ĐỀ THI LẠI K 11

3 332 0
ĐỀ THI LẠI K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2009- 2010 TRƯỜNG PTTH ĐỒNG PHÚ Thời gian: 90 phút Câu 1: ( 2 điểm) So sánh 3 câu văn sau, cho biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ở mỗi câu sau: a. Bây giờ là 10 giờ. b. Bây giờ mới 10 giờ. c. Bây giờ đã 10 giờ. Câu 2: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 3 : (6 điểm) Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2009- 2010 TRƯỜNG PTTH ĐỒNG PHÚ Thời gian: 90 phút Câu 1: ( 2 điểm) So sánh 3 câu văn sau, cho biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ở mỗi câu sau: d. Bây giờ là 10 giờ. e. Bây giờ mới 10 giờ. f. Bây giờ đã 10 giờ. Câu 2: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 3 : (6 điểm) Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:( 2 điểm) - Nghĩa sự việc cả 3 câu đề cập đến bây giờ là 10 giờ. (0.5đ) - Nghĩa tình thái a. thái độ trung hòa, khách quan đối với sự việc. (0.5đ) b. thể hiện sự đánh giá 10 giờ là còn ít, còn sớm. (0.5đ) c. thể hiện sự đánh giá 10 giờ là nhiều, là đã muộn. (0.5đ) Câu 2: (2 điểm) - Chép đúng bài thơ (1 điểm). - Nêu đúng nội dung và nghệ thuật của bài thơ Từ ấy trong phần ghi nhớ SGK (1 đ) Câu 3:(6 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2. Nắm phương pháp làm văn nghị luận văn học, vận dụng thao tác lập luận chủ yếu là phân tích thơ kết hợp với các thao tác lập luận khác một cách hợp lí. 3. Bố cục mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, hạn chế lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần nêu được các ý cơ bản sau: * Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Nhật kí trong tù và giá trị bài thơ Chiều tối. * Thân bài Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối ở miền rừng núi hiện lên với vẻ cao rộng, trong trẻo, êm ả nhưng gợi vắng vẻ hiu quạnh. + Khung cảnh thiên nhiên được phác hoạ bằng hai hình ảnh với nét chấm phá đơn sơ: “Cánh chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. Chòm mây lẻ loi trôi lửng lờ giữa tầng không” đã làm toát lên cái hồn của cảnh chiều đẹp nhưng gợi buồn. +Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã vẽ nên sự tương đồng gần gũi giữa hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” với tâm trạng của người tù chuyển lao +Qua bức tranh thiên nhiên thấy được: Tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, phong thái ung dung tự chủ, tự do về tinh thần của người chiến sĩ Cách mạng. Hai câu cuối: Bức tranh đời sống của con người nơi xóm núi hiện lên với không khí sống động, ấm áp. + Hình ảnh trung tâm của bức tranh là cô gái xay ngô bên lò than rực hồng, toát lên vẻ trẻ trung khoẻ mạnh, đem lại cho người đi đường hơi ấm, niềm vui +Biện pháp điệp vòng tạo sự nối âm liên hoàn, diễn tả vòng quay của động tác xay ngô, đồng thời thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều đến đêm tối ( qua dấu hiệu rực sáng của lò than , bản dịch thừa chữ “tối”). + Nhãn tự “hồng” đã mang lại thần sắc cho bức tranh đêm tối: Đêm tối mà vẫn ấm áp, bừng sáng + Qua bức tranh đời sống cho thấy: Bác đã quên cảnh ngộ của mình để vui với cuộc sống sinh hoạt của con người lao động. Đó là tinh thần nhân đạo đến quên mình của Bác. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ: + Vẻ đẹp cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, ý tại ngôn ngoại, hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi tả, chấm phá, sự hoà hợp giữa con người và cảnh vật, sử dụng nhãn tự + Vẻ đẹp hiện đại: Miêu tả con người là trung tâm của bức tranh cảnh vật, mạch thơ vận động hướng về sự sống ánh sáng (từ hai câu đầu đến hai câu cuối), nhân vật trữ tình vượt lên hoàn cảnh để làm chủ tình thế * Kết bài - Bài thơ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh chiều tối nơi xóm núi. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai. - Bài thơ có sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp cổ điển truyền thống với tinh thần hiện đại, hoà quyện giữa “thép” và tình. III. Biểu điểm: - Điểm 6: Bài làm đảm bảo đầy đủ các ý trên, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, giàu tính sáng tạo, không mắc lỗi. - Điểm 5: Bài làm khá tốt, đảm bảo được các ý trọng tâm, diễn đạt tương đối mạch lạc, không mắc nhiều lỗi. - Điểm 3- 4: Bài làm đảm bảo được các ý trọng tâm, diễn đạt tương đối, không mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 2: Bài làm thiếu ý, sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi cơ bản nhưng vẫn có ý đúng. - Điểm 0,1,: Các trường hợp bài viết quá yếu, không có trọng tâm, cách diễn đạt yếu, mắc quá nhiều lỗi, lạc đề. (Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính chất định hướng, giáo viên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chấm điểm cho hợp lí.) . SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2009- 2010 TRƯỜNG PTTH ĐỒNG PHÚ Thời gian: 90 phút Câu 1: ( 2 điểm) . : (6 điểm) Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2009- 2010 TRƯỜNG PTTH ĐỒNG PHÚ Thời gian: 90 phút Câu 1: ( 2 điểm) . được các ý cơ bản sau: * Mở bài Giới thi u khái quát về tác giả, tác phẩm Nhật k trong tù và giá trị bài thơ Chiều tối. * Thân bài Hai câu đầu: Bức tranh thi n nhiên chiều tối ở miền rừng núi

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan