1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cách giao tiếp của trẻ từ 1 đến 2 tuổi docx

6 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 174,58 KB

Nội dung

Cách giao tiếp của trẻ từ 1 đến 2 tuổi Sự phát triển ngôn ngữ bắt đầu diễn ra trong giai đoạn này, đặc biệt khi con bạn bước sang tuổi thứ hai. Trẻ ở tuổi này có thể nghe hiểu những gì người khác nói và thể hiện ý muốn của chúng. Chúng bắt đầu phát huy khả năng nhận biết những chỉ dẫn phức tạp hơn và cũng sẽ chẳng ngần ngại đưa ra những chỉ dẫn của chính mình. Cách giao tiếp của trẻ em Hầu hết các bé bắt đầu bập bẹ ở đầu giai đoạn này, mặc dù một số trẻ biết nói sớm hơn và một số khác thì mãi gần hai tuổi mới tập nói. Bé nào quá bận rộn với việc tập đi sẽ có xu hướng gác việc học nói sang một bên; điều này không có gì bất thường cả và không cần thiết phải quá lo lắng. Trẻ ở tuổi này có thể tiếp nhận hàng tá từ ngữ rời rạc chẳng hề có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, khi bắt đầu tập nói, các bé sẽ tiến bộ rất nhanh và sớm nhận ra được những khái niệm quen thuộc và gọi tên chúng, nhận biết tên của người thân, đồ vật gần gũi hoặc các bộ phận cơ thể. Lên hai tuổi, trẻ có thể biết sử dụng các cụm từ, thậm chí là các câu ngắn (2 - 4 từ), mặc dù bác sĩ chỉ kỳ vọng được nghe con bạn phát âm được những từ ghép hai âm tiết là cùng. Bất kể các bé bắt đầu biết nói vào thời điểm nào, một điều chắc chắn là chúng đã hiểu được khá nhiều điều chúng được nghe từ trước đó. Con bạn đã có thể đáp ứng được các yêu cầu (“Lăn quả bóng về phía mẹ nào!”) và nhận thức đầy đủ tên gọi của các đồ vật quen thuộc hoặc người thân trong nhà. Một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra chính bạn đang tranh đấu với đứa con đang chập chững biết đi của mình để chúng nghe lời, nhưng thực ra lại chỉ khiến chúng phớt lờ bạn hoặc hét lên phản đối. Những trẻ ở giai đoạn này thích thử thách các giới hạn và mức độ kiểm soát của chúng. Khi được 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đã học cách nói “không” với sự áp đặt của người lớn, và lên 2 tuổi, các bé có thể nổi cáu khi không sẵn lòng làm việc gì đó. Các bé cũng bộc lộ những dấu hiệu về sự sở hữu – háo hức được nghe từ “của con” hoặc rớm nước mắt nếu bị lấy đi thứ gì đó hay nhìn thấy bố mẹ quan tâm đến người khác. Bé bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu về sự sở hữu Những điều bố mẹ nên làm Các con bạn đang lắng nghe mọi điều bạn nói và nhập tâm những điều đó với một tốc độ khác thường. Thay vì sử dụng thứ ngôn ngữ trẻ con, hãy dạy cho các bé tên chính xác của mọi người, mọi địa điểm hoặc sự vật. Hãy nói chậm rãi, rõ ràng và đơn giản. Các con bạn có thể vẫn giao tiếp qua điệu bộ, cử chỉ, như chỉ tay vào những thứ bé muốn. Dùng cử chỉ cũng không sao, nhưng bạn nên sử dụng những lời diễn giải liền nhau, kiểu như “Con muốn uống gì à?” (khi bé chỉ vào tủ lạnh), rồi đợi bé có phản ứng đáp lại. Sau đó, hỏi tiếp “Con muốn uống gì? Sữa nhé? Nào, ta đi lấy sữa cho con.” Những hành động ấy sẽ khích lệ các bé hồi đáp và tham gia vào cuộc hội thoại. Nhưng đừng làm con bạn cụt hứng bằng cách giữ lại đồ ăn hoặc nước uống khi đợi câu trả lời của bé. Từ 15 đến 18 tháng, con bạn có thể bắt đầu thích thú với các trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi phải định nghĩa, ví dụ: “Tai của con ở đâu?” và “Mẹ đi đâu rồi?”. Từ vựng của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng nhưng khả năng phát âm lại dường như không theo kịp. Đừng khăng khăng tìm cách sửa lỗi phát âm của trẻ, hầu hết các bé đều phát âm sai cả. Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh vào cách phát âm chuẩn xác trong mỗi câu trả lời của bạn. Nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ Hầu hết trẻ em ở tuổi này đều trải qua những mốc phát triển trong giao tiếp như nhau: - Biết nói từ lúc 15-18 tháng - Ghép được hai từ thành một câu khi lên 2 tuổi - Đưa ra các chỉ dẫn đơn giản khi lên 2 tuổi Cũng có một số trẻ mãi hai tuổi mới bắt đầu bập bẹ và chỉ chọn cách biểu lộ bằng cách sử dụng cử chỉ và âm thanh. Có những trẻ nói được rất nhiều từ, trong khi số khác lại chỉ nói được rất ít từ. Những vấn đề về nghe sẽ dễ được phát hiện hơn trong giai đoạn này do sự xuất hiện của nhu cầu nói. Một số chứng viêm tai bẩm sinh có thể gây tràn dịch trong tai trẻ và cản trở việc lắng nghe một cách bình thường. Một số bậc cha mẹ lo rằng trẻ ở tuổi này mà không chịu nói sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Trẻ bị bệnh tự kỷ và các chứng bệnh tương tự có thể chậm nói hoặc gặp phải các vấn đề trong giao tiếp, nhưng sự thiếu tương tác với người khác, bị hạn chế trong sở thích hay có các hành vi cư xử khác thường cũng là những dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn chức năng thần kinh ở trẻ. Đừng trì hoãn mà hãy thông báo ngay với bác sĩ về bất kỳ nỗi lo lắng nào về sự phát triển của trẻ, nhất là khi bạn cảm thấy con mình không bập bẹ hoặc hồi đáp lại các câu nói của bạn. Nguyễn Hà dịch . Cách giao tiếp của trẻ từ 1 đến 2 tuổi Sự phát triển ngôn ngữ bắt đầu diễn ra trong giai đoạn này, đặc biệt khi con bạn bước sang tuổi thứ hai. Trẻ ở tuổi này có thể nghe. bậc cha mẹ Hầu hết trẻ em ở tuổi này đều trải qua những mốc phát triển trong giao tiếp như nhau: - Biết nói từ lúc 15 -18 tháng - Ghép được hai từ thành một câu khi lên 2 tuổi - Đưa ra các. trả lời của bé. Từ 15 đến 18 tháng, con bạn có thể bắt đầu thích thú với các trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi phải định nghĩa, ví dụ: “Tai của con ở đâu?” và “Mẹ đi đâu rồi?”. Từ vựng của trẻ sẽ phát

Ngày đăng: 12/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w