1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài khái quát về Trái Đất

3 739 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Trái Đất:Khái quát Trái Đất Bức ảnh "Viên Bi Xanh" nổi tiếng, chụp từ Apollo Đặc trưng quỹ đạo Kỷ nguyên J2000.0 [a] Viễn nhật 152.097.701 km 1,0167103335 AU Cận nhật 147.098.074 km 0,9832898912 AU Bán trục lớn 149.597.887,5 km 1,0000001124 AU Độ lệch tâm 0,016710219 Chu kỳ quỹ đạo 365,256366 ngày 1,0000175 năm Vận tốc quỹ đạo trung bình 29,783 km/s 107.218 km/h Độ nghiêng quỹ đạo 1°34'43.3" với mặt phẳng bất biến Kinh độ điểm mọc 348,73936° Góc cận nhật 114,20783° Vệ tinh 1 (Mặt Trăng) Đặc trưng vật lý Bán kính trung bình 6.371,0 km Bán kính tại xích đạo 6.378,1 km Bán kính tại cực 6.356,8 km Độ dẹt 0,0033528 Chu vi 40.075,02 km (xích đạo) 40.007,86 km (kinh tuyến) 40.041,47 km (trung bình) Diện tích bề mặt 510.072.000 km²148.940.000 km² đất liền (29,2 %) 361.132.000 km² nước (70,8 %) Thể tích 1,0832073×10 12 km 3 Khối lượng 5,9736×10 24 kg Mật độ trung bình 5,5153 g/cm 3 Gia tốc trọng trường tại xích đạo 9,780327 m/s²0,99732 g Vận tốc vũ trụ cấp 2 11,186 km/s Chu kỳ tự quay thiên văn 0,99726968 ngày23 h 56 m 4.100 s Tốc độ tự quay tại xích đạo 1.674,4 km/h (465,1 m/s) Độ nghiêng trục quay 23,439281° Suất phản chiếu 0,367 Nhiệt độ bề mặt Kelvin Celsius nhỏ nhất trung bình lớn nhất 184 K 287 K 331 K −89 °C 14 °C 57,7 °C Khí quyển Áp suất bề mặt 101,3 kPa (MSL) Thành phần 78,08% Nitơ (N 2 ) 20,95% Ôxy (O 2 ) 0,93% Agon 0,038% Điôxít cacbon Khoảng 1% hơi nước (dao động theo khí hậu) [7] Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh" [c] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, [10] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm [11][12][13][14] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lí của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quĩ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống. Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện nay, thời gian Trái Đất quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 vòng nó tự quay quanh trục của chính nó. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch. [f] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, [17] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì “Công phá Mạnh muộn” đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng. Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng (Bài chi tiết xem trang riêng) . nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất. hậu) [7] Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn. Trái Đất :Khái quát Trái Đất Bức ảnh "Viên Bi Xanh" nổi tiếng, chụp từ Apollo Đặc trưng quỹ đạo Kỷ

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w