+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống Định Chí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụn
Trang 1Tên khác:
Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tên khoa học:
Polygala tenuifolia Willd
Họ khoa học:
Họ Viễn chí (Polygalaceae)
Trang 2Cây Viễn chí Polygala sibirica L Cây thảo, sống lâu năm Đường kính thân 1-6mm
Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm Cánh hoa màu lam tím Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh)
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút
bỏ lõi gỗ, phơi khô là được
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô (Radix Polygalae) Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt
Mô tả dược liệu:
Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học)
Trang 3Bào chế:
+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học)
+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O-
Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600)
+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082)
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản (Trung Dược Học)
+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học)
+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học)
Trang 4+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học)
+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học)
+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học)
Độc tính:
+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh)
+ Không độc (Biệt Lục)
+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục)
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển)
Quy kinh:
Vào kinh Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo)
Vào kinh Tâm, Can, Tz (Trấn Nam Bản Thảo)
Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển)
+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển)
Tác dụng:
Trang 5+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh) + Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục)
+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển)
Chủ trị:
+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh)
+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận)
+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo)
+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển)
Kiêng kỵ:
+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận)
+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Liều dùng:
4 – 10g Dùng ngoài tùy dùng
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g tán bột Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục)
Trang 6+ Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương)
+ Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương)
+ Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi) Tán nhuyễn Mỗi lần dùng 2g lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào müi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục)
+ Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu) Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn)
+ Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g tán bột Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương)
+ Trị vú sưng (suy nhü): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương)
+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán) Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược)
+ Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm
1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 ch n, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48)
+ Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm Glycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác, đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần Trị 225 ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi
âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40)
Trang 7+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bột Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí, đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
+ Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống, dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Tham khảo:
+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả (Dược Phẩm Vậng Yếu)
+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ
bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên
Trang 8Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là { nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được (Dược Phẩm Vậng Yếu)
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị kh í k m cüng dùng được Viễn chí tẩm mật, sao, thì tính nhuận, tác dụng an thần tốt Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
139 VỪNG ĐEN
Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum
indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid b o một nối đôi, 18% acid béo bão hoà Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3 Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị
Trang 9phỏng Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid Ngoài ra còn có
lecithin, phytin, cholin
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc Nó có vị ngọt, tính bình, không độc Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngü tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với { nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt
và đen hơn
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
1- Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư Cháo này thơm ngon, ngọt bùi Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
Trang 10·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường Bài này bổ âm, giải nhiệt
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội
= đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…) Táo bón có nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
·Âm suy, cơ thể khô ráo
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm
và tân dịch Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận
·Dầu vừng làm tăng tiết mật
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng
·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại đó là những chứng do âm hư và can thận hư
Trang 114- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm 4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật
* Dầu mè làm tăng tiết mật
·Licithin cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh Lecithin cuả vừng giúp nhü hoá
cholesterol nên không tạo sỏi Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp
5- Dầu mè trị viêm nướu răng Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp
- Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cüng không sai
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại
Trang 12- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cüng có thể do thiếu chất nhày Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh
chondrocyte và giảm chất nhầy
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cüng phong toả gốc tự do, chống lão hoá
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược Bài này nhuận trường thông tiện Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy
Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng
·Thược dược dưỡng âm hoà can
·Chỉ thực tán kết
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ Bài này dùng ít Đại hoàng
Trang 13140 XUYÊN KHUNG
Tên khác:
Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả
Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược
Trang 14cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh)
Mô tả dược liệu:
Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm
và bướu nhỏ vết của rễ Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học)
Bào chế:
Trang 15+ Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển)
+ Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì
dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược)
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, râm mát
Thành phần hóa học:
+ Trong Xuyên khung có:
Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ Một chất trung tính
có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam)
+ Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471)
1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-+ Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide,
3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033) + Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137)
Trang 16+ 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl
ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic
acid (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237)
Tác dụng dược lý:
+ Đối với hệ thần kinh trung ương:
Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương Dùng nước sắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khu vận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cüng tăng) Nếu dùng liều quá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khu phản xạ tủy sống có thể bị
ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết
+ Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều
25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine)
+ Đối với tuần hoàn:
Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam)
Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nước chiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo
đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương+ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam)
Trang 17Lý Quảng Túy và Kim Âm Xương nghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng
hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặc bắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam)
+ Tác dụng đối với tim mạch: Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine)
+ Đối với mạch ngoại vi và áp huyết: Nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặc huyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng
hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học)
+ Đối với mạch máu ở não: Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học)
+ Đối với tim: Trên thực nghiệâm ếch hoặc cóc, đối với tim cô lập hoặc chỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học)
+ Đối với tiểu cầu: Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và
sự hình thành cục máu (Trung Dược Học)
+ Đối với cơ trơn:
Trang 18Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nước của Xuyên khung thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nước Xuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùng đi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết) Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được) Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột
Hà lan cüng có tác dụng tương tự: nếu dùng lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dần mà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toàn ngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc
Và Vị Thuốc Việt Nam)
Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co
bóp (Chinese Herbal Medicine)
Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột
Hà Lan cüng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cüng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học)
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn
và phẩy khuẩn tả In vitro thuốc cüng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da (Chinese Herbal Medicine)
Trang 19+ Tác dụng an thần: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học)
+ Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung
có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner Xuyên khung cüng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học)
Tính vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh)
+ "Hoàng Đế, Kz Bá, Lôi Công: vị chua, không độc Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo)
+ Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo)
+ Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính)
+ Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)
Quy kinh:
+ Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học)
+ Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo)
+ Vào kinh Can, Tz và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa)
+ Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)
Tác dụng:
+ Ôn trung nội hàn (Biệt lục)
+ Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên)
Trang 20+ Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo) + Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục)
+ Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo) + Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại
+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương
t ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Liều dùng: 4 - 8g
Trang 21Kiêng kỵ:
+ Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân)
+ Bụng đầy, Tz hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo)
+ Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí (Phẩm Hối Tinh Nghĩa)
+ Xuyên khung sợ vị Hoàng kz, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô (Bản Thảo Mông Thuyên)
+ Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú)
+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại
Từ Điển)
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phụ nữ có thai trong bụng đau: Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng 240g Sắc uống (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược)
+ Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng: Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương)
+ Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm: Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngü vị tử, Nhân sâm, Hoàng kz, Toan táo nhân
(Thánh Huệ phương)
+ Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước: Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột Mỗi lần uống 8g với nước sắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục)
Trang 22+ Trị cơ thể và các khớp đau nhức: Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g,
Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g Sắc uống (Xuyên Khung Trà Điều Tán - Cục phương)
+ Trị khí hư, đầu đau: Xuyên khung tán bột Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương) + Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau: Dùng Xuyên khung, Thiên thai ô dược Lượng bằng nhau, tán bột Mỗi lần uống 8g với
nước trà Ngựcï Dược Viện)
+ Trị phong nhiệt đầu đau: Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g Sắc uống nóng (Giản Tiện phương)
+ Trị đầu phong, hóa đờm: Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn Ngày uống 4-6g với nước trà (Kinh Nghiệm Hậu phương)
+ Trị nửa đầu đau do phong: Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương)
+ Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa, ngực không thông: Xuyên khung, Hòe tử đều 40g Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập)
+ Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm: Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g Tán bột, luyện mật làm hoàn Ngày uống 8-12g với nước trà (Xuyên Khung Hoàn - Tuyên Minh Luận)
+ Ngực đau: Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống Bệnh 1 năm dùng
1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương)
+ Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ: Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ müi (Toàn Ấu Tâm Giám)
+ Trị răng và miệng hôi: Lấy nước sắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương) + Trị các chứng ung nhọt sưng đau: Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương)
Trang 23+ Trị phụ nữ có thai 5-7 tháng, bị tổn thương hoặc thai chết trong bụng, máu dơ
ra, đau, cấm khẩu: Đương quy 240g, Xuyên khung 160g Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần (Phật Thủ Tán - Bản Sự phương)
+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Thương truật, Hương phụ, Lục khúc, Sơn chi tử (sao), lượng bằng nhau, tán bột, trộn với hồ làm hoàn Mỗi lần uống 8-10g với nước ấm (Việt Cúc Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp)
+ Trị sản hậu huyết vận: Đương quy 40g, Xuyên khung 20g, Kinh giới huệ (sao đen) 8g, sắc uống (Kz Phương Loại Biên)
+ Trị sản hậu ngực và bụng đau: Xuyên khung, Quế tâm, Mộc hương, Đương quy, Đào nhân đều 40g, Tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Khung Quy Tán -Vệ Sinh Gia Bảo)
+ Trị sản hậu bị t ngã đau: Đương quy 32g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 14 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn), Hắc khương 2g, Chích thảo 2g Dùng rượu và Đồng tiện sắc uống (Sinh Hóa Thang - Nam Nữ Khoa)
+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương quy, Bạch thược (Ích Mẫu Thảo Kim Đơn - Y Học Tâm Ngộ)
+ Trị hành kinh bụng đau (do huyết ứ): Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược (Đào Hồng Tứ Vật Thang -Y Tông Kim Giám)
+ Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo (Huyết Phủ Trục Ứ Thang -Y Lâm Cải Thác)
+ Trị phá thương phong: Dùng Xuyên khung hợp với Kinh giới, Bạch chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Thược dược, Bạch truật, Cam thảo Mùa đông thêm Quế chi
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vĩ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân đều 8g Cho nước và rượu mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Qui Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Trang 24+ Trị ngực sườn đầy tức:Xuyên khung, Hồng hoa, lượng bằng nhau, chế thành phiến (cứ 12 phiến chứa 20g Xuyên khung và Hồng hoa) Mỗi lần uống 4 phiến, ngày 3 lần 4-6 lần là 1 liệu trình Trị 84 trường hợp (có 10 trường hợp suốt liệu trình có thêm Cát căn Hoàng Đồng Phiến, ngày 3 lần, mỗi lần 2ml; 2 người dùng 2 loại thuốc trên thêm Nhü hương, Một dược) Kết quả: hiệu quả thấp: 9, tốt: 57, không kết quả 17, nặng hơn: 1 (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng Xuyên khung chiết xuất chất Acid A ngùy (Ferulic) 20mg cho vào Glucosa 5% - 250ml, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần Trị 8 trường hợp bệnh động mạch vành khỏi: 6, hết cơn đau thắt ngực: 6, lượng mỡ trong máu giảm với mức độ khác nhau (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15)
+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:Dùng dung dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 trường hợp có kết quả 92,5%, số kết quả tốt: 62,95% Cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường (Tân
Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15)
+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng dung dịch tiêm Xuyên khung truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trị 10 trường hợp bệnh mạch vành đau thắt ngực, kết quả tốt: 7, tiến bộ: 2, không kết quả: 1 (Trung Y Tạp Chí 1980, 9: 69)
+ Trị nhồi máu não và tắc mạch máu não: Dùng dịch tiêm Phức Phương Xuyên Khung (Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy trị 400 trường hợp nhồi máu não và tắc mạch não 400 trường hợp Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện (P nhỏ hơn 0,005 - 0,001) tỉ lệ có kết quả là 94,5% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6 (4): 234)
+ Trị thần kinh tam thoa đau: Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 8g Trị 21
trường hợp dây thần kinh tam thoa đau trong 1 tháng, kết quả đạt 90.6% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 1982, 4: 34)
+ Trị đầu đau: Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều; Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương
Trang 25truật, Cảo bản; Do huyết ứ thêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985, 10: 447)
+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, cho rượu và nước mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Quy
Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
+ Trị cột sống viêm phì đại, xương gót chân có gai: Xuyên khung tán bột, cho vào bao (bọc) đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy Mỗi tuần thay 1 lần Sau 5-10 ngày hết hoặc giảm đau Có người sau 2 tháng lại tái phát, tiếp tục đắp lại (Tân Học Tạp Chí 1975)
Tham khảo:
+ " Xuyên khung là vị thuốc trị khí trong huyết Bệnh Can cấp dùng vị cay để bổ vì vậy chứng huyết hư nên dùng Xuyên khung Vị cay tán kết vì vậy các chứng khí trệ cần dùng Người ta nói rằng vị Mạnh khúc, Quý cùng (Xuyên khung) chống lại được thấp tà, trị chứng bụng to như bụng cá, trị tiêu chảy do thấp, mỗi lần chỉ dùng 2 vị, hiệu quả như thần Chứng huyết lỵ đau, huyết lỵ đã thông mà đau không giảm là âm thiếu khí uất, thêm Xuyên khung để hành khí điều huyết thì bệnh khỏi" (Bản Thảo Cương Mục)
+ "Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu
nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác" (Bản Thảo Diễn Nghĩa)
+"Xuyên khung vận hành lên đầu mắt, dẫn xuống huyết hải, vì vậy, bệnh về tinh thần dùng bài Tứ Vật (Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa) Xuyên khung có khả năng tán phong ở kinh Can, dùng trị chứng đầu đau ở kinh Thiếu dương (Đởm, Tiểu trường) và Quyết âm (Tâm bào, Can), là thánh dược trị đầu đau do huyết hư Thường dùng trong 4 trường hợp sau:
1- Dẫn vào kinh Thiếu dương (Tiểu trường, Đởm)
2- Đầu đau do kinh lạc gây nên
3- Chuyển vận thanh dương và khí
4- Khứ thấp khí ở đầu" (Bản Thảo Kinh)
Trang 26+ "Xuyên khung có tác dụng tán kết đi vào kinh Can, là thuốc trị huyết trong khí Xuyên khung và Đương quy đều là thuốc trị về huyết nhưng Xuyên khung hoạt huyết mạnh hơn vì vậy có tác dụng phát tán phong hàn, trị đầu đau, phá ứ tụ, thông huyết mạch, giảm đau, tiêu phù, trục huyết, thông kinh Cùng sắc uống với
Tế tân trị ung nhọt" (Cảnh Nhạc Toàn Thư)
+ " Đầu đau mà không khỏi, tất yếu phải dùng Xuyên khung thêm thuốc dẫn kinh: Thái dương thêm Khương hoạt, Dương minh thêm Bạch chỉ, Thiếu dương thêm Sài hồ, Thái âm thêm Thương truật, Quyết âm thêm Ngô thù du, Thiếu âm thêm
Tế tân" (Dụng Dược Pháp Tượng)
+ Xuyên khung chịu Thư hoàng, được Tế tân có tác dụng giảm đau, trị mụn nhọt Được Mẫu lệ có tác dụng trị đầu đau do phong, nôn nghịch" (Lôi Công Dược Chế) + " Xuyên khung dẫn lên đầu mặt, dẫn xuống kinh thủy, khai uất kết ở trung tiêu,
là thuốc trị huyết trong khí Trị khí huyết đều tốt Thuốc có tác dụng tán hàn trừ thấp, trừ phong khí, trị đầu đau, hông sườn đau, dưỡng thai, giúp ích cho sản phụ, trị được các chứng trưng hà tích tụ, huyết bế không thông, mụn nhọt lở ngứa, ung thư mụn nhọt] hàn nhiệt, sưng đau" (Bản Thảo Hối Ngôn)
141 XẠ CAN
Trang 27Tên khác:
Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàng viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp, (Nhĩ Nhã), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lãnh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu
hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam)
Tên khoa học:
Trang 28Belamcanda chinensis Lem
Mô tả dược liệu:
Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng Chất cứng, vị thơm
Bào chế:
+ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam)
Bảo quản:
Để nơi khô ráo
Trang 29Thành phần hóa học:
+ Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29)
+ Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64)
+ Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335)
+ Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969)
+ Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học)
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28)
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877)
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng
1985, (1): 153)
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315)
Trang 30Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo)
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tz (Lôi Công Bào Chích Luận)
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âm Tâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Tác dụng:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu) + Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí)
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục)
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục)
Trang 31+ Trz Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tz hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho mà khí nghịch lên, trong họng có nước khò khè như gà kêu: Xạ can 13 củ,
Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 90g, Ngü vị tử ½ thăng, Đại táo 7 trái, Bán hạ(chế) Sắc Ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống
ấm (Xạ Can Ma Hoàng Thang – Kim Quỹ Yếu Lược)
+ Trị thủy cổ, bụng to như cái trống, trong bụng kêu óc ách, da xám đen: Quỉ phiến căn (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén thì sẽ tiêu tiểu xuống thông ngay (Trửu Hậu phương)
+ Trị âm sán sưng đau, đau như kim đâm vào hông sườn: Xạ can sống, gĩa nát, vắt lấy nước cho uống, hễ đi tiểu được là khỏi Hoặc dùng Xạ can tán bột làm viên cüng tốt (Trửu Hậu phương)
+ Trị ghẻ lở do trúng phải xạ độc: Xạ can, Thăng ma, đều 80g,sắc với 3 ch n nước, uống nóng, bã đắp vết thương (Tập Nghiệm phương)
+ Trị hầu tý (họng sưng đau): Xạ can, thái ra, mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 8 phân, bỏ bã, cho ít mật vào, uống (Xạ Can Thang – Thánh Tế Tổng Lục)
+ Trị sốt rét lâu ngày, có báng: Xạ can, Miết giáp (chế), sắc uống hoặc làm thành viên uống (Tụ Trân phương)
+ Trị họng sưng đau, ăn uống khó: Xạ can (tươi) 160g, Mỡ heo 160g nấu cho gần khô, bỏ bã Mỗi lần ngậm 1 viên bằng trái táo, dần dần là khỏi (Tụ Trân phương)
Trang 32+ Xạ can cho vào với giấm nghiền nát, vắt lấy nước cốt ngậm Hễ nước miếng ra nhiều thì nhổ đi (Y Phương Đại Thành phương)
+ Trị họng sưng đau, ăn uống không thông: Tử hồ điệp căn (tức Xạ can) 4g, Hoàng cầm, Cam thảo (sống), Cát cánh đều 2g tán bột, hòa với nước mát uống hết là khỏi (Đoạt Mệnh Tán – Giản Tiện phương)
+ Trị vú sưng mới phát: Xạ can, lựa loại gốc giống hình con Tằm nằm chết cứng, cùng với rễ cỏ Huyên Tán bột, trộn với mật, đắp vào (Vĩnh Loại Kiềm phương) + Trị táo bón, tiểu bí: rễ Tử hoa biển trúc (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt 1 chén, uống thì thông ngay (Phổ Tế phương)
+ Trị bạch hầu: Xạ can 3g, Sơn đậu căn 3g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Đảo Trung Thảo Dược Thủ Sách)
+ Trị quai bị: Rễ Xạ can tươi 10-15g, sắc uống, ngày hai lần (Phúc Kiến
Dân Gian Thảo Dược)
+ Trị quai bị: Xạ can, Tiểu huyết đằng [lá], nghiền nát, đắp chỗ sưng (Hồ Nam Dược Vật Chí)
+ Trị khớp gối viêm, té ngã tổn thương: Xạ can 90g, ngâm với 500ml rượu một tuần, Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (An Huy Trung Thảo Dược)
Tham khảo:
+ Xạ can giáng được hỏa vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng trị họng sưng đau Tôn
Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim Phương’ có bài ‘Ô Dực Cao’, Trương Trọng Cảnh trong sách ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm’ trong bài thuốc trị ho, khí nghịch lên, trong họng
có tiếng nước khò khè như tiếng gà kêu, đã dùng bài ‘Xạ Can Ma Hoàng Thang’ Trong bài ‘Miết Giáp Hoàn’ dùng trị chứng ngược mẫu [sốt rét], dùng Ô phiến [Xạ can+ là để giáng tướng hỏa của Quyết âm vậy Hỏa giáng thì huyết tan, thủng
*sưng+ tiêu, đờm kết tự giải, chứng trưng hà tự hết (Bản Thảo Cương Mục) + Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thường dùng trị họng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Trang 33+ Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ Đắng thì giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ thì có thể tuyên thông Phế khí Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủ yếu trị bệnh ở Phế Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liều lượng phù hợp thì hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Trang 34Lá Ác ti sô thu hái vào năm thứ nhất của thời kz sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kz trước tết Âm lịch 1 tháng
Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4
Dicafein Quinic) Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri
Lá Ác ti sô chứa:
1.Acid hữu cơ bao gồm:
· Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic)
· Acid Alcol
· Acid Succinic
2.Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:
Trang 35Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid
(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid)
3 Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid
Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%) Dẫn chất
Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá
Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38) Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A)
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na Hàm lượng Kali rất cao
Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999)
- Tác Dụng Dược Lý:
+ Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp
4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929)
Trang 36+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng Urê trong nước tiểu cüng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cüng hạ xuống Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu (Tixier, De
Sèze M.Erk và Picard 1934 - 1935)
và lọc máu nhẹ đối với trẻ em
· Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá
Actisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nuận truòng, thông tiểu
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tươi Ác ti sô (tương đương 20mg Cynarin)
Trang 37Người lớn dùng 2-4 viên trước bữa ăn Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều người lớn Ngày uống 2 lần
* Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ 40%, Hoa 20% + hương liệu thiên nhiên vừa đủ Mỗi túi chứa 2g trà Số lượng trà uống trong ngày không hạn chế
143 ÍCH MẪU
Trang 38Tên Khác:
Dã Thiên Ma (Bản Thảo Hội Biên), Đại Trát, Phản Hồn Đơn, Thấu Cốt Thảo, Thiên Chi Ma, Thiên Tằng Tháp, Tiểu Hồ Ma, Uất Xú Miêu, Xú Uất Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Đồi Thôi (Xuyến Nhã), Hạ Khô Thảo (Ngoại Đài Bí Yếu), Hỏa Hiêm, Ích Minh (Bản Kinh), Khổ Đê Thảo (Thiên Kim Phương), Ngưu Tần (Xuyến Nhã Chú), Phụ Đảm, Quĩ, Sung Uất Tử, Tạm Thái (Bản Thảo Thập Di), Trinh Úy (Danh Y Biệt Lục), Thổ Chất Hãn, Trư Ma (Bản Thảo Cương Mục), Uất Xú Thảo (Cừu Ân Sản Bảo), Uyên Ương Đằng, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sung Úy Thảo (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Cây thảo, sống 1-2 năm Cao 0,6-1m, thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân
có phủ lông nhỏ, ngắn Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu cành mà hình dạng khác nhau: lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành
3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; Lá trên cùng không chia thùy và hầu như không có cuống Hoa mọc vòng ở kẽ lá Tràng hoa màu hồng hoặc tím hồng, phía trên xẻ môi, môi trên môi dưới gần bằng nhau Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ màu xám nâu Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7
Địa Lý:
Mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng hoang
Thu Hái, Sơ Chế:
Trang 39Thu hoạch lúc cây bánh tẻ (chớm ra hoa), cắt lấy cây, để chừa 1 đoạn gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi thu hoạch lần thứ 2, thứ 3 Lúc trời khô ráo, cắt cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô
Bộ Phận Dùng:
Cả cây (Herba Leonuri) Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp ra hoa, dài khoảng 20-40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất Có thể dùng riêng hạt, gọi
là Sung Úy Tử (Fructus Leonuri)
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ vuông, bốn mặt có rãnh dọc, phái trê chia nhiều cành, dài 80cm – 1,2m, đường kinh 0,8cm Bên ngoài mầu xanh úa hoặc xanh lục, chất nhẹ và dẻo,
bẻ ra trong có tủy trắng Lá mọc đối, có cuống, lát lá mầu xanh, nhăn, xoắn,
thường rách Tùy từng đoạn thân mà dạng lá có khác nhau, lá bên dưới hình bàn tay xẻ ba, lá bên trên hình lông chim, xẻ ba, sâu hoặc rộng, thùy mép nguyên hoặc có ít răng cưa, lá ngọn hơi nhỏ, không cuống Có cây ở nách lá ra hoa nhỏ mầu đỏ tía, mọc thành một vòng Cánh hoa hình môi, đài hoa hình ống Thơm mùi
cỏ (Dược Tài Học)
Bào Chế:
Rửa sạch, bằm nát, tẩm rượu hoặc giấm, sao vàng (dùng trong thuốc thang), hoặc nấu thành cao đặc Tránh dùng dụng cụ bằng sắt ( Phương Pháp Bào Chế Đông Dược)
Trang 40+ Trong Ích mẫu có: Leonurine, Stachydrine, Ruebase, Guaridino butanol, Guauidino butyric acid, Arginine, Arg, Stigmsterol, Sitosterol, Bensoic acid,
4-Potassium chloride, Lauric acid, Laurate, Linolenic acid, b-Linoleic acid, Oleic acid (Trung Dược Dược L{ Độc Tính Dữ Lâm Sàng)
+ Theo tài liệu nước ngoài, lá Ích mẫu (Leonurus sibiricus) chứa các Ancaloid: Leonurin, Leonuridin, Tanin (2-9%), chất đắng, Saponin, Tinh dầu (vết) Loài
L.Heterophyllus có Stachydrin Theo Viện Dược Liệu Việt Nam, Ích mẫu có 3
Alcaloid (trong đó có Alcaloid có N bậc 4), 3 Flavonosid (trong đó có Rutin), 1 Glycosid có khung Steroid Hạt chứa Leonurin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)
+ Tác dụng lên tim mạch: đối với tim cô lập chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, 1 chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, có tác dụng làm tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm Tác dụng này chỉ có 1 thời gian ngắn Cao Ích mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kz đầu của bệnh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)
-Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: chất Leonurine hưng phấn trung khu hô hấp ở não và 1 Ancaloid trong Ích mẫu ức chế thần kinh trung ương của ếch Điều trị cầu Thận-tiểu cầu viêm bằng nước sắc Ích mẫu cho 80 bệnh nhân nhiều độ tuổi khác nhau, được điều trị bình thường Tất cả đều khỏi Thời gian trị ngắn nhất là 5 ngày, chậm nhất là 36 ngày Theo dõi trong 5 năm, không thấy có tái phát (Trung Dược Học)
UĐối với Leonurus heterophyllus Sweet: