1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Công nghệ sinh học ( phần 4 ) Cà chua cải tạo gen ppsx

5 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 259,91 KB

Nội dung

Công nghệ sinh học ( phần 4 ) Cà chua cải tạo gen Các nhà khoa học thuộc Đại học Công giáo Leuven (Bỉ) vừa nuôi trồng được một giống cà chua mới thông qua công nghệ cải tạo gen. Giống cà chua được cải tạo gen. (Ảnh mang tính minh họa) Giống cà chua mới không những có thể sinh trưởng trong môi trường đất đai cằn cỗi và nhiễm phèn, mà còn tạo sản lượng cao gấp 30% so với giống cà chua thông thường, và phù hợp với yêu cầu an toàn thực phẩm. Sở dĩ giống cà chua mới có những ưu điểm nổi bật là vì các nhà khoa học chỉ cải tạo gen tế bào ở bộ phận rễ cây, và không thay đổi nhiễm sắc thể ở toàn bộ thân cây. Điều này khiến cho quả cà chua không bị ảnh hưởng, toàn bộ thân cây không tạo thành vật chất gây hại cho môi trường thiên nhiên. Đột phá trong nghiên cứu vắcxin phòng, chống HIV Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế Cao cấp Italy (ISS) cho biết một loại vắcxin phòng, chống HIV/AIDS mà họ đang trong giai đoạn thử nghiệm dường như đã có hiệu quả và có khả năng đưa hệ thống miễn dịch ổn định trở lại. Virus HIV/AIDS. (Ảnh Internet) Kết quả thành công bước đầu này vừa được công bố trên Tạp chí khoa học PloS One của Mỹ. Việc thử nghiệm hiện đang trong giai đoạn thứ hai và sẽ được hoàn tất với 160 bệnh nhân nữa. Bà Barabara Ensoli, nhà khoa học hàng đầu thuộc ISS và đã nghiên cứu loại vắcxin trên trong 10 năm, nhấn mạnh rằng 48 tuần sau khi vắcxin được đưa vào người những bệnh nhân tình nguyện, "các chỉ số của họ hiện vẫn đang được cải thiện và dường như chúng tôi đã tìm được cách để chặn đứng sự hủy hoại đối với hệ thống miễn dịch." Giai đoạn thử nghiệm thứ hai của bà Ensoli đã được bắt đầu vào cuối năm 2008 đối với 128 bệnh nhân nhiễm HIV có tuổi đời từ 18-25, cả nam lẫn nữ, tại 10 trung tâm ở Italy. Năm 2006, bà Ensoli đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu đầu tiên và công bố rằng vắcxin chống AIDS của bà đã vượt qua những thử nghiệm ban đầu với kết quả thành công rực rỡ. Toàn bộ số bệnh nhân tình nguyện người Italy đã cho thấy "100% có phản hồi đối với loại vắcxin này bằng cách sản xuất ra những kháng thể đặc trưng." Vắcxin của bà Ensoli được coi là mang tính đột phá bởi vì nó được thực hiện theo một phương pháp mới nhằm chống HIV, loại virus gây nên bệnh AIDS. Các loại vắcxin truyền thống thường tìm cách thúc đẩy hệ thống miễn dịch nhằm tăng cường khả năng chống trả của cơ thể đối với căn bệnh này, nhưng lại tương đối không thành công trong chống lại HIV, một loại virus giỏi biến thể và có khả năng tự phục hồi. Trái lại, vắcxin của bà Ensoli thì tìm cách chặn đứng sự lây nhiễm, ngăn ngừa việc nhân bản các tế bào bị nhiễm và có thể có hiệu quả trong chống lại tất cả các biến thể virus HIV. Kết quả nghiên cứu vắcxin này đối với những động vật trong phòng thí nghiệm đã cho thấy đây có thể là một bước tiến quan trọng hướng tới phòng chống AIDS. Vắcxin của bà Ensoli, từng được cựu Bộ trưởng Y tế Italy Umberto Veronesi mô tả là một loại vắcxin thông minh, đã được bật đèn xanh để thử nghiệm trên người từ năm 2003. Tuy nhiên, phương pháp của bà Ensoli cũng đã gặp không ít sự chỉ trích. Năm 2007, Tạp chí Khoa học (Science) của Mỹ đưa tin bà Ensoli đã đệ đơn kiện nhà nghiên cứu miễn dịch nổi tiếng Ferdinando Auiti "về tội vu khống và đã tìm cách hủy hoại danh tiếng của bà." Tạp chí này viết rằng ông Aiduti đã nhiều lần trích dẫn "những lỗi nghiêm trọng" trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên đối với vắcxin của bà Ensoli. Ông Aiduti đã bày tỏ ngạc nhiên về việc bị kiện và khẳng định ông không hề có ý riêng tư khi chỉ trích. Ông cũng tuyên bố sẽ không thay đổi quan điểm đối với loại vắcxin đang được thử nghiệm của bà Ensoli. Tế bào gốc giúp phục hồi nhanh cơ bắp tổn thương Các nhà khoa học Mỹ sau khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc cơ bắp vào chuột thí nghiệm trẻ tuổi bị tổn thương cơ đùi phát hiện cơ bắp chuột thí nghiệm đã hồi phục nhanh và mạnh mẽ hơn so với trước khi tổn thương. Các tế bào gốc. (Ành minh họa: Internet) Ngoài ra, việc cấy ghép trên còn giúp chuột thí nghiệm chống lại sự teo cơ bắp do lão hóa. Giáo sư Bradley Olwen thuộc Đại học Colorado (Mỹ), phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù hiện tại vẫn chưa phát hiện manh mối giải thích tại sao cơ bắp chuột thí nghiệm lại hồi phục một cách thần kỳ như vậy, tuy nhiên phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp cung cấp phương pháp trong điều trị chứng teo cơ. Tế bào gốc cơ bắp nằm giữa sợi cơ bắp và các tổ chức liên kết xung quanh, tác dụng chủ yếu là hồi phục và duy trì chức năng của cơ bắp. Các nhà khoa học đã cấy tế bào gốc cơ bắp ở chuột thí nghiệm trẻ tuổi khỏe mạnh vào trong cơ thể của chuột thí nghiệm bị tổn thương cơ bắp. Kết quả phát hiện tế bào được cấy ghép đã giúp chuột thí nghiệm có thể chống lại quá trình lão hóa trong cơ bắp. Cơ đùi của chuột thí nghiệm không những hồi phục chỉ sau vài ngày, chất lượng của cơ đùi còn tăng lên 50%, kích thước gia tăng 170%. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện khi cấy ghép tế bào gốc cơ bắp vào cơ thể chuột khỏe mạnh, chất lượng cơ bắp không có sự thay đổi. Theo các nhà khoa học môi trường cấy ghép tế bào gốc rất quan trọng, ở những môi trường khác nhau phương thức phản ứng của tế bào gốc cũng khác nhau. Trước mắt các nhà khoa học đang tiến hành cấy ghép tế bào gốc của người hoặc động vật cỡ lớn vào chuột thí nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp trên. . Công nghệ sinh học ( phần 4 ) Cà chua cải tạo gen Các nhà khoa học thuộc Đại học Công giáo Leuven (B ) vừa nuôi trồng được một giống cà chua mới thông qua công nghệ cải tạo gen. Giống cà. tạo gen. Giống cà chua được cải tạo gen. ( nh mang tính minh họa) Giống cà chua mới không những có thể sinh trưởng trong môi trường đất đai cằn cỗi và nhiễm phèn, mà còn tạo sản lượng cao gấp. gấp 30% so với giống cà chua thông thường, và phù hợp với yêu cầu an toàn thực phẩm. Sở dĩ giống cà chua mới có những ưu điểm nổi bật là vì các nhà khoa học chỉ cải tạo gen tế bào ở bộ phận

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN