CHƯƠNG 3: KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA TỔ CHỨC 3.1 Những thông tin cần bảo mật của KFC:

Một phần của tài liệu Nhóm 6 Tổng hợp (Trang 32 - 34)

3.1. Những thông tin cần bảo mật của KFC:

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ, cả thế giới đang đứng trước nhiều mối đe dọa đến từ môi trường mạng. Chúng ta phải luôn đối mặt với sự cố của hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp và nguy cơ đánh mất những dữ liệu cực kỳ quan trọng. Một trong số đó là thông tin cá nhân của nhân viên.

Quản lý và bảo mật thông tin nhân sự trong tổ chức cần được ưu tiên hàng đầu. Nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá đối với mọi doanh nghiệp. Thông tin của nhân viên về chức vụ phòng ban, lương thưởng, nhiệm vụ đảm nhận, … có liên quan mật thiết đến các chiến lược của một doanh nghiệp. Do đó, việc để lọt những thông tin cá nhân của nhân viên và dữ liệu liên quan đến quản lý nhân sự cho đối tượng bên ngoài biết được sẽ là một bất lợi vô cùng lớn. Thông tin nhân sự bị đánh cắp sẽ gây ra hàng loạt những hậu quả nặng nề cho nhân viên và cả doanh nghiệp. Tin tặc có thể đem những thông tin như họ tên, địa chỉ nơi ở, email, số điện thoại… bán lại cho các doanh nghiệp khác sử dụng với mục đích tiếp thị. Cá nhân bị lộ thông tin có thể nhận hàng tá cuộc gọi, email, tin nhắn quảng cáo mỗi ngày, gây ra nhiều phiền nhiễu trong cuộc sống. Thậm chí, kẻ gian có thể lợi dụng những dữ liệu thu thập được để lừa đảo.

Các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng bị rò rỉ có thể gây thất thoát tài sản của cá nhân của nhân viên nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc thông tin cá nhân bị tiết lộ cũng gây ra hoang mang, lo lắng khiến nhân viên mất niềm tin vào doanh nghiệp. Nếu thông tin của nhân viên rơi vào tay của đối thủ, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng. Cụ thể, những thông tin quan trọng như chức vụ của nhân viên, các nhiệm vụ đã và đang đảm nhận và chế độ lương thưởng,… có thể bị các nhà tuyển dụng bên ngoài lợi dụng để chèo kéo nhân viên với vị trí tốt hơn, mức lương cao và phúc lợi tốt hơn. Doanh nghiệp có thể bị mất đi những nhân

viên chủ lực, tài giỏi. Đối với KFC khi đánh mất nhân sự vào tay đối thủ sẽ gây ra sự xáo trộn trong bộ máy tổ chức, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, nếu đối thủ nắm trong tay những thông tin về sơ đồ tổ chức thì sẽ dễ dàng nắm được quy trình vận hành cũng như những ý định chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó có những hành động gây bất lợi đến công ty.

Bên cạnh đó bất cứ thông tin, dữ liệu gì quan trọng với tổ chức thì đều cần được bảo vệ. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của từng loại thông tin đối với từng ngành cụ thể là khác nhau. Dưới đây là một vài loại thông tin phổ biến của KFC:

Thông tin khách hàng (hoặc dữ liệu khách hàng): Đây dường như là tài sản quý

giá nhất của mỗi doanh nghiệp nói chung và KFC nói riêng. Dưới sự bùng nổ của internet và marketing online, việc công ty “hiểu” về khách hàng của họ là chuyện sống còn. Đó là lý do dữ liệu khách hàng là loại thông tin cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu để tránh sự cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.

Tình trạng kinh doanh: Mặc dù những công ty đã IPO bắt buộc phải công bố dữ

liệu tài chính, nhưng việc để lộ cho đối thủ biết trước sẽ gây bất lợi lớn và khiến doanh nghiệp mất thế chủ động. Tại thị trường Việt Nam, KFC đang phải đối mặt với các nhãn hiệu Gà rán lớn như Jollibee, BBQ, ... chính vì điều đó KFC việc kiểm soát thông tin và bảo mật thông tin cần phải được chú trọng hơn hết nhất là tình trạng kinh doanh của KFC vì khi công ty gặp sự cố tài chính các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ chớp lấy thời cơ đánh bại KFC bất cứ lúc nào.

Thông tin đối tác & chuỗi cung ứng: Trong ngành Gà rán, việc có những nhà

cung cấp chất lượng và giá rẻ đôi khi là chìa khóa chiến thắng của doanh nghiệp. Nếu dữ liệu này lọt vào tay đối thủ, đồng nghĩa với việc KFC mất lợi thế cạnh tranh.

Thông tin nhân viên: Đặc biệt là thông tin của các cán bộ cấp cao thì càng không

nên để lộ. Các nhà tuyển dụng (head-hunter) sẽ lợi dụng yếu tố này để chèo kéo nhân viên với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn hơn. Như chúng ta đã biết KFC là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Gà rán đã có tên tuổi trên thị trường Quốc tế chính vì điều đó chắc hẳn những nhân viên của KFC đều sẽ được đào tạo bài bản và có trình độ, kỹ năng và chuyên môn cao. Do vậy các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách lôi kéo nhân viên của KFC về doanh nghiệp mình để nắm vững hơn vị thế trên thị trường.

Thông tin về chiến lược & sản phẩm sắp ra mắt: Ở một quốc gia mà bản quyền

chưa được chú trọng như Việt Nam, tình trạng ăn cắp ý tưởng & sản phẩm không còn xa lạ. Bạn ra sản phẩm tốt, họ “copy” lại y hệt, họ marketing tốt hơn -> Bạn thua. Khi có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, bản thân KFC cần đảm bảo thông tin

đó được bảo mật để tránh sự rò rỉ thông tin ra thị trường từ đó các đối thủ cạnh tranh sẽ chớp lấy cơ hội và tạo ra sản phẩm tương tự.

Bí mật kinh doanh khác: Đối với một số ngành sẽ có những “bí mật làm nên

thương hiệu” riêng. Có thể là một thuật toán đằng sau sản phẩm ứng dụng, cũng có thể là công thức chế biến, hoặc bản thiết kế đặc biệt, … Tất cả những loại dữ liệu đó đều là tối quan trọng cần được bảo mật.

Đối với KFC, Cha đẻ của món gà rán KFC là Harland Sanders đã chế tạo thành công công thức tẩm ướp gia vị và giới thiệu tới toàn thế giới. Công thức tẩm ướp gồm 11 hương liệu khác nhau và tỉ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng về hương vị của thức ăn nhanh này.

Sanders đã lập ra 2 công ty nhưng mỗi nơi chỉ được làm theo một phần công thức chứ không được nắm toàn bộ công thức trên. Hiện nay, công thức trọn vẹn được bảo mật kỹ trong công KFC tại Louisville, Kentucky. Tường và trần căn phòng bảo mật được trang bị thiết bị an ninh tiến tiến và vũ khí trang bị 24/24h.

Đây có thể nói là một trong ví dụ điển hình cho việc thực hiện bảo mật bí mật trong kinh doanh. Công ty KFC đã bảo mật các thông tin trong suốt hơn 80 năm cho tới ngày nay. Mặc dù có nhiều công bố đã tìm ra công thức gốc, tuy nhiên hai công ty của KFC vẫn khẳng định các công thức đó không phải là công thức gốc.

Một phần của tài liệu Nhóm 6 Tổng hợp (Trang 32 - 34)