Nguyễn Tành Long, Lặng lẽ Sa Pa Câu 2 2 điểm Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấ
Trang 1SỞ GI O D Á ỤC V O À ĐÀO TẠO THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THÁI NGUYÊN Năm học: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm)
Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết đoạn văn trong đọan trích sau:
-Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ Tôi đi đường này ba mươi hai năm Trước cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này
( Nguyễn Tành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 (2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
( Chính Hữu, Đồng chí)
Trong các từ: vai, miêng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào dung theo nghĩa gốc, từ nào
dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thưc ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
Câu 3 ( 2 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được
tình huống truyện tự nhiên, hợp lí Theo em, đó là những tình huông nào? Ý nghĩa của những tình huống đó
Câu 4 ( 5 điểm)
Cảm nhận của em veef đoạn thơ sau, trong bài thơ Múa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Ngữ văn 9, tập 2-Nhà xuất bản GD- 2009)
.Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC