PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NH 2009-2010 HẢI LĂNG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 (Thời gian làm bài : 90 phút ) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm): Chép lại hai khổ thơ ( Gồm 8 câu thơ liên tiếp) em thích nhất trong bài Lượm của Tố Hữu. Nói rõ lý do vì sao em thích. Câu 2 ( 2 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây: ( ) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.( ) (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới ) a/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn trích trên? Vì sao em biết? b/ Tìm các chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Tre hy sinh để bảo vệ con người” Câu 3 (6 điểm): Hãy tả về một cảnh đẹp ở quê hương em. ( Lưu ý: có thể hiểu quê hương trong phạm vi là làng, xã, huyện, tỉnh) CN PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN 6 Câu 1 (2 điểm): - HS chép đủ, đúng 2 khổ thơ liên tiếp trong bài thơ Lượm: (1đ) - HS lí giải được vì sao thích 2 khổ thơ đó một cách chặt chẽ, có lý. (1đ) Câu 2 (2 điểm): a/ HS trả lời đúng biện pháp tu từ nhân hóa: (0,5đ) - Nêu được lý do nhận biết phép tu từ nhân hóa trong đoạn trích: (0,5đ) Tác giả dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả cây tre: chống lại quân thù, xung phong, giữ (làng, nước, nhà, đồng lúa), hi sinh, bảo vệ. Nhờ cách dùng đó mà cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người, trở thành hình ảnh biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. b/ Xác định đúng các chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Tre/hi sinh/để bảo vệ con người. - Nếu HS chỉ xác định được: Tre hi sinh/để bảo vệ con người. (0,5đ) CN VN - Nếu HS xác định được như mô hình trên. (1đ) Câu 3 (6 điểm): Hãy tả về một cảnh đẹp ở quê hương em. a. Yêu cu: - Viết đúng kiểu bài miêu tả (tả cảnh). - Biết kết hợp miêu tả với biểu cảm và tự sự. - Bài viết đầy đủ 3 phần, nội dung cơ bản như sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp HS chọn để tả ở quê hương. * Thân bài: Miêu tả chi tiết về cảnh đẹp đó, kết hợp với cảm nghĩ và tự sự. Phải biết vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp tu từ đã học để làm cho bài viết trở nên sinh động hơn khi miêu tả. * Kết bài: Nêu cảm xúc, tâm trạng… b. Biu đim: - Điểm 5-6: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết đầy đủ ý nói trên; Diễn đạt trôi chảy, dùng từ sáng tạo, gợi hình, gợi cảm; Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. - Điểm 3-4,75: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết thể hiện được các yêu cầu cơ bản; Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch. VN CN VN - Điểm 2-2,75: Bố cục chưa đảm bảo, nêu chưa được một nửa số ý trên; Viết sai lfi chính tả khá nhiều; Sa vào tự sự hoặc biểu cảm. - Điểm <2: Bài lạc đề, không đi vào trọng tâm yêu cầu; Ý lộn xộn, bố cục không đảm bảo, sai nhiều lfi chính tả, diễn đạt vụng về, khô khan. Ngoài ra, tùy mức độ bài làm của HS, giám khảo xem xét để chấm điểm hợp lý. . đim: - Điểm 5-6: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết đầy đủ ý nói trên; Diễn đạt trôi chảy, dùng từ sáng tạo, gợi hình, gợi cảm; Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. - Điểm 3-4,75: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài