RA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: KHOA HỌC – KHỐI 4 Phần I: ( 2 điểm) Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất. Câu 1: Thực vật cần gì để sống ? a. Ánh sáng. d. Chất khoáng. b. Không khí. đ. Ý a, b đúng. c. Nước. e. Cả ý a, b, c, d đúng. Câu 2 . Ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày: a. Tắt nguồn nhiệt khi không dùng. b. Khi đun, nấu không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước không để nước sôi đến cạn ấm c. Cả a và b đều đúng. Câu 3. Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người: a. Khí Ni tơ . c. Khí Cac-bô-nic. b. Khí Ô xi . d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 4. Trong số những động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào? a. Gà. b. Rắn hổ mang. c. Đại bàng. Phần II: (8 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng? Câu 2: ( 1 điểm) Vẽ mũi tên ( ) vào sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. a. Cỏ Bò b. Cỏ Thỏ Cáo Câu 3: (3 điểm) Viết 3 việc em nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt Câu 4: ( 3 điểm) Điền tên các chất còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI THỨC ĂN Ở THỰC VẬT . . THỰC VẬT . . ĐÁP ÁN MÔN: KHOA HỌC - KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm . Đáp án: Câu 1- e ; Câu 2- c ; Câu 3- b ; Câu 4- e Phần II: (8 điểm) Câu 1: (1đ) Nếu Mặt Trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực. Chúng ta sẽ không nhìn thấy mọi vật. Câu 2: ( 1 đ) a. Cỏ Bò (0,5đ) b. Cỏ Thỏ Cáo (0,5đ) Câu 3: (3đ) - Không đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh. (1đ) - Không nhìn trực tiếp vào ánh lửa hàn hoặc ánh mặt trời. (1đ) - Không nhìn quá lâu vào màn hình máy tính , ti- vi. (1đ) Câu 4: (3 đ) – Mỗi ý đúng dược 0,5đ SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI THỨC ĂN Ở THỰC VẬT Khí các-bô-níc Khí oxi Nước THỰC VẬT Hơi nước Các chất khoáng Các chất khoáng khác RA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất. Câu 1. Bia đá dựng ở Văn miếu để khắc tên tuổi người:. a. đổ Cử nhân b. đổ Tú tài. c. đổ Tiến sĩ . Câu 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? a. Cứ 3 năm có một kỳ thi Hương b. Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy và khắc tên tuổi người đỗ vào bia đá dựng ở Văn Miếu c. Cả a và b đều đúng. Câu 3. UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế vào ngày nào? a. 12/11/1993 b. 11/12/1993 c. 12/12/1993 Câu 4. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào? a. Nam Hán c. Mông – Nguyên b. Tống d. Minh Phần 2: (8 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? Câu 2: ( 2 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp. A B 1. Chiếu khuyến nông a. Phát triển giáo dục 2. Mở cửa biên giới b. Phát triển nông nghiệp 3. Chiếu lập học c. Phát triển buôn bán 4. Mở cửa biển d. Phát tiển buôn bán Câu 3: (3 điểm) Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? Câu 4: (2 điểm) Cho các từ sau: hình thành, bền chặt, khai phá, giữa các dân tộc. Hãy điền vào chỗ chấm thích hợp trong đoạn văn sau để nói về kết quả của cuộc khẩn hoang. Ruộng đất được , xóm làng được , và phát triển. Tình đoàn kết ., ngày càng . ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ – KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) – Mỗi ý đúng được 0,5đ Câu 1: c Câu 3: b Câu 2: b Câu 4: d Phần 2: (8 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Vì ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm. Câu 2: ( 2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5đ A B 1. Chiếu khuyến nông a. Phát triển giáo dục 2. Mở cửa biên giới b. Phát triển nông nghiệp 3. Chiếu lập học c. Phát triển buôn bán 4. Mở cửa biển d. Phát tiển buôn bán Câu 3: (3 điểm) – Mỗi ý đúng được 1đ Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản là: - Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ. - Bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 4: (2 điểm) Mỗi từ đúng được 0,5đ Thứ tự các từ như sau: khai phá, hình thành, giữa các dân tộc, bền chặt RA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất. Câu 1. Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là: a. Đồng bằng Bắc Bộ. b. Đồng bằng Nam Bộ. c. Các đồng bằng Duyên hải miền Trung Câu 2. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì : a. Đồng bằng nằm ở ven biển. c. Đồng bằng có nhiều cồn cát b.Các dãy núi lan ra sát biển. d Đồng bằng có nhiều đầm, phá. Câu 3. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi: a. Cao nhất, có đỉnh tròn, sườn thoải b. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc. c. Cao thứ hai, có đỉnh nhọn, sườn dốc. d. Cao và đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. Câu 4. Nước ta khai thác những loại khoáng sản nào ở Biển Đông ? a. dầu khí, cát trắng, muối. b. than đá, muối, A-pa-tit. c. bô xít, sắt, than, muối. Phần II: (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Em hãy kể tên một số hải sản quý ở vùng biển nước ta. Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất nước ta? Câu 3. (2 điểm) Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch? Câu 4. (3 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ– KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) - Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm. - Đáp án: Câu 1- b ; Câu 2- b ; Câu 3- d ; Câu 4- a. Phần II: (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết . Câu 2. (2 điểm) Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước . Câu 3. (2 điểm) Vì Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước (còn gọi là Ngũ Hành Sơn), có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa. Câu 4. (3 điểm) Mỗi ý làm đúng được 1 điểm. Nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển là: - Đánh bắt hải sản bừa bãi. - Vứt rác thải xuống biển . - Làm tràn dầu khi chở dầu trên biển. ( Nếu HS có ý khác đúng thì vẫn tính điểm. ) ----------------------- . trên biển. ( Nếu HS có ý khác đúng thì vẫn tính điểm. ) -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - . ĐỊA LÍ– KHỐI 4 Phần I: (2 điểm) - Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm. - Đáp án: Câu 1- b ; Câu 2- b ; Câu 3- d ; Câu 4- a. Phần II: (8 điểm) Câu 1. (1 điểm)