Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hình 1 và 2 Hình 1: Đường qúa trình lũ tại trạm Sơn Giang năm 1999 Hình 2: Nước lũ cuồn cuộn c
Trang 1Câu hỏi và Trả lời về lũ
I CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LŨ
1 Lũ là gì ?
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần (hình 1 và 2)
Hình 1: Đường qúa trình lũ tại trạm Sơn Giang năm 1999
Hình 2: Nước lũ cuồn cuộn chảy trong sông (www.vnn.vn)
2 Mực nước là gì ?
Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông so với độ cao chuẩn
quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu), được ký hiệu là H và đơn vị
là cm (centimét) hoặc m (mét)
3 Lưu lượng nước là gì ?
Trang 2Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông (hình 5)
trong một đơn vị thời gian (1 giây), được ký hiệu là Q và đơn vị là m3/s hoặc l/s
Hình 5: Mặt cắt ngang sông
4 Chân lũ lên là gì ?
Chân lũ lên là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên
(hình 6)
5 Đỉnh lũ là gì ?
Đỉnh lũ là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một
trận lũ
6 Chân lũ xuống là gì ?
Chân lũ xuống là mực nước (Hcx) hay lưu lượng nước (Qcx) xuống thấp thấp nhất hoặc xấp xỉ mực nước chân lũ lên
7 Thời gian lũ lên là gì ?
Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ.
6 Thế nào là thời gian của một trận lũ ?
Thời gian của một trận lũ là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến
khi hết lũ
7 Thế nào là biên độ mực nước lũ?
Biên độ mực nước lũ là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với
mực nước khi lũ bắt đầu lên (∆H) Biên độ lũ trên các sông miền núi có
Trang 3thể đạt 10-20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3-8 mét
Hình 6: Quá trình trận lũ trạm Trà Khúc
8 Thế nào là cường suất lũ ?
gian, thường lấy đơn vị là cm/giờ, m/giờ, cm/ngày hoặc m/ngày Cường suất
lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10 - 20cm/h Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền từ” nhất ở nước ta, với cường suất trung bình chỉ 3-4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20-40cm/ngày (Hình 7)
Hình 7: Cường suất lũ lên ở các vùng khác nhau
9 Lượng lũ là gì ?
Lượng lũ là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng
thời gian nào đó của trận lũ Lượng lũ được ký hiệu là W và có đơn vị là m3
10 Mô đun đỉnh lũ là gì ?
Mô đun đỉnh lũ là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là
Trang 411 Tốc độ nước lũ là gì ?
Tốc độ nước lũ là tốc độ chảy của nước lũ trong sông, có đơn vị là
m/s Tốc độ nước lũ thường khác nhau giữa các sông và giữa các trận lũ Trên các sông suối vừa và nhỏ miền núi, có độ dốc lòng sông lớn, tốc độ nước lũ lớn nhất có thể đạt tới hơn 5m/s; nhưng ở sông lớn vùng đồng bằng, tốc độ nước lũ tương đối nhỏ chỉ khoảng 2-3 m/s
12 Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ diễn ra như thế nào ?
Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 2-3 ngày Thời gian lũ lên, từ vài giờ cho đến 10-15 giờ, còn thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày (hình 8).
13 Lũ trên các sông lớn diễn ra như thế nào ?
Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng
khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ Thời gian một
trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng (hình 8)
Hình 8: Thời gian lũ lên ở các vùng thuộc Việt Nam
14 Ở nước ta, mùa lũ phân bố như thế nào ?
Mùa lũ trên các sông Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ có xu hướng xuất hiện muộn dần từ Bắc vào
Nam (Hình 9):
tháng 11;
tháng 9 đến tháng 12;
11
Trang 5
Hình 9: Mùa lũ ở các khu vực
15 Thế nào là lũ tiểu mãn ?
tháng 5) hàng năm gây ra (hình 9) Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất, các hồ chứa và đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện, vì vào thời kỳ này thường nắng nóng, mưa ít, nguồn nước các hồ chứa đã cạn kiệt Tuy vậy, cũng có khi lũ tiểu mãn khá lớn, gây
ra những thiệt hại đáng kể (trận lũ tháng 5/1986) ở Trung Bộ
16 Thế nào là lũ chính vụ ?
Lũ chính vụ là lũ xuất hiện vào giữa mùa lũ, thường là lũ lớn nhất
trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và của cải Trên các sông Bắc Bộ, lũ chính vụ thường vào các tháng 7, 8; các sông Trung Bộ, thường vào tháng 10, 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên, thường vào tháng 9, 10
17 Thế nào là lũ cuối vụ ?
Lũ cuối vụ là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ, thường không lớn Tuy vậy,
cũng có năm, có nơi lũ cuối vụ là lũ lớn nhất trong năm Lũ trên các sông
Trang 6Bắc Bộ, Nam Bộ có thể xuất hiện muộn, vào tháng 11; ở Trung Bộ và Tây
Nguyên vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau
18 Lũ được phân cấp theo độ lớn của đỉnh lũ như thế nào ?
Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, có thể chia ra các cấp lũ như sau (hình 10):
nhiều năm;
nhiều năm;
bình nhiều năm;
quan trắc;
và điều tra khảo sát
Hình 10: Đường quá trình đỉnh lũ cao nhất năm tại trạm Hà Nội
II CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LỤT, ÚNG
19 Lụt là gì?
Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra Lụt
có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) hoặc làm vỡ các công trình
Trang 7ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển (hình 11)
Hình 11: Ngập lụt do lũ gây ra
20 Úng là gì?
Úng là hiện tượng ngập do nước mưa gây ra.
Hình 11 Ngập úng do mưa lớn (www.vnn.vn)
21 Nước dâng do bão là gì ?
Trang 8Nước dâng do bão là sự dâng lên của mực nước biển khi có bão so với
bình thường Bão càng mạnh và xảy ra vào thời kỳ triều cường thì làm nước dâng càng cao Ở vùng biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, nước dâng
có thể lên tới 3 – 4m Gió mạnh, nước dâng thường gây sạt lở, vỡ đê biển và làm giảm khả năng thoát lũ, gia tăng diện ngập lụt và kéo dài thời gian ngập lụt khi xảy ra lũ lớn trên sông
Hình 21: Nước dâng do bão ( www.vnn.vn )
III CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LŨ QUÉT
22 Lũ quét là gì?
Lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi,
duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết
có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn
23 Nguyên nhân sinh ra lũ quét là gì?
Hai nguyên nhân chính gây ra lũ quét là: 1- Mưa lớn với cường độ cao (Hình 22) và 2- Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi (Hình 23)
Trang 924 Lũ quét thường xảy ra ở đâu và khi nào?
Nơi sinh lũ quét thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ,
có độ dốc lớn, mặt đệm bị huỷ hoại năng
Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm,
trong các tháng đầu mùa lũ (tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng IX,
X ở Trung Bộ)
25 Đặc điểm chính của lũ quét là gì ?
Chứa lượng vật rắn rất lớn: Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất
lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước ta (Hình 24)
Lũ quét có sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Vì
vậy, động lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn (hình 25)
Trang 1026 Có các dạng lũ quét nào?
Có 6 dạng lũ quét sau:
1- Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh chủ yếu do mưa lớn đột ngột
xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ trên đường đi
2- Lũ quét nghẽn dòng: do vỡ các đập tạm thời do cây cối, rác, bùn cát
và các vật thể khác làm nghẽn dòng sông, suối do mưa lớn gây ra
3- Lũ quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các
khu vực có nhiều trượt lở ven sông, suối Đó là các khu vực đang có biến
Trang 11dạng mạnh, sông suối đào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp, sườn núi rất dốc Do mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những thung lũng Khi dòng lũ tích tụ đến mức đập chắn bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng được giải phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu
4- Lũ bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, cuộn chảy với động năng
lớn Lượng bùn đá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp Một phần bùn đá được lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối (Hình 28) Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn
5- Lũ quét vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình
thuỷ điện, thuỷ lới gây ra Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng (Hình 29)
6- Lũ quét hỗn hợp là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt
lở đất, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá Đây là dạng lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước ta và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng
27 Trượt lở là gì và thường xảy ra ở đâu?
Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc,
gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và
Trang 12xã hội Các loại hình trượt lở thường gặp nhất bao gồm: trượt lở, sạt lở, sụt
lở, lở đá
- Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao
thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2- 5cm/năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét vỡ dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du (Hình 30)
- Sạt lở đất thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ
biển bị xói lở (Hình 32) Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông,
bờ biển (Hình 33) Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột Sạt lở
bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển
Trang 13- Sụt lở đất hay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê
(Hình 34 và 35) Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng
- Lở đá: Là hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và
lăn xuống vùng thấp Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và lân cận một số khu dân cư (Hình 36)