Công nghệ sinh học ( phần 1 ) Có hơn 4.000 chất khác nhau trong máu potx

6 292 0
Công nghệ sinh học ( phần 1 ) Có hơn 4.000 chất khác nhau trong máu potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công nghệ sinh học ( phần 1 ) Có hơn 4.000 chất khác nhau trong máu Sau ba năm tiến hành phân tích, các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta đã liệt kê được hơn 4.000 chất khác nhau có trong máu. Nhà hóa sinh học David Wishart và nghiên cứu của mình. (Ảnh: ScienceDaily) Tờ ScienceDaily cho hay, nhiều người thường nghĩ trong máu chỉ có khoảng 10 - 20 chất, nhưng nhà hóa sinh học David Wishart cho biết nhóm của ông đã xác định được 4.229 chất có trong máu. Các bác sĩ thường sử dụng kết quả phân tích thành phần hóa học của máu để chuẩn đoán bệnh tiểu đường và suy thận. Kết quả từ nghiên cứu này mở ra khả năng chuẩn đoán hàng trăm bệnh khác nhau. Trưởng nhóm Wishart cùng hơn 20 nhà nghiên cứu đến từ sáu trường đại học đã sử dụng các công nghệ hiện đại để xác nhận những kết quả nghiên cứu trước đây và tìm thêm những thành phần hóa học khác trong máu. Đây là công trình xác định thành phần của máu hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay. Qua đó chúng ta biết được hầu hết các chất có trong máu. Các bác sĩ có thể dùng nó làm tham chiếu để theo dõi sức khỏe của người bệnh ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, vì hóa chất trong máu là dấu hiệu đầu tiên nói lên tình trạng sức khỏe của một người. Cơ sở dữ liệu thu được từ nghiên cứu này là một nguồn mở, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó và bổ sung thêm khi thu được những dữ liệu mới. Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu mới này sẽ xảy ra một cách từ từ, các bệnh viện và các bác sĩ sẽ thực hiện các giao thức tìm kiếm mới, ban đầu có thể chỉ với vài trăm trong số hơn 4.000 thành phần đã được tìm thấy. Wishart và các đồng nghiệp đã đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về thành phần hóa học của máu. Lần đầu tạo tế bào gốc đa năng từ ngựa Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu dẫn đầu là TS Andras Nagy và TS Lawrence Smith đã tạo ra tế bào gốc đa năng từ ngựa. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng với liệu pháp tế bào gốc vì hệ cơ và hệ gân của ngựa tương tự như của con người. (Ảnh minh họa) Tiến sĩ Smith cho biết, hiện các nhà khoa học đã tạo ra tế bào iPS từ một số loài, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tạo ra từ ngựa. Những tế bào gốc đa năng (iPS) có thể phát triển thành hầu hết các loại tế bào khác và là niềm hy vọng lớn để tái tạo và phát triển các liệu pháp mới giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Một việc quan trọng của y học tái tạo là quá trình tạo ra cơ quan sống để sửa chữa hoặc thay thế các mô hoặc các cơ quan chức năng bị mất do bị tổn thương hoặc do bệnh tật. Đây là bước đột phá đối với sức khỏe con người cũng như động vật. Theo TS Nagy, iPS từ ngựa mang lại tiềm năng điều trị mới trong lĩnh vực thú y và mở ra cơ hội ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trước tiên ở ngựa, sau đó tiến hành nghiên cứu lâm sàng ở người.Đồng thời, liệu pháp này là mô hình tái tạo gần gũi với con người hơn so với tế bào gốc từ chuột. Sau hai tháng nghiên cứu và thực nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra khá đầy đủ các loại tế bào và mô thực từ ngựa, đáp ứng số lượng lớn các loại tế bào khác nhau trong cơ thể người. Ông Kristina Nagy cho biết, các tế bào gốc đa năng là nguồn tốt cho các ứng dụng tái tạo trong tương lai. Theo TS Laverty, giáo sư y học thú y tại đại học Montreal, tế bào gốc từ ngựa là mô hình tuyệt vời đối với các bệnh khớp, xương, gân và dây chằng. Việc sử dụng tế bào gốc iPS từ ngựa có thể giúp tăng khả năng sửa chữa mô. Dự kiến, tiếp theo các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phát triển phương pháp điều trị lâm sàng Chất diệt khuẩn sinh học giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả Các nhà khoa học thuộc viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chất diệt khuẩn sinh học nisin và enterocin P để ứng dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm vừa cho hiệu quả bảo quản cao, lại an toàn cho người sử dụng. Theo PGS.TS Trương Nam Hải, viện Công nghệ sinh học thì hiện nay hầu hết các loại nông sản thực phẩm tươi sống ở Việt Nam thường được bảo quản bằng các hóa chất hóa học, như muối, thuốc tím… nhằm ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây hại, hạn chế sự ôi thiu của thực phẩm. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm. Tinh sạch Enterocin tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Minh Cường) TS. Đỗ Thị Huyền, Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài cho biết ưu điểm nổi bật của công nghệ này là đã tạo ra chế phẩm diệt khuẩn có nguồn gốc sinh học có khả năng diệt khuẩn bằng cách tấn công vào thành tế bào của một số vi khuẩn đích có hại nhưng không diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi dùng trong công nghệ lên men và trong hệ tiêu hóa của người và không độc đối với người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nisin và enterocin P có hoạt tính diệt khuẩn thích hợp cho các loại thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ phòng. Ngoài ra, enterocin P còn có thể sử dụng để bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đây là lần đầu tiên Nisin, enterocin P được sản xuất và thử nghiệm để bảo quản nhiều loại thực phẩm như bánh phở, nước hoa quả, tôm trên qui mô nhỏ tại Việt Nam. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm khả năng sử dụng enterocin P trong bảo quản các loại thịt, đặc biệt là các sản phẩm lên men từ thịt như xúc xích, nem chua … “Do mới sản xuất ở quy mô nhỏ và nguyên liệu dùng cho sản xuất enterocin P đều là nguyên liệu tinh, nhập ngoại nên giá thành chế phẩm còn cao. Nếu được đầu tư nghiên cứu ở quy mô lớn và thay thế nguyên liệu sản xuất bằng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên trong nước thì chắc chắn sẽ giảm giá thành đáng kể”, TS Đỗ Thị Huyền khẳng định. Khi sử dụng nisin để bảo quản bánh phở đã làm hạn chế nấm men, nấm mốc 6.000 lần và kéo dài thời gian bảo quản từ 45 ngày lên 60 ngày so với các phương pháp bảo quản thông thường. Đối với bún, thời gian bảo quản kéo dài từ 1 ngày (không có nisin) lên 2 ngày (có bổ sung nisin). Khi sử dụng nisin và enterocin đã làm kéo dài thời gian bảo quản tôm, cá từ 20 ngày lên 26 ngày. Giảm hẳn nhiều loại vi khuẩn có hại cho người như coliform, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kị khí. Nisin cũng có khả năng bảo quản tốt đối với các loại nước hoa quả như nước nhuyễn na, ổi, dứa, cà chua Đã tự chủ giống khoai tây sạch bệnh Viện Sinh học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, hạn chế tình trạng đất nước thường xuyên phải nhập khẩu giống cây trồng. Khoai tây là loại cây nhân giống bằng củ, rất dễ bị lây nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh dẫn tới thoái hóa giống, giảm năng suất, chất lượng sau mỗi vụ trồng. Việc hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bằng nuôi cấy mô đã cho phép Việt Nam chủ động nguồn khoai tây giống đạt tiêu chuẩn quốc gia. Thu hoạch khoai tây (Ảnh Viện cây lương thực và cây thực phẩm) Củ giống sản xuất trong nước không chỉ cho chất lượng sạch bệnh tương đương với củ giống nhập ngoại mà giá thành chỉ bằng từ 50 -70% so với khoai tây giống nước ngoài (khoai tây giống nhập từ châu Âu giá không dưới 1USD/kg). Hiện, viện Sinh học nông nghiệp đã tiến hành triển khai quy trình nuôi cấy mô giống khoai tây sạch bệnh cho nhiều địa phương như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang…Hiện nay, cả nước đã có khoảng 1000 ha đất nông nghiệp áp dụng quy trình này trong sản xuất lương thực vụ đông, với năng suất trung bình đạt từ 18 - 20 tấn/ha. GS.TS Nguyễn Quang Thạch cho biết với việc sản xuất thành công giống khoai tây sạch bệnh đã góp phần chứng minh ngành nông nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhân giống nhiều loại cây trồng khó. Đồng thời, tự mình làm chủ công nghệ, đẩy lùi tình trạng đất nước thường xuyên phải nhập khẩu giống cây trồng . Công nghệ sinh học ( phần 1 ) Có hơn 4. 000 chất khác nhau trong máu Sau ba năm tiến hành phân tích, các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta đã liệt kê được hơn 4. 000 chất khác nhau có trong. Enterocin tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Minh Cường) TS. Đỗ Thị Huyền, Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài cho biết ưu điểm nổi bật của công nghệ này là. nhà khoa học thuộc viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chất diệt khuẩn sinh học nisin và enterocin P để ứng dụng trong bảo

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan