Đô thị Bhaktapur chìm trong xưa cũ Bhaktapur là niềm tự hào của người Nepal, nơi đây được mệnh danh là Thành phố văn hóa vời nhiều đền thờ, miếu mạo cùng những bức tượng được chạm trổ, điêu khắc kỳ thú. Đô thị cổ quy tụ những quần thể kiến trúc đền đài Bhaktapur nằm trên con đường buôn bán nối liền Tây Tạng và Ấn Độ. Trong những năm tháng cường thịnh nhất của phố thị Bhaktapur, nơi đây có khoảng 170 đền thờ, miếu mạo cùng những bức tượng được chạm trổ, điêu khắc kỳ thú trong quần thể thành phố và quảng trường. Ngày nay, du khách đến Nepal sẽ có dịp chiêm ngưỡng những di sản văn hoá còn bảo tồn được giữa lòng Bhaktapur mà tuổi đời của chúng lên tới vài trăm năm có lẻ. Phác thảo Bhaktapur xưa. Bác tài xế taxi nhiệt tình đưa chúng tôi vào tận cổng rồi chỉ chỗ mua vé kèm theo lời dặn chúng tôi cứ đi cho mỏi chân, hai tiếng nữa mệt thì quay ra. Lúc đầu tôi tưởng bác tài nói đùa vì không nghĩ Bhaktapur lại rộng đến mức đi bộ không xuể, nhưng phải hơn hai tiếng sau tôi mới có thời gian nghỉ ngơi và kiểm chứng rằng mình đã sai. Khi đứng trên những tòa tháp cao ở đây, bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé Theo Cổng Sư Tử (sách du lịch Lonely Planet nổi tiếng gọi đây là Lion Gate) chúng tôi rảo bước đi vào Bhaktapur giữa lúc mặt trời đã chói chang gần trưa. Giá vào cửa của Bhaktapur đắt hơn hẳn so với những khu du lịch khác. Muốn vào đây bạn phải trả 750 NPR, khoảng 10 USD. Đây là vé thăm quan đắt nhất toàn Nepal. Con đường đi vào trung tâm quảng trường có đoạn dốc lên thoai thoải, người dân Nepal có thể phóng xe máy tại đây Sau cổng soát vé Lion Gate là khuôn viên chính của Bhaktapur, nơi du khách sẽ gặp vô số những tượng đá và tượng gỗ lớn, mà tôi dù rất cố gắng nhưng vẫn bị bỏ sót không kịp ghi lại và tìm hiểu xem chúng tương ứng với vị thần nào hay truyền thuyết nào của đạo Hindu. Đường vào Dubar Square Khu vực trung tâm của Bhaktapur là Dubar Square. Quảng trường Dubar Square của Bhaktapur hiện ra giữa nắng trưa gay gắt nhưng cũng không ngăn được dòng người đổ ra đi bộ, phần vì du khách ham thích chụp ảnh, phần vì "tiếc" giá vé đắt mà phải đi cho bõ. Bắt đầu từ đây, chúng tôi mê mải trong những công trình kiến trúc độc đáo. Giếng nước đá nằm liền kề với đền Pashupatinath thờ thần Shiva. Đền thờ với kiến trúc mái độc đáo. Nằm gọn dưới chân dãy Himalayas, lại chịu ảnh hưởng đa phương từ những nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, đất nước Nepal dung nạp trong mình một sự đa dạng văn hoá mà thể hiện mạnh mẽ nhất chính là trong kiến trúc. Người ta chia kiến trúc chính ở Nepal ra ba dạng lớn là Pagoda (chùa), Stupa và Shikhara. Ba phong cách kiến trúc tiêu biểu ở Nepal. Kiến trúc dạng Pagoda (chùa) là những công trình có mái chồng nhiều tầng. Kiến trúc Stupa có cấu trúc dạng tháp luôn gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Còn Shikhara được cho là bắt nguồn từ kiến trúc đền Hindu vùng cao nguyên Bắc Ấn với sự cầu kỳ, tỉ mỉ, thể hiện không chỉ trong kiến trúc tổng thể mà còn hiện diện trong các bức tượng người và vật bằng đá xung quanh. Công cuộc thăm thú và chụp ảnh Bhaktapur của chúng tôi tạm thời gián đoạn thú vị vì những bạn nhỏ Nepal dễ thương đang nô đùa chơi trong quảng trường. Sau khi thăm thú nhiều nơi nữa, tới giữa trưa mà chúng tôi đã lang thang và chụp ảnh hơn hơn một giờ đồng hồ tại đây. Đuối sức dưới trời nắng gắt, chúng tôi quyết định tránh nắng bằng cách đi xuyên qua các ngõ nhỏ nối khu vực Dubar Square với khu vực nổi tiếng thứ hai của đô thị Bhaktapur là Taumadhi Tole. Bên trong các ngõ nhỏ là các cửa hiệu bán đồ lưu niệm Nepal, quán ăn và nhà trọ dày đặc, thích hợp với du khách muốn mua sắm và nghỉ chân. Nơi đây có nhiều cửa hiệu cũng như những sạp hàng bày bán ngay trên nền đất. Khi tới Taumadhi Tole chúng tôi đi bộ xung quanh khu vực này ngắm nghía những kiến trúc mới cũ đan xen, những khung cửa sổ cầu kỳ tinh xảo, những phòng tranh màu sắc mạnh mẽ, sống động, mang phong cách cao nguyên độc đáo. Những bức tranh về phong cảnh và con người Nepal. Đoán chừng không nên nấn ná thêm nữa vì đã quá giờ hẹn với bác tài xế, chúng tôi rời Taumadhi Tole trở ra theo đường cũ, đi qua Dubar Square và ra khỏi Bhaktapur theo cổng Lion Gate trong tâm trạng vương vấn vì vẫn chưa khảo cứu được hết những di tích văn hoá bên trong đô thị cổ. Riêng tôi còn có một điều rất tiếc là không chọn mua một bức tranh bày bán ở đây để đem về làm kỷ niệm bởi biết đến bao giờ mới có dịp thăm lại Bhaktapur xưa cũ này. . Đô thị Bhaktapur chìm trong xưa cũ Bhaktapur là niềm tự hào của người Nepal, nơi đây được mệnh danh là Thành phố. thú. Đô thị cổ quy tụ những quần thể kiến trúc đền đài Bhaktapur nằm trên con đường buôn bán nối liền Tây Tạng và Ấn Độ. Trong những năm tháng cường thịnh nhất của phố thị Bhaktapur, . trở ra theo đường cũ, đi qua Dubar Square và ra khỏi Bhaktapur theo cổng Lion Gate trong tâm trạng vương vấn vì vẫn chưa khảo cứu được hết những di tích văn hoá bên trong đô thị cổ. Riêng tôi