R 2 R 1 R x E, r E, r A 1 R 3 R M 2 R 4 R N x ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn : Vật lý- Khối 11- Ban Cơ Bản- Thời gian: 45 phút Câu 1: (1 điểm) Điện trường là gì? Nêu tính chất cơ bản của điện trường Câu 2: (1 điểm) Hãy nêu bản chất dòng điện trong kim loại . Câu 3: (1 điểm) Định luật Jun- Len-xơ : phát biểu, biểu thức. Câu 4: (1 điểm) Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào? Câu 5: (1 điểm) Thế nào là dòng điện không đổi ? Câu 6: (1 điểm) Cường độ điện trường do điện tích Q đặt tại O trong chân không, gây ra ở điểm A có giá trị là E = 4,5.10 3 V/m. Cho OA = 20cm. Tính độ lớn điện tích Q. Câu 7: (1 điểm) Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu? Câu 8: (1 điểm) Một bộ nguồn gồm 8 pin giống nhau ghép nối tiếp . Mỗi pin có suất điện động e 0 = 2 V, điện trở trong r 0 = 0,5 Ω. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. Câu 9: (2 điểm) Cho mạch điện như hình: nguồn điện có suất điện động và điện trở trong là : E = 9V, r = 0,5Ω. R 1 là điện trở của bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. R 2 là điện trở bóng đèn loại (6V – 9W) ; R x là một biến trở. Điều chỉnh để R x = 12Ω thì đèn sáng bình thường. a/ Tính khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân trong 16 phút 5 giây (Cho Cu = 64, n = 2) b/ Tính điện trở của bình điện phân. -- Hết-- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn : Vật lý- Khối 11- Ban Tự Nhiên - Thời gian: 45 phút Câu 1 (1 điểm) : Nêu các đặc điểm của đường sức điện trường. Câu 2 (1 điểm) : Định luật Jun – Lenxơ : Phát biểu, biểu thức. Câu 3 (1 điểm) : Nêu các tính chất của tia catốt. Câu 4 (1,5 điểm) : Hãy cho biết sự dẫn điện của bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Lớp chuyển tiếp p-n có đặc tính gì ? Câu 5 (1 điểm) : Một tụ điện phẳng mà hai bản có dạng hình tròn bán kính R=3cm, đặt đối diện cách nhau d=5mm, chất điện môi giữa hai bản là thủy tinh có ε = 5. Tính điện dung của tụ điện. Câu 6 ( 2 điểm) : Cho hai điện tích điểm q 1 = +9.10 –7 C và q 2 = –4.10 –7 C đặt cố định ở hai điểm A và B trong không khí, cách nhau AB = 9 cm. a) Tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm trên. (1đ) b) Tìm vị trí điểm M để cường độ điện trường tổng hợp M E 0 → = . Vẽ hình. (1đ) Câu 7 (2,5 điểm) : Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có suất điện động E, điện trở trong r = 1Ω . Mạch ngoài: R 1 =2Ω , bình điện phân có điện trở R 2 = 3Ω chứa dung dịch AgNO 3 với điện cực bằng bạc, đèn R 3 (4V – 4W), R 4 =7Ω . Biết số chỉ của ampe kế là 1,5A ( điện trở ampe kế rất nhỏ). a) Tính điện trở của đèn và điện trở tương đương của mạch ngoài. (1đ) b) Tính suất điện động của nguồn. (0,5đ) c) Tính cường độ dòng điện I 2 qua bình điện phân và khối lượng bạc thu được ở catốt sau thời gian 32 phút 10 giây (bạc có A = 108, n = 1). (1đ) HẾT . R 2 R 1 R x E, r E, r A 1 R 3 R M 2 R 4 R N x ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn : Vật lý- Khối 11- Ban Cơ Bản- Thời gian: 45 phút Câu 1: (1 điểm) Điện. 64, n = 2) b/ Tính điện trở của bình điện phân. -- Hết-- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn : Vật lý- Khối 11- Ban Tự Nhiên - Thời gian: 45 phút Câu 1 (1 điểm) : Nêu