1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Kinh nghiệm dạy tiếng Hàn pps

10 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 213,85 KB

Nội dung

Kinh nghiệm dạy tiếng Hàn Phương pháp dạy ngữ pháp trong tiếng Hàn Với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ thì việc học ngữ pháp có thể gọi là quan trọng nhất. Đối với những người học tiếng Hàn thì điều này lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ cấu trúc câu tiếng Việt và tiếng Hàn là khác nhau nhiều. Vì vậy để người học có thể nói được một cách chính xác, rõ ràng ngôn ngữ mà mình đang học thì cần phải nắm chắc kiến thức về ngữ pháp. Tuỳ vào trình độ mà người học phải nắm chắc một số kiến thức ngữ pháp sau:  Nắm chắc được cấu trúc câu đơn giản (câu 2 thành phần).  Nắm chắc được cấu trúc câu cơ bản (câu 3 thành phần).  Biết cách sử dụng các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,  Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng chuẩn (đuôi kết thúc câu dạng cơ bản).  Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng rút gọn.  Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp. *** Phương pháp 1. Đưa ra các vấn đề ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng 2. Đưa ra các cấu trúc ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. 3. Đưa ra ví dụ trước sau đó phân tích ví dụ đó và rút ra/ suy ra cấu trúc ngữ pháp. Như đã nói ở trên, để người học có thể nói tốt thì cần phải nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cố định và biết sử dụng thuần thục các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,  Với phương pháp: Khi giáo viên đưa ra bất kỳ một vấn đề ngữ pháp nào đó thì việc làm đầu tiên của người giáo viên lúc này là giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. Sau đó đưa ra ví dụ cụ thể sau đó phân tích vấn đè ngữ pháp đó. Ví dụ: Khi đưa ra vấn đề ngữ pháp: "-이/가" giáo viên phải giải thích được nó có chức năng ngữ pháp là tiểu từ chủ ngữ, được sử dụng sau danh từ hoặc đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu để chỉ ra danh từ hoặc đại từ đó đang có chức năng làm chủ ngữ của câu đó ("-이/가" không có ý nghĩa về từ Việt mà chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp). Khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là nguyên âm thì kết hợp với "-가", còn khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là phụ âm thì kết hợp với "-이". 예) 사과가 맛있습니다. (Táo ngon) 빵이 맛없습니다. (Bánh mỳ không ngon) Sau khi đưa ra khoảng từ 3~5 ví dụ như trên giáo viên yêu cầu từng học sinh tập đặt ví dụ để giúp học sinh nhớ cách sử dụng vấn đề ngữ pháp đó để có thể vận dụng được khi giao tiếp.  Phương pháp: Sau khi đưa ra một cấu trúc ngữ pháp nào đó giáo viên giải thích ý nghĩa, cấu trúc ngữ pháp đó thường hay được sử dụng trong những trường hợp nào? cách sử dụng ra sao? sau đó giáo viên bao giờ cũng là người đưa ra ví dụ trước. Để giúp học sinh hiểu dần dần giáo viên nên đưa những ví dụ đơn giản trước, sau đó mở rộng ra những ví dụ có mức độ khó dần để học sinh có đủ thời gian ngấm dần cho tới khi học sinh hiểu được vấn đề ngữ pháp đó giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc ngữ pháp đó và đặt câu. Mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tuỳ thuộc vào số học sinh ít hay nhiều). Khi học sinh đã đặt câu thành thạo hơn rồi giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh chuyển sang tiếng Hàn, hoặc học sinh này đặt câu và học sinh khác chuyển sang tiếng Việt, hoặc làm thành từng cặp một tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời sau đó giáo viên chỉnh sửa lỗi. Qua việc luyện đặt câu như vậy học sinh ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tốt hơn và sẽ nói một cách chuẩn xác hơn.  Phương pháp: Phương pháp này đòi hỏi sự tư duy nhanh hơn ở người học và sẽ rất có hiệu quả đối với những học sinh có sự tư duy cao. Khi tiến hành theo phương pháp này giáo viên phải đưa ra ví dụ trước sau đó học sinh nhìn vào ví dụ đó và rút ra cấu trúc ngữ pháp từ ví dụ đó. Ví dụ: 남 씨는 사과를 먹습니다. (Nam đang ăn táo). 화씨는숙제를합니다. (Hoa đang làm bài tập). 저는음악을듣습니다. (Tôi đang nghe nhạc).  Qua 3 ví dụ trên học sinh có thể rút ra được cấu trúc câu/ngữ pháp: N1 (은/는) N2(을/를) V(-ᆸ니다/습니다). Ai đó làm gì. Khi học sinh đã tìm ra được cấu trúc câu rồi giáo viên nên giải thích lại một lần về ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc câu đó. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc câu đó để luyện tập đặt câu, mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tùy thuộc vào số lượng học sinh nhiều hay ít). Phương pháp này khiến cho học sinh bắt buộc phải tư duy/động não nhiều nên giúp học sinh có thể ghi nhớ mẫu câu đó được lâu hơn và vận dụng vào giao tiếp tốt hơn. Phương pháp dạy nghe trong tiếng Hàn Đối với người học ngoại ngữ việc học nghe là rất quan trọng, việc luyện nghe tốt sẽ giúp cho người học phát âm chuẩn hơn, hay hơn, phản xạ giao tiếp nhanh hơn.  Tùy thuộc vào trình độ khác nhau mà người học có thể hiểu được từ, câu, nội dung hội thoại, câu chuyện để có thể lựa chọn được đáp án chính xác theo nội dung bài học cũng như sẽ hiểu nội dung trò chuyện để có câu trả lời phù hợp/ đúng hoặc đưa ra câu hỏi đúng với tình huống trong khi trò chuyện/ giao tiếp với người bản ngữ.  Làm quen được với cách phát âm cũng như giọng nói của người bản ngữ.  Làm quen và bắt chước được ngữ điệu cũng như cách biểu hiện sắc thái tâm lý tình cảm khi giao tiếp với người bản ngữ.  Người học có thể ghi nhớ hơn vốn từ và vốn ngữ pháp được học trong bài để có thể vận dụng trong khi giao tiếp.  Đối với những người học hàng ngày một tuần giáo viên nên tiến hành cho học sinh nghe 3buổi/tuần và mỗi buổi học nên tiến hành giờ nghe khoảng 30~35 phút. Khi cho người học luyện nghe giáo viên có thể sử dụng phương tiện cho nghe là đài, đầu đĩa hoặc máy tính cá nhân, Tùy thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên cần chuẩn bị tài liệu nghe cho phù hợp (từ dễ đến khó) theo nội dung chương trình học (có thể là những bài luyện nghe phân biệt nguyên âm, phụ âm, phân biệt âm tiết, nghe và chọn từ nghe được, nghe và chọn đáp án phù hợp, nghe và tìm từ còn thiếu trong câu, nghe và hoàn thành hội thoại, nghe và trả lời câu hỏi, v v )  Tài liệu nghe: trước tiên cho nghe theo nội dung chương trình bài học đang được tiến hành. Phần luyện nghe này sẽ giúp người học hiểu sâu và kỹ hơn về nội dung bài học (cách sử dụng vốn từ và vốn ngữ pháp trong bài, v v )  Tài liệu tham khảo từ một số giáo trình khác như: giáo trình luyện nghe và những tài liệu có nội dung chương trình bài học tương đương với chương trình mà người học đang được học. Qua đây giúp người học có thể mở rộng được vốn từ và vốn ngữ pháp cũng như được làm quen với đa dạng giọng nói của người bản ngữ.  Tuỳ thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên có thể cho nghe một số mẩu tin ngắn như: Bản tin dự báo thời tiết, bản tin thông tin giá cả hàng ngày trên thị trường, trích đoạn ngắn trong phim,, Qua đây người học được làm quen với đa dạng ngôn ngữ thường được sử dụng trong đời sống thường ngày.  Môn nghe là một môn học không thể thiếu và rất cần thiết đối với những người đang và đã học ngoai ngữ. Việc giáo viên ngoai ngữ khi dạy một môn ngoại ngữ nào đó cho đối tượng học sinh là người bản địa hay người nước ngoài mà giờ học nghe học tốt thì đồng nghia với việc giờ học nói cũng sẽ tốt. Nội dung giờ nghe có thể tiến hành theo các bước sau:  Bước1: Cho học sinh nghe toàn bộ nội dung (từ, câu, hội thoai hay câu chuyện, ) từ 1~2 lần (tùy vào nội dung nghe là dễ hay khó). Chú ý cần phải chỉnh âm lượng cho phù hợp với số lượng học sinh cũng như không gian phòng học. Nếu phòng học ở gần nơi có âm thanh của xe cộ hay có tiếng ồn, giáo viên cần phải đóng tất cả cửa phòng học để có thể tránh hoặc làm giảm tiếng ồn đó. Như vậy học sinh mới có thể nghe được một cách chính xác hơn. Trong lúc cho học sinh nghe giáo viên cũng cần phải tập chung nghe để chọn ra được đáp án chính xác.  Bước2: Sau khi đã tiến hành cho học sinh nghe từ 1~2 lần giáo viên nên hỏi lại học sinh (từ học sinh yếu, học sinh trung bình đến học sinh khá, giỏi) xem có cần phải cho nghe lại câu nào hay đoạn hội thoaị nào không? (bởi vì trong một lớp học sự tiếp thu của mỗi học sinh thường không giống nhau cũng như trình độ của các học sinh trong lớp thường có sự chênh lệch. Điều này thường gặp ở những lớp có số học sinh đông). Nếu khi có số đông học sinh có yêu cầu được nghe lại câu/ nội dung đó giáo viên cần nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh. Nếu số đông học sinh không có yêu cầu giáo viên cho nghe lại thì giáo viên có thể tiến hành bước tiếp theo.  Bước3 (xác nhận lại nội dung nghe/ xác nhận đáp án): Trước khi xác nhận lại đáp án của nội dung nghe giáo viên nên hỏi học sinh kết qủa/ đáp án xem kết quả/ đáp án của học sinh đưa ra có trùng với đáp án của giáo viên không. Qua đó giáo viên sẽ đánh giá được khả năng nghe của từng học sinh một cách chính xác hơn. Sau đó giáo viên cho nghe để xác nhận xem đáp án của học sinh nghe được là đúng hay không đúng. Lúc này nên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung nghe (từ, câu nghe được)và nói ý nghĩa của nội dung nghe được, làm như vậy học sinh có thể bắt chước được cách đọc, cách diễn cảm, cách biểu hiện trong từng từ, từng câu, từng tình huống, v v. Qua đó sẽ giúp cho học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Đối với những từ, câu khó mà học sinh không nghe được hoặc nghe không chính xác thì giáo viên cần phải cho nghe nhắc lại nhiều lần, nếu học sinh vẫn không nghe được thì lúc này giáo viên nghe sau đó viết từ hoặc câu đó lên bảng và giải thích từ hoặc ngữ pháp trong câu đó cho học sinh hiểu. Qua đây học sinh sẽ nhớ từ và ngữ pháp hơn. Qua các bước luyện nghe trên sẽ giúp học sinh có khả nắng nghe hiểu cũng như khả năng giao tiếp tốt hơn. Phương pháp dạy hội thoại trong tiếng Hàn Việc học nói là rất quan trọng vì suy cho cùng học sinh học ra là để nói, để giao tiếp được với người bản xứ nên kỹ năng nói là đặc biệt quan trọng. Qua việc luyện nói sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi giao tiếp với người bản địa, học sinh sẽ tự mình nói lên được những suy nghĩ và những điều mình muốn. Có nhiều phương pháp luyện nói.  Luyện nói theo chủ đề.  Luyện nói thông qua chuỗi câu hỏi.  Luyện nói thông qua các đoạn hội thoại.  Luyện nói thông qua các mẩu câu chuyện.  Luyện nói thông qua việc nói về những điều đã xảy ra xung quanh học sinh. Để học sinh nói tốt được thì cần rất nhiều yếu tố. Học sinh phải biết từ vựng và nhớ được cấu trúc ngữ pháp. Có người nói rằng chỉ cần biết " từ vựng và ngữ pháp là có thể đi khắp đất nước Hàn Quốc". Có lẽ câu nói đó đúng. Chỉ cần học sinh nhớ được nhiều từ vựng. Từ vựng là rất quan trọng. Nhiều khi chỉ cần học sinh nói được từ đó mà chưa cần nói hết cả câu người nghe cũng hiểu được là học sinh đang nói về cái gì. Những bạn học sinh đi Hàn Quốc về thì do tiếp xúc với người Hàn Quốc nhiều nên học sinh nói được tốt tuy nhiên vì học sinh không biết ngữ pháp nên khi nói ra không đúng câu. Gây cho người nghe cảm giác học sinh ấy đang nói lằng nhằng. Nên việc học nói một cách cơ bản là rất quan trọng. Với phương pháp  luyện nói theo chủ đề. Giáo viên đưa ra các chủ đề cho học sinh và học sinh có thể tập trước ở nhà sau đó đứng trước các bạn khác và phát biểu, trình bày về chủ đề đó. Với phương pháp này vừa tạo cho học sinh khả năng tự tin đứng trước đám đông. Hơn nữa học sinh qua việc nói các chủ đề học sinh sẽ biết nhiều từ vựng liên quan đến chủ đề đó. Qua nhiều lần luyện nói như thế học sinh sẽ luyện được cách diễn đạt tốt hơn. Ví dụ : Cho học sinh chủ đề viết về 1 ngày của mình và học sinh sẽ chuẩn bị trước ở nhà. Một ngày của học sinh. Ví dụ 6h30 phút thức dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng Với phương pháp  luyện nói thông qua chuỗi câu hỏi. Với các chuỗi câu hỏi đặt ra với học sinh. Học sinh sẽ luyện được phản xạ, phản ứng khi gặp các câu hỏi tương tự như vậy. Sẽ tiến hành hỏi học sinh thông qua các bài mà học sinh đã học . Ví dụ đã học qua bài về ngày tháng chúng ta sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến ngày tháng và hỏi học sinh . Ví dụ : Hôm nay là thứ mấy ? Ngày mai là ngày mấy ? Ngày mai làm gì ? Ngày kia làm gì ? Với phương pháp này vừa luyện cho học sinh nhớ những nội dung đã học vừa nâng cao khả năng trả lời câu hỏi. Tuy nhiên còn phải luyện cho học sinh cả khả năng đặt câu hỏi. Học sinh có thể hỏi bạn mình những câu hỏi tương tự như thế. Với phương pháp  luyện nói thông qua các đoạn hội thoại. Cho 2 học sinh cùng chuẩn bị 1 đoạn hội thoại và tự làm với nhau sau đó nói đoạn hội thoại đó cho các học sinh khác nghe. Ví dụ 2 học sinh sẽ 1 người làm người bán hoa quả và 1 người là người mua hoa quả. 2 người sẽ làm hội thoại với nhau về chủ đề mua và bán. Hay với chủ đề về thời tiết 2 học sinh sẽ hỏi nhau các vấn đề liên quan đến thời tiết như ngày mai thời tiết thế nào ? Tôi định đi đâu đó Với phương pháp  luyện nói thông qua các mẩu câu chuyện. Giáo viên sẽ chuẩn bị trước các bức tranh liên quan đến 1 câu chuyện nào đó. Học sinh sẽ dựa vào các bức tranh đó và cùng kể lại câu chuyện đó. Ví dụ : Bức tranh chú bé và đàn cừu . Chú bé quá nhàm chán với việc chăn cừu nên đã nghĩ ra cách nói dối mọi người để làm thú tiêu khiển. Cuối cùng vì lời nói dối đó mà chó sói đã ăn thịt mất đàn cừu của cậu bé. Học sinh vừa kể lại được cả câu chuyện bên cạnh đó học sinh còn rút ra được bài học là không nên nói dối 1 cách thái quá. Với phương pháp  luyện nói thông qua những sự kiện xảy ra xung quanh học sinh. Giáo viên sẽ hỏi học sinh hôm qua làm gì ? Tuần trước làm gì ? Tốt nghiệp khi nào ? Đã kết hôn chưa ? Đã có người yêu chưa ? Hôm nay tâm trạng thế nào ? Học tiếng Hàn xong sau đó sẽ làm gì ? Với những câu hỏi liên quan đến sinh hoạt của học sinh sẽ đem lại cảm giác gần gũi giữa học sinh và giáo viên hơn bên cạnh đó giúp cho học sinh nói lại được những việc xảy ra xung quanh mình . (Tổng hợp) . Kinh nghiệm dạy tiếng Hàn Phương pháp dạy ngữ pháp trong tiếng Hàn Với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ thì việc học ngữ pháp có thể gọi là quan trọng nhất. Đối với những người học tiếng Hàn. đã đặt câu thành thạo hơn rồi giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh chuyển sang tiếng Hàn, hoặc học sinh này đặt câu và học sinh khác chuyển sang tiếng Việt,. những người học tiếng Hàn thì điều này lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ cấu trúc câu tiếng Việt và tiếng Hàn là khác nhau nhiều. Vì vậy để người học có thể nói được một cách chính xác, rõ ràng

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w