GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 21,22

9 575 3
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 21,22

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Thế nào là phép lập luận phân tích & tổng hợp. ? Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được Lê Anh Trà sử dụng phép lập luận như thế nào để làm nổi bật phong cách giản dị, thanh cao của Bác. - Bài mới: HĐ1: Làm bài tập theo nhóm. 1. Cách vận dụng phép lập luận của tác giả: a) Từ cái hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, tác giả chỉ ra những cái hay hợp thành cái hay cả bài: + Cái hay ở các điệu xanh. + Ở những cử động. + Ở các vần thơ. + Ở những chữ không non ép. b) Các trình tự phân tích: + Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt. + Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng từng quan niệm đúng, sai thế nào & kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người 2. Phân tích thực chất của việc học đối phó: - Không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ. - Học bị động, cốt đối phó với thi cử & kiểm tra của thầy cô. - Không hứng thú, chán học, hiệu quả thấp. - Là lối học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. - Dù có bằng cấp, đầu óc vẫn rỗng tuếch. 3. Lý do bắt buộc mọi người phải đọc sách: - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại tích lũy từ xưa đến nay. - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức & kinh nghiệm. - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích. - Cần đọc rộng giúp ta hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn. 4. Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “Bàn về đọc sách”: "Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Có như thế mới bảo đảm đọc sách đúng phương pháp. 1 TUẦN 21 TUẦN 21 MTCĐ: - Luyện tập để biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong bài văn nghị luận. - Hiểu được sức mạnh, khả năng kỳ diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ & giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi; hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận. - Nắm được đặc điểm & công dụng của các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán trong câu; biết đặt câu có thành phần tình thái & thành phần cảm thán. LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP TIẾT 95 HĐ2: Dặn dò về nhà: - Xem kỹ các bài tập đã làm để nắm vững cách lập luận phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận. - Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, làm nài tập theo nhóm (SGK/21). - Chuẩn bị: Chân dung Nguyễn Đình Thi. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Hãy tóm tắt các luận điểm trong văn bản “Bàn về đọc sách”. ? Thế nào là phương pháp đọc sách đúng. ? Theo em, ở tuổi của mình thì nên đọc sách nào & không nên đọc sách nào, vì sao. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. + Dựa vào chú thích về tác giả, tác phẩm để giới thiệu bài. + HS đọc chú thích dấu (). + Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm, thể loại. + Chú ý giải nghĩa các từ Hán –Việt (triết học, bác ái, luân lý, trí thức hóa, cần lao, tình tự,… HĐ2: Tìm hiểu văn bản: + Hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng của kiểu văn nghị luận, diễn cảm để thể hiện được cảm xúc trong những ví dụ minh họa. + GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. ? Câu hỏi 1 (SGK/17): + Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn. Từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.  Giữa các phần có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu hơn sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Tựa đề bài viết vừa có tính khái quát lý luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ. CỦNG CỐ TIẾT 96: ? Nhắc lại 3 luận điểm của văn bản. ? Nêu ví dụ cho thấy văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người. I. ĐỌC-CHÚ THÍCH VB: + Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) + Tác phẩm: viết năm 1948, trong “Mấy vấn đề văn học”. + Thể loại: tiểu luận. + Giải từ: (SGK/16). II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: Có 3 luận điểm: - Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Vai trò của tiếng nói văn nghệ trong đời sống. - Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ. 2 VĂN BẢN: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) TIẾT 96-97 VÀO TIẾT 97: ? Câu hỏi 2 (SGK/17): Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: + Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tế khách quan nhưng không sao chép đơn giản. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gởi vào đó cách nhìn, lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung tác phẩm văn nghệ không chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gởi gấm trong đó. +Tác phẩm văn nghệ không là lý thuyết khô khan mà chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quá quen thuộc. + Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm & nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem  nội dung văn nghệ khác nội dung các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lý,… vì những bộ môn này khám phá, miêu tả & đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ thì tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn & tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. ? Câu hỏi 3 (SGK/17): + Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời & chính mình “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi … làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.”. + Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì tiếng nói văn nghệ là sợi dây nối họ với cuộc đời, với tất cả sự sống, hoạt động, vui buồn gần gũi. + Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm & ước mơ. ? Câu hỏi 4 (SGK/17): + Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung & con đường mà nó đến với công chúng. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, buồn vui của con người trong đời thường, tư tưởng nghệ thuật lắng sâu thấm vào những cảm xúc, nỗi niềm  tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống trong cuộc sống miêu tả trong đó, được bộc lộ mọi cảm xúc cùng nhân vật & nghệ sĩ. + Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình  văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. ? Câu hỏi 5 (SGK/17): + Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên. + Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. 2. Nội dung tiếng nói của văn nghệ: - Từ thực tế đời sống, tác giả đã sáng tạo & gởi vào đó cách nhìn hay một lời nhắn nhủ  VD: Truyện Kiều, An-na Ka-rê-nhi-na. - Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm, những say sưa của nghệ sĩ khiến ta rung động, ngỡ ngàng.  Nội dung hiện thực, mang tính cụ thể, sinh động. 3. Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người: - Văn nghệ là sợi dây nối con người với cuộc đời. - Văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm & ước mơ. Văn nghệ giúp cuộc sống đầy đủ, phong phú hơn. 4. Con đường văn nghệ đối với người đọc & khả năng kỳ diệu của nó: - Tác phẩm văn nghệ chứa đựng mọi cảm xúc. - Tư tưởng nghệ thuật thấm sâu hòa vào cảm xúc. Ta như được sống cùng nhân vật & người nghệ sĩ. - Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức, tự xây dựng mình.  Văn nghệ thực hiện các chức năng tự nhiên, có hiệu quả sâu sắc, lâu bền. 5. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận: - Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thuyết phục. - Giọng văn say sưa,chân thành. 3 + Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối. HĐ3: Luyện tập. (HS tự chọn một tác phẩm yêu thích, phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm ấy với bản thân). GHI NHỚ : SGK / 17 - Dặn dò: + Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ. + Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. + Chuẩn bị tiết tiếp theo: Các thành phần biệt lập. + Làm bài tập theo nhóm (SGK/19). - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Thế nào là khởi ngữ. Ví dụ minh họa. ? Hãy đặt một đoạn văn ngắn nói về hiện tượng xã rác bừa bãi trong trường, lớp khoảng 3-5 câu & có sử dụng khởi ngữ. - Bài mới: HĐ1: HS đọc ví dụ (a), (b) / I / SGK / 18. ? Câu hỏi 1/SGK/18: + Chắc, có lẽ : nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu. + “chắc”: thể hiện thái độ tin cậy cao. + “có lẽ”: thể hiện thái độ tin cậy thấp. ? Câu hỏi 2 (SGK/18): Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ”,… thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. HĐ2: ? Câu hỏi 1 (SGK/II/18): Các từ: ồ, trời ơi  không chỉ sự vật hay sự việc. ? Câu hỏi 2 (SGK/II/18): Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu: “ồ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán. ? Câu hỏi 3 (SGK/II/18): Các từ ngữ in đậm không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giải bày nỗi lòng của mình. HĐ3: Ghi nhớ. I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI: - Chắc: độ tin cậy cao. - Có lẽ: độ tin cậy thấp.  Nêu nhận định của người nói đối với sự việc trong câu. II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN: - Ồ, trời ơi: cảm thán. GHI NHỚ : SGK / 18. II. LUYỆN TẬP: 4 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TIẾT 98 HĐ4: Luyện tập. 1. Nhận diện thành phần biệt lập: a) Tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ. b) Cảm thán: Chao ôi. 2. Cách dùng các từ tình thái theo độ tin cậy tăng dần: Dường như (hình như / có vẻ như) – có lẽ - chắc là – chắc hẳn – chắc chắn. 3. Nhận xét cách dùng thành phần tình thái trong “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng): o Từ chỉ độ tin cậy từ thấp đến cao : hình như – chắc – chắc chắn. o Tác giả chọn từ “chắc”: vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ ở mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu hay quá thờ ơ. 4. Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ. + Rèn kỹ năng viết đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái & cảm thán. + Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập (tiếp) + Xem trước các ngữ liệu & làm bài tập theo nhóm (SGK/32,33). + Tiết tiếp theo: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 5 - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Nêu các dạng bài nghị luận đã học. ? Thế nào là phép lập luận phân tích & tổng hợp trong văn nghị luận. - Bài mới: HĐ1: HS đọc văn bản: Bệnh lề mề (SGK/20). ? Văn bản bàn luận về hiện tượng gì. Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống. ? Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng đó. Các biểu hiện của bệnh lề mề: - Muộn giờ họp. - Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ. - Không đi muộn khi đi tàu, xe, sân bay, nhà hát.  Các biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng. ? Cách trình bày của văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không. Tác giả phân tích những hậu quả của việc lề mề trong từng trường hợp cụ thể : tạo tính chân thực & đáng tin cậy vì là đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. ? Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu. Do tác phong nông nghiệp, thói quen, không ai nhắc nhở, coi thường việc chung, thiếu tự trọng & thiếu tôn trọng người khác. ? Bố cục bài viết thế nào. Bố cục rất mạch lạc: trước hết tác giả nêu hiện tượng, tiếp theo là phân tích các nguyên nhân & tác hại của căn bệnh, cuối cùng là nêu giải pháp để khắc phục. HĐ2: HS thảo luận: Em hiểu thế nào là văn bình luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống, từ đó rút ra dàn bài chung. I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: 1. Đọc văn bản: Bệnh lề mề. (SGK/20). 2. Nhận xét: - Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề - một hiện tượng đời sống. - Biểu hiện. - Nguyên nhân. - Tác hại. - Bố cục bài viết: mạch lạc GHI NHỚ : SGK / 21. - Dựa vào phần ghi nhớ (SGK/21). 6 TUẦN 22 TUẦN 22 MTCĐ: - Hiểu & biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội. - Rèn luyện để nắm vững cách viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội. - Nắm được yêu cầu của chương trình địa phương phần tập làm văn để thực hiện ở bài 28 (tuần 31, tiết 143). Giúp HS biết suy nghĩ về một vấn đề xã hội ở địa phương mình. Biết định hướng, sắp xếp ý & viết bài theo kiểu văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội (có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh). NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TIẾT 99 - Dàn bài chung: + Nêu hiện tượng, sự việc. + Phân tích hiện tượng, sự việc (biểu hiện, nguyên nhân, tác hại hoặc tác dụng). + Tỏ thái độ phê phán hoặc tuyên dương. + Đề xuất, kiến nghị. HĐ3: Luyện tập: 1. Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận: Chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn,… (HS làm). 2. Về nạn hút thuốc lá cần viết bài nghị luận. Gồm các ý: - Nêu hiện tượng hút thuốc lá: nơi công cộng, trong trường học, bệnh viện, … - Tác hại của việc hút thuốc lá: với bản thân, với mọi người xung quanh,… - Nguyên nhân & đề xuất. - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ. + Làm tiếp bài tập về nhà. + Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Xem trước các đề bài (Mục I/SGK/22). + Tìm hiểu cách làm bài & làm bài luyện tập theo nhóm (SGK/25). - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. ? Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu các đề bài. Đọc các đề bài (SGK/22). ? Câu hỏi (a) (SGK/23): Điểm giống nhau của 4 đề bài: cùng nêu một sự việc, hiện tượng & mệnh lệnh làm bài. (yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nhgĩ, nêu ý kiến,…) ? Hãy nghĩ ra một đề bài tượng tự: (HS phát biểu, lớp nhận xét, GV kết luận). HĐ2: Tìm hiểu cách làm bài. ? Câu hỏi (a) (SGK/23): - Đề bài thuộc loại nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống: hiện tượng chăm chỉ trong học tập, lao động. - Đề yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng trên. I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: Một đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải nêu được sự việc, hiện tượng & mệnh lệnh làm bài. II. CÁCH LÀM BÀI: 1. Tìm hiểu đề & tìm ý. 7 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TIẾT 100 ? Câu hỏi (b) (SGK/23): - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng. - Nghĩa là người biết kết hợp giữa học & hành. - Nghĩa là người biết sáng tạo: làm tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. - Học tập Nghĩa: là học yêu cha mẹ, yêu lao động, học cách kết hợp học đi đôi với hành, học sáng tạo – làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn. ? Lập dàm ý: Giới thiệu dàn ý trong SGK/24. Sau đó cụ thể hóa các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết, cụ thể ? Viết bài: HS có thể viết một đoạn thể hiện một trong các ý của phần thân bài. Phân tích, đánh giá rõ ràng. Chú ý câu chữ, … ? Đọc lại bài & sửa chữa: Chú ý lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi liên kết, lỗi logich,…  Ghi nhớ. HĐ3: Luyện tập: 2. Làm dàn ý. 3. Viết bài. 4. Đọc lại bài & sửa chữa. GHI NHỚ : SGK / 24. II. LUYỆN TẬP: Làm dàn bài cho đề 4 (Mục I/SGK/22). 1. Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật Nguyễn Hiền. 2. Thân bài : o Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền. o Tinh thần ham học. o Ý thức tự trọng. o Kết quả, sự thành đạt của ông. 3. Kết bài : Học tập tấm gương sáng của Nguyễn Hiền. - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ. + Nắm vững các làm bài, rèn kỹ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Về nhà làm tiếp bài tập 4 (Viết thành bài hòan chỉnh). + Chuẩn bị: Viết bài TLV số 5 (Xem các đề tham khảo trong SGK/33,34). + Tiết tiếp theo: Chương trình địa phương phần TLV nghị luận về một sự việc ở địa phương (sẽ làm ở nhà). + Tham khảo các đề bài & lập dàn ý (theo nhóm). 8 - Chuẩn bị: Tư liệu về chương trình địa phương. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. ? Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn xác định vấn đề cần trình bày. - GV nêu các đề bài gợi ý trong CTĐP/NV 9 (hoặc SGK/Mục 2/Cách làm/trang 25). - Có thể chấp nhận những đề bài khác do HS đề xuất nếu thấy hợp lý. - HS trình bày yêu cầu chung của bài thực hành. - GV nhận xét, khẳng định. HĐ2: Trao đổi, nhận xét các dàn ý. - Đại diện từng nhóm trình bày dàn ý theo đề bài đã chọn. - GV, HS trao đổi, góp ý cho từng dàn ý. (bố cục, nội dung,…). - HS tự điều chỉnh, bổ sung dàn ý cho mình. HĐ3: Hướng dẫn viết bài ở nhà. GV dựa vào nội dung ý 4 (trang 22, SGK CTĐP/NV 9) để định hướng cho HS thực hiện bài tập thực hành ở nhà. - Dặn dò: + Học kỹ cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Viết bài thực hành ở nhà & luyện nói vào tuần 31, tiết 143. + Chuẩn bị: Bài viết số 5. 9 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN TLV NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC Ở ĐỊA PHƯƠNG TIẾT 101, 102 . năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ. 2 VĂN BẢN: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) TIẾT 96 -97 VÀO TIẾT 97 : ? Câu hỏi 2 (SGK/17): Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: + Tác phẩm nghệ. “Mấy vấn đề văn học”. + Thể loại: tiểu luận. + Giải từ: (SGK/16). II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: Có 3 luận điểm: - Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Vai trò của tiếng nói văn nghệ trong. luận điểm của văn bản. ? Nêu ví dụ cho thấy văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người. I. ĐỌC-CHÚ THÍCH VB: + Tác giả: Nguyễn Đình Thi ( 192 4 – 2003) + Tác phẩm: viết năm 194 8, trong

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan