Kỳ thi HSG các tỉnh ĐBSCL ĐÁPÁNVÀBIỂUĐIỂM
Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu MÔNĐỊALÝ
Đồng Tháp Năm học 2008 – 2009
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1
(3,0đ)
Vị trí Anh Ôtrâylia HoaKỳ Nga TrungQuốc Braxin ViệtNam
Kinh độ 0
0
150
0
Đ 120
0
T 45
0
Đ 75
0
Đ 60
0
T 105
0
Đ
Giờ 15 giờ 1 giờ 7 giờ 18 giờ 20 giờ 11 giờ 22 giờ
Ngày tháng 15/12 16/12 15/12 15/12 15/12 15/12 15/12
Đúng
mỗi
nước
được
0,5đ
2
(2,0đ)
a)So sánh:
-Tỉ suất tăng tự nhiên của thế giới và các nhóm nước qua các thời kỳ đều giảm, mức độ
giảm không đều ở 2 nhóm nước:
+Giảm nhanh ở các nước phát triển, từ 1,2% → 0,1% (giảm 12 lần).
+Giảm chậm ở các nước đang phát triển, từ 2,3% → 1,5% (giảm 1,5 lần).
-Sự chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn:
+Thời kỳ 1960-1965 chênh lệch gần 2 lần (2,3% - 1,2%).
+Thời kỳ 2001-2005 chênh lệch 15 lần (1,5% - 0,1%).
-Dân số ở các nước đang phát triển tiếp tục tăng nhanh. Các nước phát triển có xu hướng
chựng lại.
b)Hậu quả: Dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển gây sức ép lớn về vấn đề kinh
tế-xã hội và môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(3,0đ)
*Đất (thổ nhưỡng) ở miền Nam Trung Bộ-Nam Bộ rất đa dạng với nhiều loại khác nhau.
*Các loại đất ở Nam Trung Bộ-Nam Bộ:
-Đất feralit:
+Đất feralit nâu đỏ trên đá bazan tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tầng đất
dày, khá phì nhiêu.
+Đất feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn và phân bố rộng rãi ở vùng Trường
Sơn nam và Đông Nam Bộ.
+Trên vùng núi cao có đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn thô.
-Đất xám:
+Đất xám bạc màu trên đá axít tập trung ở Tây Nguyên và rãi rác ở các đồng bằng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
+Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ tập trung ở Đông Nam Bộ và một số vùng ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
-Đất phù sa:
+Đất phù sa sông Cửu Long tập trung nhiều ở ven và giữa sông Tiền, sông Hậu. Là loại
đất tốt, được bồi đắp hàng năm.
+Đất phù sa của đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ có thành phần cơ giới từ cát pha
đến đất thịt. Đất chua, nghèo dinh dưỡng.
-Đất phèn-đất mặn:
+Chiếm diện tích lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra còn có ở vùng cửa sông,
ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
+Đất phèn có đặc tính chua; đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều.
-Đất cát ven biển:
Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nghèo mùn và chất
dinh dưỡng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(3,0đ)
*Giống nhau:
-Đều là vùng đồi núi, có sự chia cắt mạnh mẽ.
-Đều có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
*Khác nhau:
Phía Tây của sông Hồng Phía Đông của sông Hồng
-Có độ cao lớn hơn ở phía
đông; Hướng TB-ĐN
-Có dãy núi Hoàng Liên Sơn
-Có các đỉnh: Phăng-xi-păng
(3143m), Pu-si-lung (3076m),
Phu-Luông (2958m),…
-Có độ cao thấp hơn ở phía Tây; Hướng vòng cung
-Có các dãy: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông
Triều.
-Các đỉnh: Tây Côn Lĩnh (2419m), Pu-Tha-ca
(2274m), Phia Ya (1980m), Phia Uắc (1930m), Phia
Boóc (1578m),…
0,5
0,5
0,25
điểm mỗi
ý. Riêng
đỉnh núi
0,5 điểm
mỗi phía.
5
(3,0đ)
a)Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ kết hợp cột và đường (Cột: số dân; đường: tốc độ gia tăng dân số).
-Vẽ đầy đủ, chính xác, có tên biểu đồ. Mỗi ý thiếu hoặc sai trừ 0,25 điểm.
b)Nhận xét:
*Quy mô dân số: Dân số nước ta đông. Năm 2001 dân số nước ta đứng thứ 2 Đông Nam
Á và thứ 13 trên thế giới.
*Sự gia tăng dân số:
-Dân số nước ta còn gia tăng khá nhanh (>1%/năm). Từ 1990 đến 2001 tăng thêm
12.669,1 ngàn người; trung bình tăng 1,1 triệu người/năm.
-Tốc độ gia tăng dân số giảm dần nhưng còn chậm. Năm 1990: 1,92%; năm01: 1,35%;
trung bình giảm 0,05%/năm.
*Cơ cấu dân số theo giới tính:
-Xử lý số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN 1990-2001 (%)
Năm Nam Nữ
1990
1995
1997
1999
2001
48,78
48,94
49,08
49,17
49,16
51,22
51,06
50,92
50,83
50,84
-Dân số nước ta có sự mất cân đối giữa nam và nữ. Năm 2001: Nam là 38.684,2 ngàn
(49,16%), Nữ là 40.001,6 ngàn (50,84%).
-Cơ cấu theo giới tính có sự thay đổi rõ rệt:
+Tỉ lệ nữ giảm dần: từ 51,22% (1990) xuống còn 50,84% (2001).
+Tỉ lệ nam tăng dần: từ 48,78% (1990) tăng lên 49,16% (2001).
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(3,0đ)
a)Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ cột. Vẽ đúng, đủ, chính xác, sạch sẽ, có ký hiệu, chú thích, có tên biểu đồ.
-Thiếu hoặc sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm.
b)Nhận xét và giải thích:
-Nhận xét:
+Số khách du lịch tăng nhanh từ 1991 đến 2005.
*Khách quốc tế: tăng từ 0,3 triệu lượt lên 3,5 triệu lượt, tăng hơn 11 lần.
*Khách nội địa: tăng từ 1,5 triệu lượt lên 16 triệu lượt, tăng hơn 10 lần.
+Ngành du lịch nước ta giai đoạn 1991-2005 phát triển nhanh, nhất là giai đoạn từ cuối
thập niên 90 (TK XX) trở đi với số lượt khách cả nội địavà quốc tế tăng vọt.
-Giải thích:
+Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú:
*Tài nguyên thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng. Bãi biển Sầm Sơn, Non
nước, Vũng Tàu, vườn QG Cúc Phương, Cát Tiên,….
*Tài nguyên nhân văn: Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn; nhiều lễ hội, làng nghề truyền
thống,….
+Có nhiều trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TPHCM, Huế-Đà Nẵng, Hạ Long, Hải Phòng,
Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ,…
+Có chính sách đổi mới của Nhà Nước.
1.0
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(3,0đ)
a)Điều kiện thuận lợi:
-Vị trí địalý thuận lợi:
+Giao lưu với vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ; giáp Đồng bằng sông Cửu
Long là vựa lúa lớn nhất nước;
+Trao đổi, giao lưu với Campuchia, với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng
đường biển.
-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi:
+Có đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ, thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+Có khí hậu mang tính cận xích đạo và điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, thuận lợi
trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
+Gần các ngư trường lớn (Cà Mau-Kiên Giang, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng
Tàu), có rừng ngập măn, thuận lợi ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+Tài nguyên lâm nghiệp có vai trò cung cấp nguồn gỗ dân dụng, gỗ củi, nguyên liệu
giấy; có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, phát triển du lịch sinh thái.
+Khoáng sản: có dầu khí, sét, cao lanh… thuận lợi phát triển công nghiệp.
+Trên hệ thống sông Đồng Nai có trữ năng thủy điện lớn.
-Điều kiện KT-XH thuận lợi:
+Thu hút mạnh mẽ lực lượng lao động có chuyên môn cao, nhất là TP.Hồ Chí Minh.
+Có sự tích tụ lớn về vốn, kỹ thuật; cơ sở hạ tầng phát triển tốt.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
HẾT
. các tỉnh ĐBSCL ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu MÔN ĐỊA LÝ
Đồng Tháp Năm học 2008 – 2009
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1
(3,0đ)
. (1578m),…
0,5
0,5
0,25
điểm mỗi
ý. Riêng
đỉnh núi
0,5 điểm
mỗi phía.
5
(3,0đ)
a)Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ kết hợp cột và đường (Cột: số dân; đường: