BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD Thời gian làm bài: phút; (16 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 109 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Luật Hôn nhân_Gia đình qui định độ tuổi kết hôn đối với nam_nữ là: A. 20 – 18 tuổi trở lên. B. 26 – 20 tuổi trở lên. C. 19 – 18 tuổi trở lên. D. 20 – 21 tuổi trở lên. Câu 2: Cơ sở để có hạnh phúc gia đình bền chặt là: A. Sắc đẹp. B. Tiền bạc. C. Địa vị. D. Tình yêu chân chính. Câu 3: Câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm” phản ánh điều gì? A. Danh dự. B. Nhân phẩm. C. Lương tâm. D. Nghĩa vụ. Câu 4: Tự trọng là: A. Biết làm chủ nhu cầu của bản thân. B. Kiềm chế những nhu cầu ham muốn không chính đáng. C. Cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. D. Biết làm chủ nhu cầu của bản thân, đồng thời phải biết kiềm chế những nhu cầu ham muốn không chính đáng. Câu 5: Khi một cá nhân biết tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình, thì người ta gọi ngưởi đó là người có lòng: A. Tự trọng. B. Tự ái. C. Tự cao. D. Danh dự. Câu 6: Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân: A. Xem tình yêu là cao nhất. B. Phải có trình độ học vấn tương xứng. C. Phải đăng ký kết hôn theo luật định. D. Không cần ý kiến của cha mẹ. Câu 7: Những kẻ bán hàng gian, hàng giả lừa dối những người mua để trục lợi là người có: A. Lương tâm thanh thản. B. Cả 3 ý trên. C. Vô lương tâm. D. Lương tâm cắn rứt. Câu 8: Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc: A. Cá nhân không cần phải đăng ký kết hôn. B. Cá nhân phải vâng lời cha mẹ. C. Cá nhân được kết hôn tự do theo ý thích của mình. D. Cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Câu 9: Điền vào chỗ chấm: Hạnh phúc cá nhân là……………của hạnh phúc xã hội A. Cơ sở. B. Cả 3 ý trên. C. Nguồn gốc. D. Nền tảng. Câu 10: “ Chồng em áo rách em thương_chồng người áo gấm xông hương mặc người”. Muốn nói lên : A. Nhân nghĩa. B. Nhân ái. C. Trách nhiệm. D. . Nghĩa vụ. Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nhắc nhở mọi người luôn giữ đạo làm con? A. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. B. Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Thương người thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông tri họ hàng. Câu 12: Tự ái có lợi hay có hại? A. Có hại B. Cả hai C. Vừa có lợi vừa có hại. D. Có lợi Câu 13: Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân nhưng: A. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Trang 1/2 - Mã đề thi 109 B. Tình yêu phải đặt ra những vấn đề mà xã hội phải quan tâm. C. Tình yêu không hoàn toàn là chuyện riêng tư của mỗi người. D. Tình yêu luôn bị chi phối bởi quan niệm của xã hội. Câu 14: Câu ca dao sau muốn nói lên điều gì: “ Một cây làm chẳng nên non _ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. A. Hợp tác. B. Nghĩa vụ. C. Hòa nhập. D. Nhân nghĩa. Câu 15: Tránh yêu đương quá sớm vì: A. Thường xao nhãng việc học, có những việc bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, còn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều. B. Thường xao nhãng việc học, có những việc bản thân chưa đủ khả năng giải quyết. C. Thường xao nhãng việc học, có những việc bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết. D. Thường xao nhãng việc học, còn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều. Câu 16: Người có lòng tự trọng là người biết đánh giá đúng đắn bản thân theo những tiêu chuẩn: A. Cả chủ quan lẫn khách quan. B. Nguyên nhân khác. C. Chủ quan. D. Khách quan. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 109