1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giáo án hóa học lớp 9 - Tiết 29 pps

4 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 133,86 KB

Nội dung

Tuần 15 tiết 29: BÀI 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Giúp HS:  Củng cố tính chất hóa học của nhôm và sắt .  Nhận biết nhôm và sắt bằng dung dịch kiềm. 2/ Kĩ năng:  Nhận biết hóa chất qua thí nghiệm.  Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành hóa học. 3/ Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ,có tính cẩn thận ,ý thức tiết kiệm trong quá trình làm thí nghiệm. II/ CHUẨN BỊ:: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su, que sắt,chén sứ . Hóa chất: Nhôm bột, nhôm ká, sắt bột ,đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natrhiđroxit. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Ổn định lớp. Điểm danh sĩ số các nhóm. Kiểm tra phiếu học tập. Kiểm tra dụng cụ hóa chất. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: HS1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm? HS2: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt? Hoạt động 3: Thí nghiệm 1- Tác dụng của nhôm với khí oxi.  Hỏi: 1) Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1? 2) Dự đoán hiện tượng xảy ra khi phun bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn?  Yêu cầu HS làm TN 1 .  Hỏi: 3) Hiện tượng nào chứng tỏ nhôm tác dụng được với oxi? 4) Viết PTHH minh họa? 5) Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?  Trả lời.  Tiến hành TN: Bước 1: Đặt đèn cồn vào khay nhựa, dùng ống hút để lấy bột nhôm. Bước 2: Đốt đèn cồn rồi phun nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn (phun thẳng từ trên xuống ).  Trả lời. Hoạt động 2: Thí nghiệm 2-Tác dụng của sắt với lưu huỳnh  Hướng dẫn HS làm TN2: Bước 1: Trộn bột sắt với lưu huỳnh theo tỉ lệ m Fe : m S = 7 : 4 Bước 2: Lấy một ít hỗn hợp cho vào chén sứ. Bước 3: Nung nóng que sắt trên ngọn lửa đèn cồn rối dí vào hỗn hợp trên.  Hỏi: 1) Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra? 2) Chất tạo thành có màu đen là chất nào? Viết PTHH?  Lắng nghe và tiến hành thí nghiệm 2.  Trả lời Hoạt động 3: Thí nghiệm 3: Nhận biết sắt và nhôm  Hỏi: 1) Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3? 2) Nêu hiện tượng quan sát được? 3) Xác định kim loại trong mỗi lọ hóa chất?  Trả lời và tiến hành thí nghiệm 3. Bước 1: Lấy một ít bột nhôm và bột sắt cho vào hai ống nghiệm riêng biệt. Bước 2: Nhỏ dung dịch NaOH vào hai kim loại trên. Hoạt động 4: Tổng kết:  Nhận xét buổi thực hành.  Các nhóm thu gom dụng cụ hóa chất , rửa sạch và sắp xếp lại như ban đầu.  Hoàn thiện phiếu thực hành. . Tuần 15 tiết 29: BÀI 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Giúp HS:  Củng cố tính chất hóa học của nhôm và sắt .  Nhận biết. dụng cụ hóa chất. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: HS1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm? HS2: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt? Hoạt động 3: Thí nghiệm 1- Tác dụng. sứ . Hóa chất: Nhôm bột, nhôm ká, sắt bột ,đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natrhiđroxit. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Ổn định lớp. Điểm danh sĩ số các nhóm. Kiểm tra phiếu học tập.

Ngày đăng: 12/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN