Về kĩ năng : - Biết cách phân tích, cảm nhận một bài thơ.. - Biết cách trình bày các ý thành một văn bản ngắn theo yêu cầu.. Về nội dung : Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách kh
Trang 1GV: Võ Minh Nhựt Kiểm tra 15 phút lớp 11 lần 2
MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2008 – 2009
ĐỀ BÀI:
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong 15 câu đầu bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
của Nguyễn Đình Chiểu
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I YÊU CẦU:
1 Về kĩ năng :
- Biết cách phân tích, cảm nhận một bài thơ
- Biết cách trình bày các ý thành một văn bản ngắn theo yêu cầu
2 Về nội dung :
Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau:
- Hình tượng người nông dân trước khi tham gia đánh Tây:
+ Họ là những người nông dân “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó; Chỉ biết ruộng
trâu, ở theo làng bộ”; Họ “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”; “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”
+ Khi kẻ thù đến, họ chỉ biết trông chờ vào triều đình: “Trông tin quan như trời hạn
trông mưa”; chỉ mơ hồ cảm nhận đó là một lũ xấu xa, đáng ghét: “Mùi tinh chiên vấy vá
đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
+ Và sau đó chuyển biến thành lòng căm thù sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng
lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”
- Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ công đồn:
+ Họ chiến đấu với tinh thần tự nguyện: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức
đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”; “Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn chinh; Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
+ Họ chiến đấu với bản chất của người nông dân nhưng lập được những chiến công
hiển hách: “Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”
+ Họ chiến đấu với tinh thần dũng mãnh, không quản ngại hi sinh: “Kẻ đâm ngang,
người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”
+ Họ chấp nhận cái chết vinh quang theo đạo lí ngàn đời: “Thà chết mà đặng câu địch
khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Còn hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”
+ Họ chọn lấy cái chết “bất tử”, cái chết để lại tiếng thơm muôn đời: “Một trận khói
tan, nghìn năm tiết rỡ; Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng thơm trải muôn đời ai cũng mộ”
Trang 1
Trang 2GV: Võ Minh Nhựt Kiểm tra 15 phút lớp 11 lần 2
II
BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 10 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận riêng ;
+ Diễn đạt mạch lạc, lời văn tự nhiên, có cảm xúc ;
+ Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt
- Điểm 8 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận sâu sắc ;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ;
+ Còn vài mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điểm 7 :
+ Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề bài;
+ Bài làm có chỗ thể hiện cảm nhận tốt;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa nhiều;
+ Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điểm 5 :
+ Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác chưa sâu các ý;
+ Cảm nhận có đôi chỗ còn sơ sài;
+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt được;
+ Mắc lỗi 4 - 5 lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điểm 3 :
+ Chưa nắm vững và chưa làm nổi rõ yêu cầu của đề bài ;
+ Có những chỗ trình bày chưa sát với yêu cầu của đề ;
+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điểm 1 :
+ Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu của đề bài ;
+ Có chỗ nhận thức chưa đúng đắn hoặc sai kiến thức, lạc đề;
+ Bố cục bài viết không đúng;
+ Không biết cách diễn đạt ý ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết một vài dòng không rõ ý.
Trang 2