GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 29

4 312 0
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Bài mới: HĐ1: HS đọc mục I/SGK/91. + Khái niệm về VBND không phải là khái niệm về thể loại, không chỉ kiểu VB mà nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài & tính cập nhật của nội dung VB mà thôi. + Cập nhật: là gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày, tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. + Những đề tài, chủ đề của VBND thường xuyên được báo đài đề cập, là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng & Nhà Nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế. + Giá trị văn chương là yêu cầu quan trọng của VBND, văn có hay mới làm người đọc thắm thía tính thời sự nóng hổi của vấn đề, vừa rèn luyện kỹ năng kiến thức môn Ngữ văn. HĐ2: Hệ thống hóa các văn bản đã học. I. KHÁI NIỆM VBND: + VBND đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề , những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người & cộng đồng. + Giá trị văn chương là yêu cầu quan trọng của VBND  giúp thuyết phục người đọc. II. NỘI DUNG CÁC VBND ĐÃ HỌC: Lớp Tên văn bản Nội dung Phương thức biểu đạt 6 Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử. Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Tự sự, miêu tả & biểu cảm Động Phong Nha. Là kỳ quan thế giới-tự hào & bảo vệ danh thắng này. Thuyết minh, miêu tả. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên & bảo vệ môi trường. Nghị luận, biểu cảm. 7 Cổng trường mở ra. Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người. Tự sự, thuyết minh, miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Mẹ tôi. Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái. Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm. 1 TUẦN 29 TUẦN 29 MTCĐ: - Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa & cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. - Rèn kỹ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạnthơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập dàn ý đúng với yêu cầu của bài nghị luận văn học. - Vận dụng các kiến thức đã học về bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) & bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ để làm tốt bài viết số 7. TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG TIẾT 131, 132 Cuộc chia tay của những con búp bê. Tình cảm thân thiết của 2 anh em & nỗi đau xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Tự sự, nghị luận, biểu cảm. Ca Huế trên sông Hương. Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa & những con người tài hoa xứ Huế. Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm. 8 Thông tin về “Ngày Trái Đất năm 2.000”. Tác hại của việc sử dụng bao bì ny lông đối với môi trường. Nghị luận, thuyết minh, hành chính. Ôn dịch, thuốc lá. Tác hại của thuốc lá đến kinh tế & sức khỏe. Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm. Bài toán dân số. Mối quan hệ giữa dân số & sự phát triển xã hội. Thuyết minh, nghị luận. 9 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em. Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ & phát triển cho trẻ em của cộng đồng quốc tế. Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân & trách nhiệm ngăn chận chiến tranh vì hòa bình thế giới. Nghị luận, biểu cảm. Phong cách Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, lòng kính yêu & niềm tự hào về Bác. Nghị luận, biểu cảm. HĐ3 : + Cũng giống tác phẩm văn học, VBND thường kết hợp nhiều phương thúc biểu đạt để tăng sức thuyết phục. + Hình thức đa dạng: thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố, xã luận, truyện,…  Một số VBND có giá trị như một tác phẩm văn học. Qua đó, ta có thể vận dụng, củng cố những kiến thức & kỹ năng đã được học & luyện tập ở các phần khác trong TLV & Tiếng Việt. HĐ4: HS trao đổi một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học VBND: + Bản thân khái niệm “nhật dụng” bao hàm ý “phải vận dụng thực tiễn”  học để biết & để làm. Đầu tiên là bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra & có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm, ý kiến ấy. + Nội dung VBND đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác & ngược lại. Ví dụ: - Môi trường: đề cập ở lớp 6,8 được hầu hết các môn khác đề cập như Địa lý 6,7; Sinh vật 9 - Quyền trẻ em: ở lớp 7,9 được các môn khác đề cập như GDCD 6,7. - Ma túy, thuốc lá ở lớp 8 được GDCD 8 đề cập. III. HÌNH THỨC VBND: + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. + Hình thức đa dạng. IV: PHƯƠNG PHÁP HỌC VBND: 1. Lưu ý nội dung các chú thích trong BND. 2. Liên hệ các vấn đề trong VB vào đời sống xã hội. 3. Có ý kiến, quan điểm riêng về các vấn đề trong VB. 4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra trong VB. 5. Căn cứ vào đặc điểm & phương thức biểu đạt để phân tích VBND.  GHI NHỚ : SGK / 96 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ. - Soạn bài: HDĐT Bến quê. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 2 - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Bài mới: HĐ1: Nêu yêu cầu & ý nghĩa của tiết luyện nói. - HS có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. - Luyện tập cách lập ý, lập dàn ý & cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Rèn luyện sự tự tin của bản thân khi nói trước tập thể. HĐ2: Nêu vấn đề luyện nói. Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 1. Mở bài: Do hoàn cảnh riêng mà trong những năm tháng tuổi thơ Bằng Việt chỉ sống với bà & trong nỗi nhớ của tác giả, người bà luôn luôn hiện lên cùng bếp lửa. Bởi những ngày tuổi thơ của ông đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã “bảo cháu nghe, dạy cháu làm, chăm cháu học”. bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ra đời như thế. 2. Thân bài: Ở đâu, ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo mà nồng đượm, ấp iu vô cùng. “Bếp lủa” của Bằng Việt là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở xa gửi về người bà thân yêu. Nó được dệt từ bao kỷ niệm tuổi thơ vừa dâng tràn, vừa sâu lắng. cả bài thơ là dòng hồi ức đầy xáo động . các khổ, đoạn dài ngắn không đều, vừa tự sự vừa trữ tình & toàn bài thơ là nỗi nhớ thương da diết lấn át tất cả. - Phân tích khổ đầu: nhớ bếp lửa là nhớ về bà. - Hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong những kỷ niệm của tình bà cháu qua những năm tháng đói khổ, chiến tranh. - Cháu càng biết ơn bà đã đùm bọc, cưu mang. - Bà hy sinh, nhọc nhằn mà gom góp, chắt chiu, nhen nhóm lên ngọn lửa của niề tin, sự sống. - Phân tích khổ cuối: thương nhớ về bà & bếp lửa của bà là nhớ về cội nguồn dân tộc (chú ý phân tích nghệ thuật: giọng kể, nhịp điệu thơ, cách dùng từ, xây dựng hình ảnh…) 3. Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm & suy nghĩ của bản thân. Mẫu: “Bếp lửa” là bài thơ hay & rất cảm động. Giọng thơ nồng đượm như ngọn lửa, nhịp thơ là nhịp bập bùng của lửa. Giọng kể cứ dâng tràn ngày càng nồng nàn. Các kiểu câu, vế câu được lặp lại, nhấn nhá phối hợp thành sự dào dạt, xáo động của tình cảm. “Bếp lửa” là dòng tâm sự sâu nặng của đứa cháu đầy tình nghĩa & là sự bập bùng của ngọn lửa nồng đượm, ấp iu. Nhìn lại bếp lửa quen thuộc trong góc bếp nhà mình, chúng ta chắc chắn sẽ có cái nhìn khác trước. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại các phần đã chuẩn bị & bổ sung cho hoàn chỉnh. - Chuẩn bị: Bài viết TLV số 7. - Xem kỹ các đề có trong SGK để tham khảo. 3 LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ TIẾT 133 - Chuẩn bị: Đề bài. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Bài mới: HĐ1: Ghi đề: Em hãy phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh. HĐ2: Học sinh làm bài. HĐ3: Thu bài. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Chuẩn bị: Biên bản - Tìm hiểu mục đích viết biên bản & cách viết một biên bản hội nghị. - Tiết tiếp theo: CTĐP phần TLV- Luyện nói: nghị luận về một sự việc ở địa phương. - Xem kỹ phần hướng dẫn chuẩn bị luyện nói trong SGK (đã hướng dẫn chuẩn bị ở tuần 22, tiết 101, 102). 4 VIẾT BÀI TLV SỐ 7: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TIẾT 134, 135 . luận, biểu cảm. 1 TUẦN 29 TUẦN 29 MTCĐ: - Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa & cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. - Rèn kỹ năng. trị văn chương là yêu cầu quan trọng của VBND, văn có hay mới làm người đọc thắm thía tính thời sự nóng hổi của vấn đề, vừa rèn luyện kỹ năng kiến thức môn Ngữ văn. HĐ2: Hệ thống hóa các văn. DUNG CÁC VBND ĐÃ HỌC: Lớp Tên văn bản Nội dung Phương thức biểu đạt 6 Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử. Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Tự sự, miêu tả &

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00