược hoà hoãn với 2 nước lớn xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. - Hậu quả: dựa vào sức mạnh quân sự và đồng đôla, Mĩ đã làm cho tình hình thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, bên lề của cuộc chiến tranh huỷ diệt. * Việc triển khai chiến lược đó đến Tây Âu trong những năm 1947 – 1949. - Học thuyết của Tổng thống Truman (1947) viện trợ cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Mĩ đề ra kế hoạch Macsan (6/1947), kế hoạch này viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế. - Mĩ cùng một số nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu. - Như vậy, với kế hoạch Macsan và thành lập khối NATO, Mĩ đã bước đầu đạt được mục tiêu của mình trong chiến lược toàn cầu: khống chế các nước Đồng minh, tập hợp lực lượng trong chính sách “ngăn chặn” và “bao vây” Liên Xô. Câu 2 (2đ). Nêu và nhận xét nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng. - Trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Nhiệm vụ của cách mạng nêu trong cương lĩnh là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do, lập chính phủ công nông nông binh… Như vậy, trong hai nhiệm vụ dân tộc (chống đế quốc) và dân chủ (chống phong kiến) Cương lĩnh đã nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, qua đó chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, duy nhất là đế quốc. - Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì phải lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Như vậy, Cương lĩnh chính trị đã xác định được lực lượng cách mạng chính là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công, nông làm nòng cốt, qua đó lôi kéo được lực lượng trung gian tham gia cách mạng, cô lập kẻ thù. - Cương lĩnh chính trị của Nguyến Ái Quốc là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin trong hoàn cảnh Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi. Câu 3 (2đ). Bằng những sự kiện có chọn lọc từ năm 1941- 1945 làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám. - Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh “cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Trong Hội nghị, Người chủ trương đưa vấn đề dân tộc về khuôn khổ từng nước, ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh; dự kiến hình thái khởi nghĩa và coi nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc cùng với Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam: nhằm giải quyết mục tiêu số một cuả cách mạng là giải phóng dân tộc và nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 8 trực tiếp quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám - Để tập hợp lực lượng chính trị, Nguyễn Ái Quốc cùng Trung ương Đảng thành lập mặt trận Việt Minh ( 19/5/1941) và đề ra Cương lĩnh 10 điểm. Với Cương lĩnh này, Việt Minh nhanh chóng tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước,cứu nhà. - Để phát triển lực lượng vũ trang, ngày 22/12/1944, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đến tháng 5/1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất với Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân. Nhờ có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ta đã sử dụng được hai hình thức là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang và sự kết hợp hai hình thức ấy tiến tới Tổng khởi nghĩa. - Tháng 6/1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. - Khi nghe tin Nhật sắp đầu hàng (13/8/1945), Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Mặt trân Việt Minh lập tức thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, phát lệnh Tổng khởi nghĩa với một quyết tâm cao “ dù phải hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. - Sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ lâm thời soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Như vậy, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ chỗ chỉ là khẩu hiệu đến chỗ trở thành hiện thực gắn liền với công lao của Chủ tịch Hồ Chí minh trong việc hoàn chỉnh đường lối chiến lược và những biện pháp sáng tạo để đạt mục tiêu là giải phóng dân tộc. Câu 4a. (3đ) Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? Nêu hoàn cảnh lịch sử, chủ trtương của ta, diễn biến và ý nghĩa lịch sử - Chiến dịch chủ động tiến công của ta trong kháng chiến chống Pháp là chiến dịch Biên Giới từ ngày 16/ 9 đến 22/10/1950. - Hoàn cảnh: + Thuận lợi: Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, Trung Quốc sau đó là Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta; Thế và lực của ta đều mạnh lên từ sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc. + Khó khăn: Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. Được sự đồng ý của Mĩ, Pháp đưa ra kế hoạch Rơve. - Chủ trương: Để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trong sinh lực địch; khai thông biên giới Việt- Trung; mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến. - Diễn biến: ngày 16/9, ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê, sau 2 ngày ta giành thắng lợi; Ta chặn đánh địch trên đường số 4 khiến 2 cánh quân của địch từ Cao Bằng về và Thất Khê lên không gặp được nhau; quân Pháp hoảng loạn phải rút chạy, đường số 4 giải phóng. - Kết quả và ý nghĩa: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch, giải phóng một vùng biên giới Việt- Trung, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây”. Thế bao vây Việt Bắc cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ. Con đường liên lạc của ta với quốc tế được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính. Câu 4b. Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam buộc Mĩ tiến hành “Mĩ hoá trở lại chiến tranh. Nêu hoàn cảnh, diễn biến và kết quả. - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta ở miền Nam buộc Mĩ tiến hành “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh. - Hoàn cảnh: Trên cơ sở thắng lợi của quân dân ba nước Đông Dương trong những năm 1969 – 1971chống lại chiến lược “Việt nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng thống Mĩ, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược. - Diễn biến: Ngày 30 /3 / 1972 ta đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu; Sau 3 tháng, ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; Sau đòn bất ngờ của ta, quân đội Sài Gòn có sự hỗ trợ của Mĩ đã phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. - Kết quả: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” chiến tranh, nghĩa là thừa nhận thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh”. Cùng với thắng lợi của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, ta đã buộc Mĩ phải ngừng ném bom phá hoại miền Bắc và ký Hiệp định Pari tháng 1 năm 1973. . GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ (Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2010) Câu 1 (3đ). Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1973 và việc triển. cuộc kháng chiến. - Diễn biến: ngày 16/9, ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê, sau 2 ngày ta giành thắng lợi; Ta chặn đánh địch trên đường số 4 khiến 2 cánh quân của địch từ Cao Bằng về và Thất. Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta; Thế và lực của ta đều mạnh lên từ sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc. + Khó khăn: Mĩ từng bước can thi p sâu và

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan