1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bí quyết làm đề thi khối CD-Nhận định đợt 1(KA)-2010

3 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

Kinh nghiệm mùa thi Môn văn: phải nắm cốt lõi đề bài TT - Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn văn khối C và D đều có hai phần: bắt buộc và tự chọn. Trong đó, câu 1 là câu kiểm tra kiến thức nhưng không đơn giản như đề thi tốt nghiệp. Đề thi đòi hỏi các em phải tư duy. Các kiểu câu hỏi thường gặp: trình bày sự nghiệp sáng tác của tác giả, trình bày ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của tác phẩm, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm Ở kiểu câu này các em cần phải lập bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Nên mở bài thật ngắn gọn, chỉ cần nêu vài nét tiêu biểu. Câu nghị luận xã hội là đề “mở” thường tập trung vào tư tưởng, đạo lý và một số hiện tượng xã hội. Điều quan trọng là các em phải tìm cho ra ý nghĩa của vấn đề, sau đó dùng những thao tác nghị luận giải thích, bình luận, chứng minh đưa dẫn chứng về con người lịch sử, con người xã hội. Cũng có thể lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học nhưng đó phải là những ý văn thuộc loại kết tinh thành quan niệm sống, triết lý, sau cùng liên hệ bản thân đề ra lối sống tích cực, hữu ích. Ở phần nghị luận văn học chỉ nhắc vài điều rằng: nếu đề dùng từ “cảm nhận” trong phần mệnh lệnh đề, phải hiểu đó chính là yêu cầu bình giảng. Kiểu đề “Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm ”, nếu không cẩn thận các em sẽ sa đà vào việc phân tích hình tượng nhân vật. Vậy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm là gì? Đó chính là tìm hiểu thái độ, tình cảm của nhà văn đối với những con người bất hạnh, đau khổ. Chính tình cảm đó của nhà văn đã làm nên giá trị cao đẹp của tác phẩm: nhân đạo. Tránh dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong bài nghị luận văn học, trừ phi đó là những câu thoại, câu văn trích dẫn trong tác phẩm. GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM) 03:44 | 28/06/2010 Tuyển sinh đại học, cao đẳng: Các chuyên gia tiết lộ bí quyết làm bài thi TP - Trong chương trình “Bí quyết thi đại học” vừa được phát trên kênh VTV6 cuối tuần vừa qua, các chuyên gia đưa ra nhiều lời khuyên bất ngờ, thú vị và bổ ích dành cho thí sinh khi các em làm bài trong phòng thi kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới. Tiếng Anh: Chần chừ dễ… sai Dễ làm trước khó làm sau là một lời khuyên hết sức quen thuộc của các chuyên gia dành cho sĩ tử khi làm bài thi, dù họ dự thi môn nào, khối thi nào. Tuy nhiên, một trong những khách mời của chương trình “Bí quyết thi đại học” (VTV6, 26-6), cô Vũ Mỹ Lan, trưởng bộ môn tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM lại có ý kiến tư vấn… ngược lại. Cô Mỹ Lan nói: “Đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh có 80 câu, tốt nhất là các em nên làm lần lượt từ câu 1 đến câu 80, không nên làm nhảy cóc theo kiểu chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau. Học sinh của tôi đã từng gặp tình huống đáng tiếc thế này: Em ấy làm đến câu 30 thấy khó quá nên bỏ, chuyển sang làm câu 31. Khi tô đáp án vào phiếu trả lời, thì lại tô nhầm cả hệ thống vì quên bẵng việc mình đã bỏ câu 30. Một lưu ý khác có tính đặc thù với môn tiếng Anh là tránh bị sa vào tình trạng hoang mang do… suy nghĩ quá kỹ. “Có nhiều em sau khi đọc câu hỏi quyết định chọn đáp án rất nhanh. Sau đó các em soát lại bài, suy nghĩ rồi sửa lại và thường câu được sửa lại là câu… sai”, cô Mỹ Lan cho biết. Theo cô Mỹ Lan, với môn tiếng Anh, đề thi trắc nghiệm không bao giờ là đề thi quá khó và thường chỉ để kiểm tra kiến thức căn bản của học sinh. Trong số các câu hỏi thường có những câu kiểm tra về giới từ hoặc việc kết hợp từ vựng. Thông thường, ý nghĩ nào đầu tiên đến trong đầu các em sau khi đọc các câu hỏi là ý nghĩ đúng. Nếu không tự tin với lựa chọn của mình, càng cố nghĩ ngợi các em càng dễ rơi vào tình trạng mông lung, chẳng biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Cô Mỹ Lan cũng khuyên các thí sinh nên phân bố thời gian phù hợp cho việc trả lời các câu hỏi. Với những câu lẻ về từ vựng hoặc ngữ pháp các em nên làm một phút cho mỗi câu, thậm chí một phút cho hai câu với những câu dễ. Với những câu hỏi về đọc hiểu, điền từ thì thời gian suy nghĩ cần nhiều hơn. Cô Mỹ Lan lưu ý: “Nhìn chung thí sinh đều sợ các câu đọc hiểu. Thực tế cho thấy trong số các câu đọc hiểu đều có câu khó dành cho học sinh giỏi nhưng không phải là tất cả câu đọc hiểu đều khó. Các em thấy khó là vì nghĩ cần phải dịch, trong khi có nhiều từ các em không biết. Nếu chỉ cần đọc hiểu, các em có thể lướt qua những từ mình không biết, miễn là nắm được nội dung chính của đoạn văn bản, căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi”. Văn và Toán: Chia thời gian hợp lý cho từng câu Là một người có nhiều năm tham gia công tác chấm thi, PGS TS Lê Quang Hưng, trưởng Bộ môn Việt Nam học trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, nhược điểm chung của thí sinh là hay sa đà vào những câu mình “trúng tủ” hoặc tâm đắc mà quên giá trị điểm của câu ấy. “Có câu chỉ 2 điểm nhưng các em viết quá dài, phát triển quá nhiều. Hiển nhiên là các em sẽ không đủ thời gian cần thiết để làm các câu khác”, thầy Hưng chia sẻ. Theo cấu trúc đề thi mà Bộ GD&ĐT đã công bố, môn văn sẽ có 3 câu: câu 2 điểm, câu 3 điểm và câu 5 điểm. Thầy Hưng khuyên thí sinh, với câu 2 điểm các em chỉ cần viết được khoảng 1,3 đến 1,5 trang giấy thi là vừa; câu 3 điểm viết tối đa 2,5 trang giấy thi. Với câu 5 điểm, chắc chắn thí sinh phải trình bày nhiều luận điểm trong một bài văn hoàn chỉnh (có mở bài, thân bài, kết luận) thí sinh nên dành một chút thời gian vạch dàn ý trước khi làm bài. “Việc dành bao nhiêu thời gian cho mỗi câu là tuỳ vào sở trường sở đoản của từng em, nhưng chắc chắn không thể sa đà cả tiếng đồng hồ cho câu 2 điểm”, thầy Hưng lưu ý. Với môn Toán, thầy Phan Văn Danh (giảng viên khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Huế) cũng có lời khuyên tương tự với các thí sinh về việc phân chia thời gian hợp lý để làm bài. Thầy Danh nhắc nhở các thí sinh: “Môn Toán cũng nên áp dụng nguyên tắc dễ trước khó sau. Các em nên kẻ vào giấy nháp một bảng có hai cột: câu và thời gian tối đa. Trong cột đó các em sắp xếp lần lượt từ trên xuống dưới theo mức độ dễ/ khó. Câu các em cho là khó nhất để dưới cùng, thậm chí các em hoàn toàn không quan tâm tới câu này, để thời gian tập trung cho các câu còn lại vì mục tiêu của đa số các em không phải là đạt điểm 10 mà là được điểm tối đa trong khả năng của mình. Thời gian làm bài có 180 phút, các em để dành 20 – 30 phút để soát lại bài”. Quý Hiên Thứ Năm, 01/07/2010, 07:22 (GMT+7) Kinh nghiệm mùa thi Môn tiếng Anh: loại trừ nhanh phương án sai TT - Để làm tốt đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, tuyệt đối không dừng lại quá lâu ở một câu hỏi mà thí sinh cho là khó. Nhưng cũng không có nghĩa là vội vàng chọn câu trả lời mà chưa đọc hết bốn chọn lựa (A, B, C, D). Thí sinh cần loại trừ nhanh chóng hai chọn lựa sai và thông thường còn lại một chọn lựa đúng và một chọn lựa gần đúng, cẩn thận để rút ra đáp án từ hai chọn lựa này. Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng và nhanh, thí sinh không nên đọc thầm mà nên phát âm từ được yêu cầu với mức độ khẽ đủ để tai nhận được trọng âm của từ đặt ở âm tiết nào hay để phân biệt giữa các nguyên âm hay phụ âm với nhau. Phần từ vựng và cấu trúc câu của đề thi ĐH, CĐ đều là những phần thí sinh đã được luyện tập nhiều ở bậc THPT nên cần làm ở tốc độ dưới một phút một câu để dành thời gian dư cho phần đọc hiểu. Với loại bài đọc hiểu (reading comprehension), trước hết thí sinh nên đọc nhanh cả bài văn, kể cả đọc lướt qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính của bài văn và những vấn đề liên quan được hỏi. Sau đó, thí sinh đọc chậm hơn, dựa vào từ và cấu trúc trong câu để đoán ý nghĩa của từ khó, gạch chân các chi tiết cần lưu ý (các con số biểu thị thời gian, số lượng ) để có quyết định chọn câu trả lời đúng nhất. Để trả lời loại câu hỏi tìm ý chính của đoạn văn, thông thường thí sinh hãy đọc kỹ câu đầu tiên và câu cuối cùng của đoạn văn. LÊ THỊ THANH XUÂN (GV tiếng Anh) Môn sử: trình bày đủ ý Khi tiếp xúc với đề thi, các em phải đọc thật kỹ đề, hiểu yêu cầu cụ thể của đề để tránh tình trạng lạc đề. Sau đó, các em viết ra giấy nháp nội dung cơ bản của đề thi, trên cơ sở đó vận dụng kiến thức để làm bài. Khi làm bài, mỗi vấn đề cần trình bày đủ các ý, vì mỗi ý đúng đều có điểm. Đừng coi thi cử như một áp lực. Cơ hội cho tất cả thí sinh là như nhau, nhưng nếu thí sinh nào chuẩn bị kỹ hơn thì kết quả sẽ tốt hơn. Vì một lý do nào đó mà các em chưa học hết chương trình môn sử khi ngày thi đang gần kề, có lẽ các em nên tham khảo những đề thi năm trước để có thể tập trung vào một vài chủ đề có khả năng ra thi nhiều nhất. Học sử không phải chỉ với mục đích là để thi mà môn sử còn giúp các em yêu nước, thương dân hơn. Thêm vào đó, môn sử sẽ giúp các em tránh những vết xe đổ của lịch sử và biết sống khôn ngoan hơn. ĐOÀN VĂN ĐẠO (GV sử) http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=387487&ChannelID=224 . của các chuyên gia dành cho sĩ tử khi làm bài thi, dù họ dự thi môn nào, khối thi nào. Tuy nhiên, một trong những khách mời của chương trình Bí quyết thi đại học” (VTV6, 26-6), cô Vũ Mỹ Lan,. đề thi, các em phải đọc thật kỹ đề, hiểu yêu cầu cụ thể của đề để tránh tình trạng lạc đề. Sau đó, các em viết ra giấy nháp nội dung cơ bản của đề thi, trên cơ sở đó vận dụng kiến thức để làm. TP.HCM) 03:44 | 28/06/2010 Tuyển sinh đại học, cao đẳng: Các chuyên gia tiết lộ bí quyết làm bài thi TP - Trong chương trình Bí quyết thi đại học” vừa được phát trên kênh VTV6 cuối tuần vừa qua, các chuyên

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:00

w