câu hỏi ôn tập lịch sử các học thuyết kinh tế

14 6.2K 7
câu hỏi ôn tập lịch sử các học thuyết kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ THỜI GIAN: 90 PHÚT SINH VIÊN KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU x Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những nội dung tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương? - Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa trọng thương: ra đời vào khoảng thế kỷ XV – XVII, ở Châu Âu, gắn với các sự kiện, biến cố lịch sử như sau: + Về lịch sử: thời kỳ tan rã phong kiến, tích lũy nguyên thủy tư bản + Tư tưởng: thời kỳ phục hưng, chủ nghĩa duy vật xuất hiện + Khoa học: khoa học tự nhiên phát triển mạnh, đặc biệt là vật lý và thiên văn học + Những phát kiến địa lý quan trọng: TK 15 – 16 • Christopher Columbus (1492), phát hiện Châu Mỹ (Tân thế giới) • Vasco da Gama, phát hiện con đường đi bằng đường biển từ Châu Âu đến Ấn độ qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi • Ferdinand Magellan, phát hiện con đường đi vòng quanh thế giới bằng đường biển + Giai cấp phong kiến và tầng lớp nông nô muốn thoát khỏi sự cai trị của nhà nước phong kiến, trong khi đó tầng lớp thương nghiệp ngày càng có tiếng nói và gắn lợi ích với nhà nước phong kiến - Những nội dung tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương: + Nguồn gốc của cải từ thương mại, đặc biệt là ngoại thương; + Đại biểu sự giàu có là tiền tệ (vàng, bạc); + Vai trò của nhà nước trong việc áp đặt các chính sách có lợi cho tư tưởng trọng thương Câu 2. Vận dụng những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương để nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế? - Trình bày các tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương: + Nguồn gốc của cải từ thương mại, đặc biệt là ngoại thương; + Đại biểu sự giàu có là tiền tệ (vàng, bạc); + Vai trò của nhà nước trong việc áp đặt các chính sách có lợi cho tư tưởng trọng thương - Để có nền thương mại quốc tế hiệu quả trong xu thế toàn cầu: + Việt Nam cần phải sử dụng hiệu quả, đúng luật pháp quốc tế các cơ hội của tự do thương mại để khai thác, xâm nhập vào thị trường quốc tế cũng như mở cửa đón đầu tư, công nghệ, đồng thời sử dụng công cụ bảo hộ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. + Nâng cao giá trị xuất khẩu bằng cách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, sản phẩm sơ chế + Khai thác, mở rộng thị trường với các đối tác cũ và mới + Ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo thực hiện thương mại quốc tế có hiệu quả Câu 3. Trình bày lý luận giá trị của W. Petty? Ý nghĩa của lý luận giá trị cho khoa học kinh tế? - Lý luận giá trị của W. Petty: + Giá trị do lao động + Giá cả: tự nhiên (tỉ lệ nghịch nslđ) và chính trị + Giá trị hàng hóa là sự phản ánh giá trị tiền tệ + Lao động khai thác vàng, bạc tạo ra giá trị; lao động ở ngành khác tạo ra của cải + Đưa ra câu nói “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải ”. + Chưa phân biệt giá trị, giá trị trao đổi với giá cả - Ý nghĩa: là người đầu tiên khẳng định giá trị hàng hóa là do lao động, đặt nền móng cho lý luận giá trị - lao động để các nhà kinh tế sau này hoàn thiện, phát triển. Câu 4. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông? - Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông: (1) ở Pháp vào giữa thế kỷ 18, một bộ phận trí thức, uyên bác trong xã hội Pháp (giới bác sĩ); (2) Chính sách trọng thương của bộ trưởng thương mại Colbert gây tổn hại đến nền nông nghiệp; (3) Xã hội Pháp trì trệ, nông dân nghèo khổ … - Những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông: + Nông nghiệp là nguồn gốc duy nhất đem lại thu nhập và của cải cho mỗi nước. "đất" - một yếu tố hiệu quả duy nhất của sản xuất. Nông nghiệp dựa vào đất đai nên nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm ròng (sản phẩm thuần túy). + Nông nghiệp là ngành sản xuất, các ngành khác là phi sản xuất. Chi phí nông nghiệp là chi phí sản xuất: (i) (chi phí đất đai (địa tô), (ii) chi phí ban đầu (nông cụ, gia súc kéo, hạt giống, công ban đầu), (iii) chi phí hàng năm (tiền khấu hao nông cụ, tiền công, tiền nuôi gia súc trong năm). + Về thương mại quốc tế: lối suy nghĩ và chính sách theo thuyết trọng thương: (i) Thương mại hỗ trợ cho sự phát triển nền kinh tế năng động, (nghĩa là buôn bán lúa gạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng nông nghiệp), (ii) Chính phủ chỉ cần đứng ngoài ngành mậu dịch và để nó tự hoạt động - nghĩa là để cho tư nhân tự do kinh doanh. Do đó CNTN đã trở thành người phát ngôn cho quan điểm "mậu dịch tự do" của Adam Smith. Câu 5. Phân tích sơ đồ trao đổi trong biểu kinh tế của F. Quesnay? - Trình bày 3 giả định: (1) Xã hội có 3 giai cấp chủ yếu: sở hữu, sản xuất và không sản xuất, (2) Giá trị tổng sản phẩm xã hội 7 $ (nông nghiệp 5 $ và công nghiệp 2 $), (3) 2 tỷ tiền mặt trong lưu thông - Phân tích 5 hành vi trao đổi trong sơ đồ của 3 giai cấp - Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và ý nghĩa của sơ đồ Câu 6. Lý luận phân công lao động của Adam Smith - Phân công lao động làm tăng năng suất lao động và mang lại nhiều của cải. - PCLĐ bị hạn chế bởi qui mô của thị trường: khi thị trường rất nhỏ không có một người nào muốn chuyên tâm vào một công việc vì không có khả năng trao đổi sản phẩm dư thừa vượt quá mức tiêu thụ cá nhân - Phân công lao động mang lại cho con người nhiều lợi thế không phải xuất phát từ sự tinh khôn của con người mà là hậu quả tất yếu của thiên hướng bản chất của con người – thiên hướng trao đổi. - PCLĐ và quá trình cơ khí hóa là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế Câu 7: Tư tưởng tự do kinh tế - nhân tố con người kinh tế của Adam Smith: + Xã hội là lien minh những quan hệ trao đổi, chỉ có trao đổi thì nhu cầu con người mới được thỏa mãn. “Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó là ý nghĩa của trao đổi”. Vì thiên hướng trao đổi (vật này lấy vật khác) là bản chất tự nhiên của con người. + Sự trao đổi mang lại lợi ích vị kỷ - cho bản thân của những người trao đổi. + Con người theo đuổi lợi ích vị kỷ của mình vô tình tạo lợi ích chung cho xã hội mặc dù không như dự định ban đầu, giống như “bàn tay vô hình” dẫn đường. Theo Adam Smith, Lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia tồn tại trong một chỉnh thể hài hòa dẫn đến tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng lâu dài. + Bàn tay vô hình là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan + Điều Kiện:kinh tế thị trường tự do + Nguy cơ tiềm tàng: sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tự do, tình trạng độc quyền của doanh nghiệp, các chính sách thuế tồi tệ Ý nghĩa: kinh tế thị trường ngày nay vẫn dựa trên tinh thần chủ đạo là tự do kinh tế, lợi ích cá nhân, tuy nhiên trong quá trình theo đuổi lợi ích cá nhân dễ dẫn đến tự phát của cơ chế thị trường và sự thất bại của thị trường đã xảy ra ở nhiều thời điểm, do đó, cần có sự quản lý của nhà nước vào kinh tế thị trường. Câu 8. Lý luận giá trị của Adam Smith: - Thuật ngữ giá trị: biểu thị hoặc là sự có ích của một đồ vật hoặc khả năng mua các mặt hàng khác khi có đồ vật này - Giá cả là sự biều hiện trên thị trường của giá trị. Phân chia giá cả thành các nhóm: (1) Giá cả thực tế và giá danh nghĩa. (2) Giá tự nhiên và giá thực - Định nghịa giá trị: 2 định nghĩa + Giá trị do lao động trong các ngành sản xuất vật chất tạo ra (Giá trị = chi phí lao động). + Giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó (Giá trị = tiền công của công nhân) - Khẳng định giá trị của định nghĩa thứ nhất (Giá trị = chi phí lao động) và sự khó hiểu mâu thuẫn của định nghĩa thứ hai (Giá trị = tiền công của công nhân) - Giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền KTHH giản đơn. - Trong CNTB giá trị = thu nhập (địa tô, tiền lương và lợi nhuận) - Cơ cấu của giá trị: Địa tô + Tiền công + Lợi nhuận Câu 9. Lý luận phân phối của Adam Smith: - Toàn bộ sản lượng hàng năm của đất đai và lao động hay toàn bộ giá tiền của sản lượng được chia thành các khoản thu nhập gắn với các giai cấp cơ bản của xã hội  Tầng lớp điền chủ: Thu nhập bằng tiền cho thuê đất đai. Lợi ích của điền chủ gắn với lợi ích chung của xã hội. Điền chủ thường quan tâm và lái các vấn đề xã hội theo hương lợi ích của điền chủ.  Tầng lớp lao động: Thu nhập bằng tiền công lao động. Lợi ích của tầng lớp người lao động có gắn với lợi ích chung của xã hội nhưng theo hướng được lợi đôi chút khi xã hội thịnh vượng nhưng gặp nhiều khó khăn khi xã hội xa sút. Tiếng nói của họ không ai nghe trừ những trường hợp đặc biệt, nếu giới chủ có nghe cũng vì lợi ích của giới chủ.  Tầng lớp giới chủ: Thu nhập bằng lợi nhuận của tiền vốn. Lợi ích của tầng lớp giới chủ không đồng hành với lợi ích chung của xã hội: thậm chí hưởng lợi nhiều khi đời sống xã hội khó khăn. Chính phủ cần thận trọng, cảnh giác những luật lệ do giới chủ đề xuất. Câu 10. Lý thuyết phân phối và tăng trưởng của David Ricardo: phân tích phân phối của cải của các giai cấp để giải thích vấn đề tăng trưởng kinh tế trong dài hạn  Lý luận địa tô chênh lệch. => Địa tô ngày càng tăng  Lý luận tiền công: Tiền công của công nhân phụ thuộc vào các nhu cầu chỉ bảo đảm sinh hoạt vừa đủ - nghĩa là mức tối thiểu mà người công nhân cần có để tồn tại. Tiền công gắn với mức sống, mức sống ngày càng tăng => Tiền công ngày càng tăng  Lợi nhuận là phần thặng dư hay phần còn lại cho nhà tư sản sau khi đã trả công cho công nhân và địa tô cho địa chủ. Lợi nhuận bình quân ngày càng giảm do cạnh tranh và địa tô tăng + tiền công tăng => Lợi nhuận bị hút kiệt dần và giảm xuống.  Lợi nhuận giảm => giảm động lực của nhà tư bản => giảm động lực của nền kinh tế  Kết quả: Tăng trưởng kinh tế ngày càng bị giảm Câu 11. Trình bày lý thuyết khủng hoảng kinh tế của Thomas Robert Malthus? Ý nghĩa của lý thuyết đối với giải quyết khủng hoảng kinh tế? Câu 12. Phân tích đặc trưng của trường phái hậu cổ điển và trình bày lý luận giá trị và ba nhân tố sản xuất của Jean Baptiste Say? - Phân tích đặc trưng của trường phái hậu cổ điển: gồm 2 vấn đề Phương pháp tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế Xuất phát từ lợi ích của giai cấp tư sản, nội dung các lý thuyết chủ yếu lý giải về lợi ích chính đáng của giới chủ và sự phát triển hợp lý của CNTB - Các lý luận của Jean Baptiste Say:  Lý luận giá trị - lợi ích: giá trị do lợi ích quyết định, giá trị được xác định trên thị trường, thong qua trao đổi, quan hệ cung cầu; càng khan hiếm giá trị càng cao  Lý luận 3 nhân tố sản xuất: lao động, tư bản, đất đai. Mỗi nhân tố có một vai trò riêng trong việc tạo ra giá trị: Tư bản tạo ra lợi nhuận, lao động tạo ra tiền công, đất đai tạo ra địa tô. (1.5 đ)  Câu 13. Những đóng góp chủ yếu của Mác và Ăngghen trong lịch sử kinh tế: 1. Phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất hang hóa 2. Vạch ra nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư 3. Phân biệt sự khác nhau giữa lao động và sức lao động 4. Phân chia tư bản thành tư bản bất biến (C) và tư bản khả biến (V); cơ sở khoa học và ý nghĩa 5. Phân tích tích lũy tư bản: nguồn gốc và qui luật chung 6. Chỉ ra sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân; giá trị thành giá cả sản xuất 7. Chỉ ra giá trị thặng dư là cái chung, cái trừu tượng, cái bản chất, song trong thực tế biểu hiện ra thành các dạng: lợi nhuận, lợi tức, địa tô 8. Phân tích điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội và chỉ ra sự mất cân đối trong nền kinh tế TBCN và tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế Câu 14. Lý thuyết giá trị - lợi ích biên của trường phái cận biên Áo gồm 5 nội dung: - Giá trị chủ quan dựa trên cơ sở ”lợi ích cận biên”: lợi ích cận biên là lợi ích của vật cuối cùng đưa ra thoảm mãn nhu cầu. Vật đó có lợi ích nhỏ nhất, lợi ích đó quyết định lợi ích của của các vật khác (2 đ) - Giá trị cận biên: do lợi ích cận biên quyết định (1 đ) - Về trao đổi: dựa trên yếu tố tâm lý chủ quan (1 đ) - Các hình thức của giá trị: giá trị khách quan và giá trị chủ quan (1 đ) - Giá cả: lợi ích cận biên của vật phẩm quyết định giá cả của vật phẩm (1 đ). Câu 15. Lý thuyết cân bằng tổng quát của Leon Walras: - Nền kinh tế là sự hoạt động của ba thị trường chủ yếu: Thị trường sản phẩm, thị trường lao động và thị trường tư bản. Nhờ vai trò của doanh nhân làm cho các thị trường hoạt động và tương tác với nhau - Tương quan trao đổi (giá cả) của mỗi thị trường như sau: thị trường sản phẩm (giá cả), thị trường lao động (tiền công) và thị trường tư bản (lãi suất) - Dựa trên định đề: giá cả, tiền công, lãi suất linh hoạt dẫn đến sự tương tác và thích ứng điều chỉnh nhanh chóng của các thị trường qua đó làm nền kinh tế cân bằng tổng quát. - Phân tích: - + Trường hợp 1: Giá cả tăng trên thị trường sản phẩm làm cho doanh nhân có lợi nhuận, doanh nhân mở rộng đầu tư làm tăng cầu lao động và cầu tư bản do đó, tiền công tăng và lãi suất tăng. Nền kinh tế cân bằng tổng quát ở trạng thái tăng trưởng, phát triển - + Trường hợp 2: Hệ quả của tiền công cao, lãi suất cao làm tăng chi phí và kết quả của đầu tư tăng trong thời kỳ tăng trưởng cao làm tăng lượng cung hàng hóa. Do đó, dẫn đến kết quả giá cả hàng hóa giảm nhưng chi phí sản xuất tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nhân giảm, lúc này doanh nhân sẽ giảm đầu tư, giảm sản xuất làm cho cầu lao động và cầu tư bản giảm, tức là tiền công giảm, lãi suất giảm, giá cả hàng hóa giảm, nền kinh tế lại cân bằng tổng quát ở trạng thái suy thoái… Ý nghĩa: thông điệp lạc quan về kinh tế thị trường tư bản tự cân bằng tổng quát, thị trường tự điều chỉnh, nền kinh tế thị trường tư bản luôn tự cân bằng Câu 16. Trình bày lý thuyết giá cả: giá cung, giá cầu và hệ số co giãn của cầu theo giá của Alfred Marshall? - Giá cung - Giá cầu - Yếu tố thời gian phản ánh cầu, cung tác động đến giá cả + Trong ngắn hạn: cầu tác động đến giá cả + Trong dài hạn: cung (chi phí sản xuất) tác động đến giá cả - Hệ số co giãn của cầu theo giá - Ý nghĩa hệ số co giãn của cầu theo giá: + Đối với doanh nghiệp: chiến lược giá cả tối ưu cho phù hợp với doanh nghiệp. + Đối với chính phủ: có cơ sở khoa học đưa ra chính sách quản lý giá cả phù hợp Câu 17. So sánh sự khác nhau về phương pháp luận của trường phái cổ điển, tân cổ điển và học thuyết Keynes? - Đặc điểm phương pháp luận của trường phái KTCT tư sản cổ điển: các tiếp cận khách quan và đề cao tính qui luật trong phân tích kinh tế; đối tượng nghiên cứu là sản xuất nói chung và phân phối của cải; tư tưởng tự do kinh tế, nhấn mạnh cơ chế tự phát của thị trường - Đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển: các tiếp cận duy tâm, tâm lý – chủ quan đối với các hiện tượng và hành vi kinh tế; nguyên tắc hành vi hợp lý; lĩnh vực trao đổi, lưu thông và cung cầu; nguyên tắc khan hiếm; sử dụng công cụ toán trong phân tích kinh tế - Đặc điểm phương pháp luận của học thuyết Keynes: phân tích nền kinh tế dưới góc độ vĩ mô và có hệ thống, phủ nhận cơ chế tự điều tiết của thị trường và đề cao vài trò điều tiết kinh tế của nhà nước Câu 18. Trình bày lý thuyết tổng cầu của John Maynard Keynes và ý nghĩa đối với giai đoạn suy thoái kinh tế? - Lý thuyết tổng cầu của John Maynard Keynes: + Nền kinh tế chịu tác động bởi hai nhân tố chủ yếu đó là Tổng cung và Tổng cầu. + Tổng cung là yếu tố thụ động + Tổng cầu quyết định mức sản lượng, việc làm của nền kinh tế. Tổng cầu quyết định tổng cung + Tổng cầu phụ thuộc vào các nhân tố: C, I, G, X – M + Tổng cầu < Tổng cung => khủng hoảng (suy thoái) kinh tế, thất nghiệp [...]... nền kinh tế thị trường - Các công cụ được thực thi để bảo đảm yếu tố xã hội có hiệu quả như: bảo hiểm xã hội, tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng, phúc lợi xã hội (nhà ở, trợ cấp nuôi con) - Để thực thi các công cụ trên có hiệu quả đòi hỏi vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường XH Ở Đức vai trò này thể hiện các nguyên tắc: tương hỗ, tương hợp và các chính sách: sử dụng nhân công,... thị trường (4) Giải pháp của học thuyết chỉ có tác dụng khi nền kinh tế còn ở dạng tiềm năng Câu 22 Hai nguyên tắc của kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: - Nguyên tắc thứ nhất, nền kinh tế thị trường có mục tiêu: kết hợp nguyên tắc Tự do + công bằng XH Tự do nhằm Khuyến kích, bảo vệ lợi ích cá nhân: Cơ sở của hoạt động kinh tế Công bằng nhằm hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường: lạm phát, thất... điều tiết của thị trường (3) Đề cao vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước - Nhận xét những ưu điểm của học thuyết Keynes: (1) Chỉ ra vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước (2) các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hữu hiệu: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, (3) Đặt nền móng cho khoa học kinh tế vĩ mô cơ bản - Nhận xét những hạn chế của học thuyết Keynes: (1) Trong giải pháp giảm thất nghiệp,... bằng cách in tiền để duy trì đầu tư nhà nước và bảo đảm chi tiêu cho chính phủ, điều tiết thu nhập thông qua thuế - Mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư, thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự - Khuyến khích tiêu dùng cá nhân - Ý nghĩa đối với giải quyết suy thoái kinh tế: nhà nước đóng vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế thông qua các gói kích thích kinh tế, các. .. sở khoa học của chính sách kích cầu của các nước trong giai đoạn khủng hoảng (suy thoái)… Câu 19 Trình bày lý thuyết tổng cầu, khuynh hướng tiêu dùng biên và số nhân đầu tư của học thuyết Keynes? - Trình bày Thuyết tổng cầu - Trình bày Khuynh hướng tiêu dung biên - Trình bày số nhân đầu tư và ý nghĩa số nhân đầu tư Câu 20 Trình bày lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước trong học thuyết. .. hỗ trợ cho các thị trường có liên quan, các chính sách an sinh xã hội kịp thời hỗ trợ cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do suy thoái nhờ đó góp phần đưa nền kinh tế thoát ra khủng hoảng Câu 21 Phân tích đặc điểm phương pháp luận và nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của học thuyết Keynes? ( 6 điểm) - Phân tích đặc điểm phương pháp luận của học thuyết Keynes: (1) Phân tích nền kinh tế vĩ mô và... thương mại - Ý nghĩa đối với kinh tế thị trường ở Việt Nam: Việt Nam xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội như đảm bảo nâng cao mức sống cho nhóm dân cư có thu nhập thấp; bảo vệ cộng đồng trước những rủi ro của nền kinh tế thị trường, nhấn mạnh đến tính công bằng xã hội… Câu 24 Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson:... Nguyên tắc thứ hai, nền kinh tế thị trường thể hiện 6 tiêu chuẩn: o Quyền tự do cá nhân o Công bằng XH o Chu kỳ kinh doanh o Chính sách tăng trưởng o Chính sách cơ cấu o Đảm bảo tính tương hợp của thị trường Câu 23 Trình bày yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức? Hãy rút ra ý nghĩa đối với kinh tế thị trường ở Việt Nam? - Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB... nhà nước trong học thuyết Keynes? Ý nghĩa đối với giải quyết suy thoái kinh tế ? - Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước trong học thuyết Keynes: - Chương trình đầu tư của nhà nước: để duy trì tổng cầu, Nhà nước phải sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân qua các đơn đặt hàng của nhà nước, các dự án triển khai, hệ thống thu mua hàng hóa - Chính sách tài chính,... nước điều tiết gồm 2 vấn đề: 1 Cơ chế thị trường: + Định nghĩa + Các yếu tố hợp thành của cơ chế thị trường + Những khuyết tật của cơ chế thị trường 2 Tác động của chính phủ nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường: + Thiết lập khuôn khổ pháp luật + Sửa chữa những thất bại của thị trường + Bảo đảm sự công bằng + Ổn định kinh tế vĩ mô . MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ THỜI GIAN: 90 PHÚT SINH VIÊN KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU x Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những nội dung tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ. suy thoái kinh tế: nhà nước đóng vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế thông qua các gói kích thích kinh tế, các chính sách tài khóa, tiền tệ có vai trò hỗ trợ cho các thị. cao vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước - Nhận xét những ưu điểm của học thuyết Keynes: (1) Chỉ ra vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước (2) các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hữu hiệu:

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan