Cinema (Phần I) CINEMA, THÁNH ĐƯỜNG CỦA NGHỆ THUẬT THỨ BẢY, VÀ CÔNG VIỆC CỦA NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT. Sơ lược về rạp chiếu phim- cinema Những năm từ 1895, khi nhà phát minh người Pháp Louis Lumiere sáng chế ra máy quay và chiếu phim dựa trên nguyên tắc 24 hình/giây, làm nền tảng kĩ thuật cho việc ra đời nghệ thuật thứ bảy, đến nay khi công nghệ làm phim đã hoàn toàn chuyển sang kĩ thuật số digital, loại hình giải trí này luôn nhận được sự đón nhận nồng hậu của công chúng trên toàn thế giới. Và song hành với mỗi giai đoạn phát triển của điện ảnh, các rạp chiếu cũng không ngừng được nâng cấp về công nghệ và mức độ đầu tư. Cinema là mắc xích cuối cùng của công nghệ giải trí điện ảnh, và cũng là mắc xích quan trọng nhất để đưa một tác phẩm điện ảnh đến với khán giả. Từ những buổi sơ khai cùng với nhà hát, rạp chiếu phim đã trở thành một trong những không gian giải trí công cộng được chăm chút về thẩm mỹ vào bậc nhất trong một cộng đồng dân cư. Cũng như là nơi phản ảnh rõ nhất trình độ khoa học và quan niệm thẩm mỹ của thời đại. Vì vậy không có gì khó hiểu khi đây luôn là nơi thách thức sự sáng tạo của các kiến trúc sư và họa sĩ thiết kế. Vậy khi thiết kế một rạp chiếu phim nhà thiết kế nội thất cần lưu ý đến những nguyên tắc và kỹ thuật gì ? Xin hãy cùng tôi tìm hiểu đôi điều về loại công trình đặc thù này. 1. Những đặc điểm của công trình rạp chiếu phim và nguyên tắc thiết kế chính. 2. Các khu vực cần quan tâm của một rạp chiếu phim. 3. Các yêu cầu kĩ thuật cần lưu ý. 4. Phân tích một rạp chiếu phim điển hình tại Tp Hồ Chí Minh. 1. Những đặc điểm của công trình rạp chiếu phim và nguyên tắc thiết kế chính : Là một không gian công cộng : Đa số các rạp chiếu phim phục vụ số đông quần chúng đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội. Tuy nhiên cũng có một số rạp chuyên biệt dành cho một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, người thành niên, người tàn tật… Cũng như một số rạp dành cho một loại phim riêng biệt như phim tài liệu, hoạt hình, phim không gian 3 chiều… Khung cảnh của một rạp chiếu phim dành cho trẻ em của hãng WaltDisney Là một không gian mang tính giải trí : công chúng đến với rạp chiếu phim để tìm những phút giây thư giãn quên đi những khó khăn trong cuộc sống để hòa mình vào cuộc sống của các nhân vật. Vì vậy rạp chiếu phim phải được thiết kế thật khác thường và độc đáo để dẫn dắt người xem vào một thế giới mới mẻ, khác biệt với cuộc sống thường ngày. Là một không gian mang tính nghệ thuật : Điện ảnh hấp dẫn công chúng vì nó là một môn nghệ thuật mà trong đó quy tụ rất nhiều loại hình nghệ thuật khác từ hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, thời trang, âm nhạc…Vì vậy không gian để thưởng lãm loại hình nghệ thuật này cũng phải bảo phản ánh được tính chất nghệ thuật của nó. Với các đặc điểm này việc thiết kế một cinema cần đảm bảo các nguyên tắc sau : tính đại chúng, tính phi chuẩn và tính thẩm mỹ. 2. Các phần của một rạp chiếu phim và những nguyên tắc thiết kế chính. Khi thiết kế một rạp chiếu phim, nhà thiết kế cần quan tâm đến các khu vực sau : Mặt tiền và khối kiến trúc bên ngoài : Là khu vực tiếp xúc đầu tiên với công chúng, mặt tiền rạp chiếu phim cần thu hút cao độ sự chú ý của người qua đường trong vòng 5 giây đầu tiên. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà khu vực này luôn được thiết kế vô cùng rực rỡ ,ấn tượng và độc đáo Sảnh đón tiếp (lobby). Hành lang dẫn đến các phòng. Khán phòng chiếu phim. a. Mặt tiền và lối vào chính : Là khu vực tiếp xúc đầu tiên với công chúng, mặt tiền rạp chiếu phim cần thu hút cao độ sự chú ý của người qua đường trong vòng 5 giây đầu tiên. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà khu vực này luôn được thiết kế vô cùng rực rỡ ,ấn tượng và độc đáo. Các mặt tiền được trang trí rực rỡ về đêm. Sử dụng các hình khối kiến trúc độc đáo Khu vực sảnh đón tiếp (lobby) : Là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim, khu vực sảnh có chức năng đón tiếp giới thiệu về các bộ phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu, phục vụ nhu cầu ẩm thực của khán giả. Một số thiết kế sảnh của công trình rạp chiếu phim Khu vực này thường được bố trí hai cụm chính là : khu vực bán vé (ticket booth) : Là khu vực trung tâm của sảnh, nơi được chiếu sáng mạnh và là nơi tập trung các màn hình và poster phim lớn để giúp khán giả dễ dàng trong viêc chọn lựa khu vực canteen phục vụ nước uống và thức ăn nhanh : vấn đề nan giải của khu vực này là thường quá tải trước các suất chiếu và thưa người giữa các suất chiếu.Vì vậy yêu cầu đặt ra làm sao phục vụ nhanh một số lượng người trong cùng một lúc và không chiếm quá nhiều diện tích. . Cinema (Phần I) CINEMA, THÁNH ĐƯỜNG CỦA NGHỆ THUẬT THỨ BẢY, VÀ CÔNG VIỆC CỦA NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT. Sơ lược về rạp chiếu phim- cinema Những năm từ 1895, khi. triển của điện ảnh, các rạp chiếu cũng không ngừng được nâng cấp về công nghệ và mức độ đầu tư. Cinema là mắc xích cuối cùng của công nghệ giải trí điện ảnh, và cũng là mắc xích quan trọng nhất. cũng phải bảo phản ánh được tính chất nghệ thuật của nó. Với các đặc điểm này việc thiết kế một cinema cần đảm bảo các nguyên tắc sau : tính đại chúng, tính phi chuẩn và tính thẩm mỹ. 2. Các