1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận: Quá trình lưu thông của vàng doc

32 885 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 342,5 KB

Nội dung

Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại NHTM Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam lấy lượng vàng

Trang 1

Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm, khối lượng riêng lớn; vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đo giá trị - nó đã được chọn

từ xa xưa là một dạng tiền và vật cất trữ của cải

Đã có rất nhiều vật phẩm được sử dụng làm tiền, bao gồm cả những thứ tưởng như khôngthể như vỏ ốc, lá cây thuốc lá Những thuộc tính cần phải có để một dạng vật chất trở thành dạng cơ bản của tiền là

 Dễ phân biệt

 Bền vững

 Ổn định vể lượng sẵn có

 Giá trị nội tại không bị biến động

Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và có thể nói rằng nó là dạng vật chất duy nhất trên thế giới đáp ứng được Lượng vàng mà con người có được không thay đổi đột biến trong nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ khai mỏ là nhỏ và dự tính được Phần lớn vàng được tàng cất trong kho, quỹ, két ở dạng “chức năng” của nó là vật lưu trữ giá trị Nhu cầu vàng cho mục đích khác chỉ là trang sức, răng giả và đồ điện tử mà thôi Việc sử dụng vàng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác có thể coi là cùng chức năng lưu trữ giá trị bởi thuộc tính thẩm mĩ của nó Hai ứng dụng còn lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ sovới lượng vàng được tàng trữ dưới dạng thỏi, nén; bên cạnh đó, nhu cầu vàng trong lĩnh vực nha khoa đang giảm xuống nhờ việc sử dụng các vật liệu trông giống răng thật Ngoài vàng ra, bất kỳ vật phẩm nào khác đều có thể biến đổi giá trị khi cung và cầu thay đổi

Quá trình đi đến chọn vàng làm tiền, trong các xã hội, khác nhau theo thời gian và địa điểm Tuy vậy các nhà sử học tin rằng, giá trị cao của vàng nhờ đẹp, tinh khiết, không bị

ăn mòn, luôn ổn định, và dễ nhận ra đã đưa nó trở thành vật bảo toàn giá trị và thước đo giá trị của các dạng hàng hóa, vật chất khác Ở thành Babylon cổ đại, giạ lúa mì (36 lít)

đã được sử dụng làm đơn vị tính toán với khối lượng vàng tương ứng được sử dụng làm vật mang giá trị Những hệ thống tiền tệ cổ xưa dựa trên lương thực sử dụng vàng để biểuhiện giá trị Nghiệp vụ ngân hàng (banking) bắt đầu xuất hiện khi vàng ký gửi tại ngân hàng có thể được chuyển từ một tài khoản sang tài khoản khác trực tiếp hoặc cho vay lấy lãi suất

Khối lượng riêng lớn của vàng (19,3 g/cm³) có nghĩa là những thủ đoạn pha vàng với các kim loại khác để có thêm khối lượng đều bị dễ dàng phát hiện (câu chuyện “Eureka” nổi tiếng của nhà bác học Ác-si-mét) Có một số kim loại nặng hơn vàng Trong số các kim loại tương đối phổ biến thì chỉ có osmium (22,6 g/cm³), iridium (22,4 g/cm³), bạch kim (21,45 g/cm³), volfram (19,35 g/cm³) là nặng hơn vàng Thế nhưng chúng đều đắt hơn vàng còn volfram thì giá gần bằng vàng Hợp kim của vàng và volfram thì khó chế tạo vàkhông hiệu quả

Trang 2

Khi được sử dụng thay mặt vàng trong hệ thống tiền tệ, chức năng của tiền giấy là nhằm giảm nguy hiểm có thể xảy ra khi vận chuyển vàng, giảm khả năng làm xấu những đồng

xu vàng và tránh việc rút dần phương tiện thanh toán ra khỏi lưu thông như đầu cơ hay hao mòn Sự xuất hiện tiền giấy ban đầu chỉ thuần túy bởi sự thiếu tin cậy khi vận chuyểnvàng, đặc biệt là những rủi ro trên những hành trình dài; bên cạnh đó còn bởi các nước muốn sự giao thương phải đặt dưới sự kiểm soát của họ Tiền tệ được đảm bảo bằng kim loại quý đôi khi được gọi là tiền biểu hiện Và giấy bạc được phát hành theo cách này gọi

là chứng chỉ tiền tệ, một cách gọi để phân biệt nó với các dạng khác của tiền giấy

Trên thực tế, trong phần lớn lịch sử xã hội loài người, bạc mới là phương tiện lưu thông chủ yếu và là kim loại quan trọng đóng vai trò tiền tệ Vàng được sử dụng là vật mang giátrị cao nhất, và là phương tiện thanh toán chỉ khi cần phải gọn nhẹ như việc thanh toán cho quân đội Trong một số thời điểm, vàng thay thế bạc trong vai trò đơn vị cơ sở cho thương mại quốc tế, đó là thời kỳ hoàng kim của đạo Hồi (năm 662 đến 1258), thời kỳ đỉnh cao của các thành quốc buôn bán Italia trong thời Phục hưng, và đáng kể nhất là trong thế kỷ 19 Vàng duy trì vai trò là kim loại của kế toán lưu trữ tiền tệ cho đến khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ năm 1971 Cho đến nay, nó vẫn là đối tượng dự trữ quan trọng ở các ngân hàng trung ương và chính phủ, là phương tiện duy trì khả năng thanh khoản và thực hiện chức năng bảo toàn giá trị

Tổng lượng vàng mà con người đã khai thác cho đến nay thật ít một cách kinh ngạc – khoảng 125 ngàn tấn Nếu toàn bộ số vàng đó được xếp ở một chỗ thì chỉ một nhà thi đấubóng rổ đủ chứa toàn bộ (cao 9 m, rộng 18 m, dài 36 m)

Giá vàng hiện nay khoảng US$640 một ounce tức là khoảng 20.000 đôla Mỹ một kg, giá trị toàn bộ dự trữ vàng của thế giới là chừng 2,5 nghìn tỷ đôla Mỹ Con số này còn ít hơn lượng tiền mặt lưu thông tại Mỹ Do đó, nếu người ta muốn quay lại bản vị vàng thì hoặc

là vàng phải lên giá rất nhiều (vài chục đến vài trăm lần) hoặc chỉ đảm bảo một phần nhỏ giá trị tổng số tiền mặt lưu hành

Vàng với vai trò dự trữ ngày nay

Trong thập niện 1990, nước Nga bán hết phần lớn lượng dự trữ vàng từ thời Liên Xô, trong khi đó, một số quốc gia khác tích trữ vàng để chuẩn bị cho Liên minh tiền tệ và Kinh tế Châu Âu Chỉ còn đồng Franc của Thụy Sĩ là đồng tiền chuyển đổi ra vàng Tuy nhiên, dự trữ vàng với lượng đáng kể tại nhiều nước là một công cụ bảo vệ đồng tiền của

họ và tránh ràng buộc vào đồng đôla Mỹ, thực tế này hình thành lượng dự trữ khổng lồ tiền thanh khoản cao Đồng đôla yếu có xu hướng được bù lại bởi giá vàng mạnh lên Vàng vẫn là tài sản tài chính cơ bản của gần như tất cả các ngân hàng trung ương bên cạnh ngoại tệ và trái phiếu chính phủ Nó cũng được tích trữ tại các ngân hàng trung ương như là một biện pháp đề phòng Ước tính, 25% toàn bộ lượng vàng có trên mặt đất được cất giữ tại quỹ của các ngân hàng trung ương

Trang 3

Tiền xu vàng và vàng thỏi được mua bán rộng rãi tại các thị trường có tính thanh khoản cao, và do đó vẫn là hình thức cất giữ tài sản cá nhân Cho dù một số tổ chức, cá nhân phát hành tiền ví dụ tiền kỹ thuật số quy ra vàng, thì chúng vẫn phải được bảo đảm bằng

dự trữ vàng của họ

Năm 1999, để bảo vệ vai trò cất trữ giá trị của vàng, Ngân hàng trung ương Châu Âu đã

ký “thỏa thuận Washington”, tuyên bổ rằng họ không cho phép vay nợ vàng để đầu cơ và

họ cũng không tham gia vào thị trường vàng với vai trò là người bán, trừ khi các giao dịch đó đã ký kết trước thời điểm ký thỏa thuận trên

Những năm cuối của Thời kỳ khủng hoảng giá hàng hóa (1980-2000) cũng đã ảnh hưởng đến vàng, giá vàng đã tăng vượt mức giá được giao dịch trong vòng 20 năm Thực tế này dẫn đến hậu quả là các tổ chức quản lý tiền tệ lại sử dụng vàng để giữ vững giá trị đồng tiền của họ, dẫu vậy, không có nghĩa là quay trở lại bản vị vàng Trên thực tế ngày nay thìngược lại, vàng càng đắt đỏ thì bản vị vàng càng khó thực hiện

Giá vàng tăng ảnh hưởng tới lãi suất tiền gửi?

Những biến động của thị trường vàng cuối năm đã ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền, gây ra tâm lý bất an cho những người gởi tiền tại ngân hàng Mặc khác, tình trạng “đô la hóa” thị trường tiền tệ cũng khiến cho những người giữ tiền VN lo ngại.

Giá vàng lên cơn sốt có ảnh hưởng tới lãi suất tiền gửi hay không? Ngày 13/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này

Giá vàng thời điểm gần đây liên tục biến động theo hướng tăng giá Ông có thể đánh giá tác động của sự biến động này đối với thị trường trong nước?

Sự biến động của loại hàng hóa đặc biệt này nhất định có tác động tới thị trường Ví dụ, thị trường bất động sản, tác động tới xu hướng của người dân trong việc nắm giữ tài sản

dự trữ của mình, do đó sẽ ảnh hưởng tới luồng tiền vốn huy động bằng VND, USD hay vàng

Tuy nhiên, theo tôi tác động của giá vàng hiện không lớn như những năm trước khi vàng còn được coi là giá trị của đồng tiền Cho nên đa số người dân bình thường không bị ảnh

Trang 4

hưởng bởi giá vàng; giá cả các mặt hàng tiêu dùng bình thường cũng không bị ảnh hưởng.

Vậy giá vàng biến động có ảnh hướng tới việc tăng lãi suất tiền gửi hiện nay?

Theo tôi là không Bởi ngay ở mức cao hiện nay, giá vàng trong nước vẫn thấp hơn thị trường quốc tế Không phải VND đang mất giá mà các ngân hàng phải nâng lãi suất, thậm chí VNĐ còn hơi cao giá Vấn đề huy động vốn vào các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu lại là chuyện khác và phải tính đến lãi suất hợp

lý hơn để huy động được vốn

Vì sao Nhà nước vẫn khống chế chặt chẽ biên độ giao dịch của tỉ giá hối đoái giữa VNĐ với ngoại tệ đã tạo sự chênh lệch giữa tỉ giá chính thức với tỉ giá thực tế?

Đứng về mặt quản lý Nhà nước, vẫn luôn có sự chênh lệch giữa tỉ giá chính thức với tỉ giá thực tế Vấn đề là ít nhất tìm ra được khoảng rộng đủ linh hoạt để người mua, người bán tìm đến nhau dễ dàng Chúng ta đang đứng trước thực tế, nếu nới lỏng hơn nữa những kiểm soát về tỉ giá chính thức thì còn phải quan tâm đến những biến động khác trong khi nền kinh tế chưa thực sự ổn định vững chắc, nhất là lạm phát

Do đó, vừa qua Ngân hàng Nhà nước mới chỉ dám nới biên độ giao dịch trong phạm vi 0,25% so với tỉ giá giao dịch ngày hôm trước Ở các nước, họ không khống chế, biến động có thể tới 1%-2% nhưng không gây nên xáo động trong tâm tư người dân Nhưng nếu VN tùy tiện nới lỏng, chỉ mới biến động 50 đồng (so với 15.000-16.000 đồng chưa là

gì cả) nhưng sẽ lập tức có biến động

Vì vậy, hiện giờ biến động hằâng ngày ở thị trường chính thức chỉ có 5-7 đồng, còn ở bênngoài thị trường tự do lại khác Chính vì thế, người dân tìm đến những dịch vụ đổi tiền không chính thức để có thể được lợi hơn

Làm sao phá được ranh giới giữa hai thị trường mới là mục tiêu của sự kiểm soát Trên

cơ sở đó mới phát triển được dịch vụ thu đổi ngoại tệ

Việc sử dụng ngoại tệ một cách phổ biến là có lợi hay hại?

Trang 5

Chẳng quốc gia nào lại muốn có đồng tiền thứ hai cũng được dùng như đồng tiền của mình, thậm chí có khi còn lấn lướt Có nghĩa là anh không đủ hiệu lực trong thực thi chính sách tiền tệ Vì thế, phải tìm cách kiểm soát và loại trừ dần Tuy nhiên, phải có chính sách, biện pháp một cách khôn ngoan, không thể dùng

sự nhiệt tình được

Lãi suất phù hợp sẽ hạn chế chuyển dịch từ VNĐ sang

ngoại tệ

Theo ông Lê Đức Thúy: Các tổ chức quốc tế đánh giá, tình

trạng “đô la hóa” tại VN ở mức trung bình so với các nước đangphát triển.Thứ hai, việc giảm “đô la hóa” ở VN biến chuyển khá nhanh, ngoại tệ được thu hút vào ngân hàng chính là một biểu hiện của việc giảm “đô la hóa” trong nền kinh tế

Năm 1995 chỉ có khoảng 1,5 tỉ USD tiền gửi từ khu vực dân cư,hiện nay con số này khoảng 8 tỉ USD Chính phủ đã giao cho

Ngân hàng Nhà nước VN xây dựng đề án chống “đô la hóa”

Chống “đô la hóa” sẽ phải là những biện pháp mang tính kinh tế: Tỉ giá hối đoái tương đối ổn định- người dân sẽ ít lo sự mất giá của đồng tiền; lãi suất phải hợp lý để tránh sự chuyển dịch

từ đồng tiền này sang tiền kia

TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG NĂM 2010 ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Posted on 24/01/2011 by Civillawinfor

TS ĐỖ THỊ THỦY – VietinBank

1 Năm của những mức giá kỷ lục trên thị trường vàng

Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh Năm 2010 thị trường vàng (TTV) biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập

Trang 6

Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu

đồng/lượng Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàngtrong nước tăng 46% Sự biến động của TTV đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng Bài toán vàng, lạm phát lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ

Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến?

Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần Vào trung tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1$/oune, tăng 22% so với đầu năm Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương (NHTW) mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính:

Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế Trong

hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời

in thêm tiền mặt Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phátgia tăng

Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng

Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới Tại Châu Âu, nợ xấu tại một số quốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư vàng…

Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không

thể đáp ứng đủ mức cầu Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua

đó giữ giá ổn định Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng.Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%

Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như: nhu

cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộng vàng của một

số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009 Đồng thời, các nhà đầu tư và một số NHTW, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng Trong năm 2009-2010, các

Trang 7

NHTW của Ấn Độ, Sri Lanka và Cộng hòa Mauritius mua 212 tấn, Bangladesh mua 10 tấn Iran đã tuyên bố chuyển 45 tỷ USD dự trữ sang đồng Euro và vàng Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay).

Mặc dù giá vàng lên rất cao nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư, thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng Kết quả phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng cho thấy, tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đỉnh, tỷ trọng cổ phiếu vàng chiếm 26% tổng giá trị

cổ phiếu đầu tư toàn cầu So với năm 2009, tỷ trọng này chỉ chiếm 0,8% – một con số không đáng kể Do đó, các Quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ SPDR vẫn tiếp tục mua vàng với khối lượng lớn để canh giá cao bán ra kiếm lời Hoạt động đầu tư vàng riêng lẻ của tư nhân cũng phát triển rất mạnh ở nhiều nước…

Thứ hai: Tâm lý giữ vàng

Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác Trước những đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá” Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng)

Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm và sang năm 2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao Do đó, việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng

Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ

Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ NHNN Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhậpvàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giáUSD lên cao

Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao

Trang 8

Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáygiữa vàng, USD.

2 Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM)

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tương đương với 45 tỷ USD Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức

ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng

Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đến gián tiếp cóthể thấy tác động của giá vàng tăng như sau:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá

vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở TTV và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

- Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu

hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu muaUSD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát

- Nguy cơ lạm phát: Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ

giữa vàng và lạm phát Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát

- Thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu

ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại

- Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên

GDP ở Việt Nam rất lớn Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ Đơn cử, với tổng phương tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8 Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0 Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởikhối lượng vàng và TTV đang bành trướng hiện nay

Như vậy, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh

Trang 9

toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Vì vậy, việc quản lý TTV, vấn đề vàng hóa và đô la hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược vàchính sách hợp lý.

3 Chính sách của Chính phủ tác động đến việc bình ổn thị trường và hoạt động kinh doanh của các NHTM

Trước tình hình tăng phi mã của giá vàng trên thế giới và trong nước, trong những năm qua Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách nhằm bình ổn tình hình thị trường Cụ thể:

Trước tiên, để hạn chế lượng ngoại hối nhập vàng, giảm bớt thâm hụt thương mại, tháng 5/2008, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng Tuy nhiên việc ngừng cấp phép chỉ là

giải pháp tình thế Trên thực tế, giải pháp này đã có những tác động ngược đến tỷ giá và lạm phát ở mức độ nhất định và cần phải có sự điều chỉnh phù hợp Từ đó đến nay, NHNN đã một số lần phải nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu vàng, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu khi giá vàng trong nước tăng quá nóng

Thứ hai là đóng cửa các sàn vàng trong nước và bãi bỏ việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các NHTM:

Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh sàn vàng cho thấy: hoạt động này không tạo ragiá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế – xã hội, NHNN đã yêu cầu bãi

bỏ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức Đồng thời, NHNN cũng huỷ bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các NHTM vì mức rủi ro của hoạt động này rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn

Sau các biện phát siết chặt nguồn cung “vàng thật” và cấm kinh doanh “vàng ảo”, NHNN thực hiện hạn chế các hoạt động huy động và cho vay vàng của NHTM trong nước:

Tháng 10/2010 NHNN ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN với mục tiêu hạn chế các hoạt động huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD): chỉ cho phép các TCTD huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn bằngvàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức (không được cho vay để sản xuất

và kinh doanh vàng miếng); TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác

Với mục tiêu làm giảm sức hấp dẫn của kênh đầu tư vàng, loại bỏ dần việc vàng hóa, NHNN hy vọng Thông tư 22 sẽ khiến các NHTM bán lượng vàng đang nắm giữ, làm giảm sức nóng của thị trường Mặt khác, cơ chế mới sẽ khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với TCTD huy động và cho vay bằng vàng Qua đó tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ Hiệu quả của Thông tư cần phải có thời gian để đánh giá, tuy nhiên sau những biện pháp can thiệp nói trên, giá vàng trong nước không còn có những biến động bất thường như thời gian trước nữa

4 Một số đề xuất

Trang 10

Trên cơ sở xem xét vấn đề vàng trong mối quan hệ biện chứng với tỷ giá và lạm phát; coivàng là phương tiện cất trữ, lưu thông tiền tệ chứ không chỉ là hàng hóa thông thường, từ

đó có giải pháp tiếp cận và xử lý vấn đề trên cơ sở dài hơi, tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tập quán giữ vàng của người dân, kể cả việc xem xét thực tiễn khó khăn trong việc ngăn chặn vàng nhập lậu từ biên giới, dưới góc độ nghiên cứu, người viết

có một số đề xuất sau:

Thứ nhất, căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là lạm phát, do đó muốn giải quyết vấn đề

của vàng thì phải có biện pháp giảm lạm phát để tăng niềm tin vào đồng nội tệ, bớt đổ xô vào gom giữ vàng, ngoại tệ

Thứ hai, không nên thực hiện các biện pháp có tính chất hành chính, cắt giảm đột ngột,

ngăn cấm mua bán vàng… Bởi như vậy sẽ càng làm vàng ra khỏi kênh chính thức Thay vào đó, cần có bước trung gian để chu chuyển vàng (hút vàng vào ngân hàng)

Thứ ba, cần có cơ chế để chu chuyển vàng thành VND, cần có giải pháp để huy động số

vàng hiện có trong dân để không lãng phí nguồn tài chính quan trọng NHNN nên cho phép các NHTM tái chiết khấu vàng để lấy VND Khi đó, nhà nước sẽ thu hút được vàng trong dân, đưa lượng vàng lớn trong dân vào lưu thông, giúp chu chuyển nguồn vốn bằngvàng

Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách quản lý TTV theo hướng tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, trên tinh thần tôn trọng quy luật thị trường Sau khi hoàn thiện các cơ chế, biện pháp phòng ngừa rủi ro thì nên tiếp tục cho phép kinhdoanh vàng trên tài khoản nước ngoài để khơi thông dòng vốn kinh doanh trong và ngoài nước và cân bằng được rủi ro của việc huy động vàng trong nước

Thứ năm, cần thành lập mô hình quản lý TTV tập trung do Nhà nước quản lý Khi đó,

Nhà nước có thể quản lý TTV hiệu quả, tránh những tác động tiêu cực, còn người dân và nhà đầu tư có thêm những kênh lựa chọn để đầu tư hay trao đổi loại hàng hóa đặc biệt này, tạo lập một thị trường giao dịch vàng tập trung giống thị trường chứng khoán hiện nay, tăng cường tính minh bạch, thông suốt của TTV; giảm tình trạng lũng đoạn và thao túng, góp phần tạo trật tự khách quan cho TTV; giảm nhu cầu nhập vàng và hạn chế xuất nhập lậu vàng./

Thông tin quan trọng tác động đến thị trường vàng và ngoại tệ 2 tháng đầu năm 2011

Đáng chú ý nhất, khả năng hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do bị cấmtác động không nhỏ đến giá vàng trong tuần qua và trong thời gian sắp tới

Các tin liên quan

 Mốc quan trọng nhất trên thị trường vàng và ngoại tệ 2 tháng đầu năm 2011

 Xóa kinh doanh vàng miếng tự do: Băn khoăn tính khả thi

Trang 11

Kiều hối vượt 8 tỷ USD: Báo Tuổi Trẻ đưa tin lượng kiều hối chuyển về VN trong năm

2010 đã vượt xa con số dự báo 6 tỉ USD khi đạt trên 8 tỉ USD Một kỷ lục mới đã được thiết lập Theo giám đốc công ty kiều hối ngân hàng Đông Á, lượng kiều hối chuyển theođường không chính thức hiện nay không đáng kể bởi chính sách nhận kiều hối VN rất thông thoáng, như: không phải đóng thuế, được nhận bằng ngoại tệ hay tiền đồng tùy khách hàng chọn…

Một nguyên nhân khác góp phần làm tăng kiều hối là lãi suất huy động USD của các ngân hàng trong nước hiện ở mức 5%/năm, cao hơn lãi suất USD ở nước ngoài Kiều hối

về nước tăng góp phần giảm căng thẳng nguồn cung USD trong nước

Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng đến cuối tháng 2/2011: Nhiều công

ty và ngân hàng cho biết chiều 07/01 đã nhận được quyết định cho phép nhập khẩu vàng

từ Ngân hàng Nhà nước với thời hạn đến cuối tháng 02/2011 Ngày 12/01, các công ty vàng cho biết số vàng được cấp phép nhập lần này sẽ được gia công bán ra thị trường

Các ngân hàng chạy đua nâng lãi suất huy động USD: Đến ngày 17/01, theo ghi nhận

của báo Thanh Niên và Báo Đất Việt, Ngân hàng Nam Việt (Navibank) nâng lãi suất USD lên tới 6,24%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng; các kỳ hạn 6 - 9 tháng lên cao nhất6,14% tùy vào số lượng tiền gửi Trước đó, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank)chính thức dẫn đầu thị trường với việc đưa lãi suất lên mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.Hàng loạt kỳ hạn gửi tiền USD khác tại VietBank cũng được ngân hàng này nâng lãi suất lên mức 5,4-5,9%/năm

Mức lãi suất huy động USD phổ biến của các ngân hàng có vốn điều lệ khoảng 3.000 tỉ đồng như NH TMCP Phương Tây, Đại Á, Việt Á từ 5% - 5,5%/năm Đây là mức lãi suất huy động USD ở một số ngân hàng quy mô nhỏ và vừa, còn những ngân hàng thương mại lớn như NH TMCP lớn như Á Châu (ACB), Xuất nhập khẩu (Eximbank) mức lãi suất huy động USD ngấp nghé ở gần mức 5%/năm Ngày 23/01, lãi suất huy động USD tại SCB lên tới 6,3%/năm

Sau đó cuộc đua nâng lãi suất USD giảm nhiệt, một số ngân hàng (NH) đã âm thầm giảm lãi suất huy động USD xuống mức 5%/năm NH Vietbank hạ lãi suất huy động USD xuống còn 5,5%/năm, giảm 0,7%/năm so với mức đỉnh trong tháng 1

Cập nhật lãi suất huy động USD tại một số ngân hàng: Theo khảo sát của CafeF, ở thời

điểm ngày 28/02/2011, lãi suất tiền gửi bằng đồng USD tại một số ngân hàng thương mạinhư sau:

Ngân hàng Vietcombank: Lãi suất tiền gửi đồng USD phổ biến từ mức 5% (thời hạn 1 tháng) lên mức 5,5% (thời hạn 12 tháng)

Ngân hàng Sacombank: Lãi suất tiền gửi đồng USD từ mức 4,920% (thời hạn 5 và 6 tháng) lên đến 5,320% (thời hạn 2 tháng)

Trang 12

Ngân hàng BIDV: Lãi suất tiền gửi đồng USD từ mức 4,5% (kỳ hạn 3 đến 6 tháng) và 4,7% áp dụng với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (áp dụng với địa bàn Hà Nội).

Ngân hàng Techcombank: đối với chương trình tiết kiệm thường, lãi suất huy động USD

từ mức 3,95% (thời hạn 1 tháng) lên mức 4,8% (thời hạn 12 tháng)

Ngân hàng VIB: lãi suất dao động từ 3,1% (thời hạn 2 tháng) lên 3,65% (thời hạn 12 tháng)

Ngân hàng VPBank: lãi suất dao động từ 3,92% (thời hạn 1 tháng, số tiền gửi dưới 5 nghìn USD) lên mức cao nhất là 5% (áp dụng cho thời hạn 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, từ

100 nghìn USD trở lên)

Hoạt động vay cầm cố vàng sôi động: Theo Báo Đất Việt, ngày 20/01/2011, tại thành

phố Hồ Chí Minh, hoạt động vay cầm cố vàng trở nên sôi động Khảo sát tại nhiều tiệm vàng khu vực Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp (TP HCM), không hiếm trường hợp đến cầm cố vàng để có một khoản vốn nho nhỏ cuối năm, lãi suất từ 3% đến

4,5%/tháng

Ông Nguyễn Trung Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty vàng Vina, cho rằng, với giá vàng như hiện tại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng coi “cầm vàng” là doanh số thu nhập chính “Không phải doanh nghiệp kinh doanh vàng nào cũng cạnh tranh được trong chế tác nữ trang, bán vàng miếng Vì thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay “sống” nhờ cầm cố vàng”, ông Trung Anh cho biết

Ngân hàng Nhà nước công bố thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng: Ngày

11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD (mức tăng 9,3%) Đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +_3% xuống +_1% áp dụng từ ngày 11/2/2011 Tỷ giá trần áp dụng tại các NHTM kể từ ngày 11/02/2011 là 20.900 đồng/USD, tăng 1.400 đồng/USD

so với ngày 10/02/2011

Việc tăng tỷ giá đã tác động mạnh đến thị trường vàng sau đó, giá vàng tăng 130 nghìn đồng/lượng lên 35,98 triệu đồng/lượng (chiều bán) sau khi lên vượt 36 triệu đồng/lượng trong ngày giao dịch Sau đó đạt đỉnh 38,5 triệu đồng/lượng vào ngày 19/2/2011

Mở sàn giao dịch vàng bị phạt đến 500 triệu đồng: Theo dự thảo nghị định xử phạt

hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, Việc mua bán ngoại tệ không đúng tỉ giá quy định, thu phí giao dịch không đúng quy định có thể bị phạtđến 75 triệu đồng, gấp 25 lần mức phạt hiện nay (là 3 triệu đồng)

Mở sàn giao dịch vàng bị phạt với mức nặng nhất, đến 500 triệu đồng Việc mua bán ngoại tệ không đúng tỉ giá quy định, thu phí giao dịch không đúng quy định có thể bị phạtđến 75 triệu đồng, gấp 25 lần mức phạt hiện nay (là 3 triệu đồng)

Trang 13

Cũng theo dự thảo trên, điểm giao dịch ngoại tệ không niêm yết công khai tỉ giá bị phạt đến 6 triệu đồng (hiện là 500.000 đồng) Hành vi niêm yết giá, báo giá, định giá, ký kết hợp đồng, giao dịch bằng ngoại tệ bị phạt đến 45 triệu đồng (hiện là 12 triệu đồng) Việc chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định cũng bị phạtđến 75 triệu đồng (hiện là 12 triệu đồng) (theo Báo Pháp luật)

Cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do: Ngày 24/02, Ngân hàng Nhà nước

công bố 7 biện pháp ổn định thị trường tiền tệ năm 2011

Mục tiêu thứ 5 đưa ra dự thảo về quản lý thị trường vàng:

- Theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng Quốc tế, cung cầu trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường

- Trong quý II/2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới

Giá vàng, dầu giảm có phải tín hiệu đáng mừng?

Với đại đa số mọi người dân đều vui mừng khi giá dầu hạ, kéo giá vàng giảm theo Điều này sẽ góp phần kéo giá cả hàng hóa giảm, làm lạm phát giảm, áp lực lên cuộc sống của người dân cũng giảm đi Tuy nhiên việc giá dầu hạ trong lúc nền kinh tế phát triển ổn định thì đây thật sự là một tin mừng vì người dân sẽ đẩy mạnh tiêu dùng hơn nhưng với tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn thì vấn đề này còn phải xem xét lại Bởi vì việc giá hàng hóa đi xuống chứng tỏ kinh tế thế giới cũng đi xuống, là dấu hiệu tiêu cực của nhu cầu tiêu dùng đồng nghĩa với các chính sách điều hành ngày càng thắt chặt Khi giá hànghóa giảm cũng làm các nhà sản xuất thiếu động lực để sản xuất và phát triển sản phẩm Ngoài ra việc giá dầu giảm mạnh liên tục sẽ không loại trừ việc OPECsắp tới sẽ giảm lượng cung ra thị trường để ngăn chặn việc giá dầu tiếp tục đi xuống Bởi vì một khi giá dầu đã thiết lập mặt bằng giá mới việc giá xuống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng lợi nhuận của các quốc gia này

Đồng USD tăng giá mạnh lần này không phản ánh tình hình kinh tế Mỹ mạnh lên

mà là do các đồng tiền khác yếu đi Điều này thể hiện qua việc hàng loạt số liệu kinh tế của các nền kinh tế mạnh như EU, Úc, Nhật, Canada không khả quan Trong bài phát biểu trong cuộc họp báo gần đây, Chủ tịch Ngân hàng TW Châu

âu ECB ngài Trichet thừa nhận nhiều khó khăn mà nền kinh tế Châu âu vẫn đang phải đối mặt cộng thêm lạm phát vẫn ở mức cao nên ECB vẫn chưa thể tăng lãi suất góp phần khống chế lạm phát Tình hình kinh tế tại Mỹ cũng không khá hơn khi danh sách thua lỗ của các doanh nghiệp ngày càng dài hơn, tỷ lệ thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp vẫn tăng cao, chính phủ Mỹ vẫn phải kéo dài thời gian cho các khoản vay thế chấp, TTCK Mỹ tuy có tăng điểm nhẹ nhưng cácchỉ số vẫn còn ở mức thấp như chỉ số Dow Jones vẫn chưa thoát khỏi ngưỡng

Trang 14

11.000 sau khi có lúc đạt 14.000 Mặc dù vẫn có một số thông tin khả quan như tín dụng tiêu dùng tăng, dự trữ dầu thô đầu tháng 8 tăng (nhưng dự trữ xăng lại giảm rất mạnh, có thể lý giải do công suất nhà máy giảm), chỉ số sản xuất có chiều hướng tăng Ngoài ra việc Ủy ban điều hành thị trường mở của FED (FOMC : Federal Open Market Committee ) trong cuộc họp lãi suất gần nhất vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức 2% và ngài Ben Bernanke Chủ tịch FED cảnh báo nguy cơ đi xuống của nền kinh tế Mỹ vẫn còn, thị trường tài chính tiếp tục căng thẳng

Như vậy có thể thấy việc đồng USD tăng mạnh, vàng, dầu giảm thê thảm từ nửacuối tháng 7 đến nay mang nặng yếu tố đầu cơ, khi đồng loạt nhiều nhà đầu tư bán vàng, dầu ra đẩy giá đồng USD tăng vọt Trong đó việc ECB trong tháng 8 bán ra 1,5 tấn vàng (theo hiệp ước bán vàng), Quỹ giao dịch vàng hoán đổi lớn

nhất thế giới SPDR Gold Shares trong ngày 5/8 bán ra 15,32 tấn vàng (trước đó

Quỹ này cũng đã có một số động thái bán ra) kéo theo sự bán ra ồ ạt của các nhà đầu tư khác Và nếu dõi theo lịch sử, ta nhận thấy mỗi khi vàng, dầu giảm giá mạnh thì đó là dấu hiệu cho một đợt tăng giá kỷ lục khác Bởi vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn hết sức cảnh giác tránh tối đa tâm lý chủ quan và những chính sách kinh tế vĩ mô vẫn phải tiếp tục bám sát thị trường

Vàng và các yếu tố ảnh hưởng

Trong hoàn cảnh TTCK Việt Nam không còn rơi vào thời điểm “mua

là thắng” như hồi cuối năm 2006 thì sự biến động liên tục, mạnh mẽ của thị trường vàng tạo ra khả năng sinh lời cao đã thu hút nhiều NĐT chuyển dịch nguồn vốn của mình từ TTCK sang đầu tư vàng.

Tuy có không ít sự tương quan giữa 2 thị trường này nhưng vẫn còn nhiều điểm khác biệt, do đó một số NĐT cảm thấy ngỡ ngàng khi mới làm quen với thị trường vàng

Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động giá của vàng phải được xem xét dựa trên các yếu tố tác động của cung và cầu Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như Nam Phi, Mỹ, Canada, Nga, Úc

Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, toàn thế giới đều muốn có thứ kim loại này và tùy vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác nhau: phục

vụ cho hoạt động chế tác trang sức, tích lũy, đầu tư, thanh toán…

Trang 15

Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ khác nhau

và đôi khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng trong cùng thời điểm

Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng

Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh

tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn

Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bất

kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD

Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng

sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh

Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED Ví dụ, trước khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, 1 ounce vàng có giá là 800 USD nhưng khi FED cắt giảm lãi suất thì vàng “vô tình” bị định giá thấp do USD mất giá nên thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách nâng giá vàng lên, trong trường hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 810 USD

Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường

là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá.

Trang 16

Khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng Trung Đông và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa này nên nhiều NĐT thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến được dự đoán trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của vàng

Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rằng, vàng và dầu là 2 loại hàng hóa khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả Nếu

sự biến động của dầu được đánh giá là đến từ tác động của đồng USD thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng

Nhưng nếu yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD, mà vì lý do khác thì khó có thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo chiều hướng như vậy

Dù vậy, sự tăng hay giảm giá dầu đều có tác động ít nhiều đến nền kinh tế

Mỹ vì Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và thật là thảm họa cho nền kinh tế Mỹ nếu một ngày nào đó không đủ lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thì các hoạt động kinh tế, sản xuất… đều có khả năng

ngưng trệ

Tuy nhiên, cần phân tích những tác động của biến động giá dầu đến nền kinh

tế Mỹ, qua đó tác động trở lại giá trị đồng USD thì mới dự đoán được diễn biến dao động giá vàng.

Mặc dù các vấn đề thể hiện trên đây không thể bao quát hết toàn bộ những yếu tố gây ảnh hưởng đến biến động thị trường nhưng những yếu tố này được đánh giá có tầm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp một cách mạnh mẽ đến giá vàng

Một khi có được tầm nhìn tổng quan về các yếu tố tác động này thì NĐT mới làm quen với thị trường vàng sẽ có được nhận định chính xác hơn trước những thông tin được công bố hàng ngày trên thị trường.

'Nhiều hệ lụy khi giá vàng tăng cao'

Giá vàng trồi sụt rất thất thường tác động như thế nào đến tỷ giá và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam? Dưới đây là phân tích của ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu - ACB.

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010 - Bài tiểu luận: Quá trình lưu thông của vàng doc
Bảng th ống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 18)
Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2006-2010 - Bài tiểu luận: Quá trình lưu thông của vàng doc
Bảng t óm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 20)
Bảng tóm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010 - Bài tiểu luận: Quá trình lưu thông của vàng doc
Bảng t óm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w