- Các tài sản đảm bảo khác:
b. Điều kiện bảo lãnh
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với BIDV .Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh. Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHĐT&PTHT doanh tại NHĐT&PTHT
Trong những năm qua, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự phát triển nhanh chóng về cả qui mô, chất lượng và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế. Trước sự phát triển nhanh chóng, các thành phần kinh tế này cần có một lượng vốn để đáp ứng cho quá trình kinh doanh và mở rộng sản xuất của mình. Nhận thức được nhu cầu đó, Chi nhánh đã quán triệt chính sách mở rộng cho vay gắn liền với tín dụng khu vực ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo đáp ứng tối đã nhu cầu của khu vực này.
2.2.2.1. Thực trạng dư nợ
Dư nợ là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng được các ngân hàng Việt Nam cũng như Quốc tế để đánh giá qui mô tín dụng. Đó chính là số tiền mà ngân hàng còn cho vay tính đến ngày 31/12 hàng năm. Tình hình dư nợ của các DNNQD tại chi nhánh trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
• Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 4:
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Tổng dư nợ 867 100 916 100 1104 100 - Quốc doanh 763 88 779 85 927 84 - Ngoài quốc doanh 104 12 137 15 177 16
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn BIDV Hà Tây)
Trong những năm gần đây, Chi nhánh ngày càng phải cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn như: Ngân hàng công thương, VIBank, Techcombank, Đông á,… Tuy nhiên, với nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh nên hoạt đông tín dụng của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ của toàn Chi nhánh liên tục tăng ổn định qua các năm: tổng dư nợ năm 2004 mới chỉ là 867 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 916 tỷ đồng, một năm 2006 đầy thách thức thì tổng dư nợ của chi nhánh vẫn đạt đến con số 1104 tỷ đồng. Nhìn vào các số liệu trên, qui mô cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2004 tổng dư nợ với khu vực này là 104 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng là 12% thì đến năm 2005 đã tăng lên đạt 137 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 31.7 %, và đến năm 2006 đã đạt 177 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 29.2 %. Tuy nhiên, xét trên góc độ tỷ trọng trong tổng dư nợ thì rõ ràng là sự gia tăng qui mô cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh tuy cao nhưng không có sự vượt trội so
với khu vực kinh tế quốc doanh. Chính điều này đã làm cho tỷ trọng Dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu Tổng dư nợ. Năm 2004 tỷ trọng này là 12 %, năm 2005 tăng lên 15% và đến năm 2006 chỉ đạt được con số khiêm tốn là 16 % mà thôi.
Để hiểu rõ thêm về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ, ta nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 5:
Loại hình khách hàng Số lượng khách hàng
DN Nhà nước và công ty CP Nhà nước chi
phối 29
DN ngoài quốc doanh và Công ty Cổ phần 27 Dân doanh, Tư nhân cá thể vay từ trên 100 tr
88
Nhóm khách hàng vay dưới 100 tr 100
( nguồn: Số liệu 31/12/2006_ Phòng kế hoạch nguồn vốn – BIDV Hà Tây)
Nhìn vào, vào bảng sô liệu trên ta có thể thấy số lượng khách hàng của Chi nhánh tương ứng với mỗi thành phần kinh tế tại ngày 31/12/2006. Kết hợp với số liệu ở Bảng 6, có thể nhận thấy rằng số lượng khách hàng là doanh nghiệp Quốc doanh của Chi nhánh chỉ là 29 Doanh nghiệp nhưng lại có tổng dư nợ lên tới 927 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84 %. Trong khi đó, toàn bộ khối khách hàng ngoài quốc doanh với 27 DN ngoài quốc doanh và công ty cổ phần và gần 200 khách hàng thuộc các thành phần khác chỉ đạt được mức dư nợ khiêm tốn là 177 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 16%. Như vậy, rõ ràng thành phần kinh tế Quốc doanh vẫn là khối khách hàng có qui mô tín dụng rất cao, bình quân mỗi Doanh nghiệp quốc doanh có dư nợ tới hơn 30 tỷ đồng.
● Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 6: Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư Lĩnh vực đầu tư Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Xây lắp và phục vụ xây lắp 735 67 Thương mại, dịch vụ 64 8 Y tế, xã hội 37 3
Giao thông vận tải 20 2,4
Đô thị, khu công nghiệp 152 14
Điện, vận tải 15 2
Tiêu dùng 18 2
(Nguồn: Số liệu ngày 31/12/2006_ BIDV Hà Tây)
Trên thực tế, do địa bàn và quy mô địa hình từ khi thành lập Chi nhánh, do đó hầu hết khách hàng tín dụng là các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư XDCB, CN XLXD và tập trung chủ yếu tại Thị xã Hà đông và khu vực giáp ranh Hà nội và quận Thanh Xuân. Hầu hết các Doanh nghiệp đều là các đơn vị Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông đà, Tổng công ty Cơ khí,… thuộc Bộ xây dựng và một số Doanh nghiệp địa phương. Các dự án xây lắp và phục vụ xây lắp chiếm tỷ lệ cao đến 67 %, chủ yếu được thực hiện bởi các Tổng công ty lớn của Nhà nước. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu chỉ tiếp cận được các khoản vay nhỏ dành cho các lĩnh vực đầu tư như thương mại - dịch vụ, điện vận tải hoặc là cho vay tiêu dùng với thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn.
Như vậy, nhìn chung tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh qua các năm đã tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng trong cơ cấu Tổng dư nợ. Tuy nhiên, mức tăng còn chậm và vẫn rất nhỏ bé so với tỷ trọng của các Doanh nghiệp quốc doanh.
Để đánh giá chất lượng các khoản cho vay, ta sử dụng phương pháp phân loại nợ dựa theo điều 7 - quyết định 493 của Thủ tướng Chính phủ về phân loại nợ của các tổ chức tín dụng. Ta có được tình hình phân loại các khoản nợ tại thời điểm 31/12/2006 tại Chi nhánh:
- khách hàng nợ nhóm 1: 32 khách hàng Doanh nghiệp và hộ Tư nhân,cá thế dư nợ: 741,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 67,3%.
- khách hàng nợ nhóm 2: 15 khách hàng Doanh nghiệp dư nợ 289,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26%.
- khách hàng nợ nhóm 3: 5 khách hàng Doanh nghiệp dư nợ: 65,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,6%
- khách hàng nợ nhóm 4: 0 dư nợ
- khách hàng nợ nhóm 5: 4 khách hàng doanh nghiệp dư nợ: 6,7 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 0,6%
Nhìn vào các số liệu trên ta thấy, các khoản nợ có vấn đề và nợ xấu đều là ở khối Doanh nghiệp. Trong khi đó, 100% các khoản vay của các Hộ tư nhân và các thể đều là các khoản vay lành mạnh, trong thời gian trả nợ hoặc có khả năng thu hồi nợ cao. Đây chính là kết quả của 2 vấn đề:
- Nợ có vấn đề và nợ xấu tập trung ở khối doanh nghiệp mà chủ yếu là Doanh nghiệp quốc doanh chính là hệ quả từ cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư. Các Doanh nghiệp quốc doanh với một qui mô tín dụng chiếm đến 84% trong toàn bộ tổng dư nợ và một số lượng lớn nguồn vốn này được đầu tư vào lĩnh vực xây lắp và phục vụ xây lắp – lĩnh vực có thời gian đầu tư dài và rủi ro tín dụng tương đối cao. Các biện pháp chuyển nợ, gia hạn nợ ,các hiện tượng tồn đọng vốn hay các rủi ro khác trong các dự án chính là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề và nợ xấu.
- Tâm lý e ngại các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mà tiêu biểu là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể đã tác động tới chính sách vay vốn
đối với các đối tượng này. Đa số các khoản vay dành cho khu vực kinh tế này là phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động với thời hạn ngắn, qui mô nhỏ. Hơn nữa, các điều kiện vay vốn với các thành phần này cũng chặt chẽ hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh – khu vực mà vẫn còn đâu đó bóng dáng sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy, số lượng các thành phần như: Doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thế,…có thể đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng là rất hạn chế. Chính lý do trên đã dẫn tới 100% các khoản vay thành phần kinh tế tư nhân và cá thể đều được xếp loại 1.
2.2.2.3. Thực trạng mạng lưới và nhân lực