Âm thanh trong marketing: Không đơn thuần chỉ là “phụ gia”! Âm thanh là một bộ phận quan trọng của marketing, bất kể ở hình thức nào: nhạc, bài hát, lời thoại hay đơn thuần là những tiếng ồn. Dù chỉ được coi là “phụ gia” trong các đoạn clip quảng cáo, thực tế marketing âm thanh quan trọng không kém marketing hình ảnh bởi trước tiên con người sử dụng các giác quan (khứu giác, thị giác, thính giác, cảm giác, xúc giác) theo cách thức tỷ trọng khác nhau. Do marketing thị giác thông qua hình ảnh đã trở nên quá phổ biến, việc lồng ghép marketing âm thanh khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cần thiết cho thông điệp quảng cáo của mình. Ngoài ra âm thanh, đặc biệt là âm nhạc, thường khiến con người hồi tưởng lại một sự kiện mà ở đó họ đã từng được nghe âm thanh, điệu nhạc đó. Đặc tính này rất quan trọng bởi bất kể lúc nào, một âm thanh phát ra trong một phạm vi có thể khiến cho nội dung quảng cáo “dội về” trong tâm trí đối tượng cần quảng cáo. “Gia cố” thương hiệu Đặc tính của marketing âm thanh nhằm đảm bảo rằng người nghe (đối tượng marketing) gắn một âm thanh đặc thù cho một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm, từ đó “gia cố” hình ảnh thương hiệu này. Chắc hẳn ít người có thể quên được quảng cáo Heineken với bài hát “Quando Quando” nổi đình nổi đám khoảng 3, 4 năm trước. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu Nokia khi nghe tiếng nhạc rất đặc thù mỗi khi một chú dế Nokia được bật. Hoặc khi ghe giọng đọc rất “điện tử” câu khẩu hiệu “Life is good”, bạn sẽ nhớ ngay tới những chiếc tủ lạnh hoặc TV mang thương hiệu LG. Để có tìm được âm thanh thực sự “đắt” cho quảng cáo, đa phần các công ty lựa chọn giải pháp sáng tác một đoạn nhạc phù hợp với nội dung muốn truyền tải vì không phải dễ dàng để tìm kiếm một ca khúc có sẵn phù hợp, chưa kể tới vấn đề thương lượng bản quyền. Ví dụ: Honda với Tôi yêu Việt Nam, P/S với Cười lên Việt Nam ơi, Vinamilk với Sữa tươi nguyên chất 100% Hướng lựa chọn thứ hai, cũng đã có rất nhiều công ty lớn sử dụng ngay những âm thanh, bản nhạc phổ biến để quảng bá cho sản phẩm của mình. Đơn giản bởi những bản nhạc này thường xuyên được phát trên những kênh truyền thông như TV, đài phát thanh… Và mỗi lần như vậy, sẽ có rất nhiều người nhớ tới sản phẩm của họ. Ví dụ: thương hiệu sô-cô-la Cadbury sử dụng ca khúc Don’t stop me now” của Qeen (năm 2008). Bia Carlsberg cũng đã không ngần ngại “bê” nguyên cả bản Groovejet của Spiller cho quảng cáo của mình trong dịp lễ năm 2000. Tác động tới hành vi Các công ty đã và đang lợi dụng âm thanh để tác động tới hành vi của người nghe, những đối tượng khách hàng tiềm năng của họ. Tùy thuộc vào từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ và từng bối cảnh, hoạt động marketing sẽ được triển khai thông qua nhiều chủng loại âm thanh khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà những đoạn nhạc không lời với tiết tấu nhẹ nhàng lại được nhiều quán café lựa chọn. Một cửa hàng bán trang phục thể thao thì lại nên sử dụng những âm thanh sôi động, khỏe khoắn nếu muốn tăng sức hút đối với khách hàng. Quảng cáo qua âm thanh nhất thiết phải chú trọng vào chất lượng âm thanh, vì vậy cần phát âm chuẩn. Ngoài ra, nếu khai thác trên khía cạnh âm nhạc thì phải bỏ công nghiên cứu gu âm nhạc của từng vùng, từng nhóm tuổi của các đối tượng khách hàng tiềm năng. Cụ thể khi triển khai ở miền Tây Nam Bộ, về giai điều bạn nên tập trung vào vọng cổ, hát ru. Trong trường hợp cần tới nhạc nền, nên chọn nhạc nền đơn giản, dễ nhớ (ví dụ kiểu đơn âm của Nokia). Phân phối thông tin Công ty của bạn có thể sử dụng các đoạn thông tin đã ghi âm sẵn để lồng vào thời gian chờ của tổng đài điện thoại mỗi khi có khách hàng gọi tới. Nội dung ghi âm có thể là những âm thanh đặc trưng gắn liền với thương hiệu của bạn hoặc chứa đựng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cần quảng bá. Chắc hẳn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi được cung cấp thêm thông tin hoặc được nghe những giai điệu dễ chịu hơn tiếng “tít tít” nhàm chán trong khi chờ đợi. Cũng cùng mục đích sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin về sản phẩm, công ty của bạn cũng có thể xây dựng riêng hoặc sử dụng dịch vụ của các trung tâm cuộc gọi (call center hay contact center). Hệ thống này cung cấp giải pháp giúp triển khai các cuộc gọi đi tự động để quảng bá sản phẩm hoặc chăm sóc khách hàng. Hiện bạn đã có khá nhiều lựa chọn vì trong vài năm trở lại đây, kinh doanh dịch vụ call center / contact center đã và trở nên chuyên nghiệp ở Việt Nam với sự góp mặt của những công ty lớn như Minh Phúc, Focus, Tinh Vân, CMC… “Liệu cơm gắp mắm” Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đều tìm cách thắt chặt chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu cho marketing. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể triển khai marketing qua âm thanh xuất phát từ những thao tác đơn giản như lồng các đoạn ghi âm, nhạc nền cho website của doanh nghiệp, tổng đài điện thoại… Thay vì một bản tin quảng cáo phát qua sóng phát thanh của trung ương, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nghĩ tới khả năng tiếp cận quảng cáo qua các hệ thống các đài phát thanh tỉnh, thành và thậm chí xuống tới cấp huyện, xã. Cư dân sinh sống tại phường Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) rất quen thuộc với những gói dịch vụ ưu đãi được Ngân hàng Quân đội quảng bá ngay sau các bản tin của phường (phát đều đặn vào 7h sáng hàng ngày). Xuất phát từ nhiều góc độ, rõ ràng cách tiếp cận của MB là rất trực tiếp và chắc chắn hiệu quả đạt được xét tới chi phí bỏ ra là rất tốt. “Tôi tiếp nhận quảng cáo của MB một cách rất tự nhiên. Bạn có thể tránh không nhìn vào các tấm biển quảng cáo hoặc các đoạn clip quảng cáo phát trên các màn hình, tuy nhiên bạn không thể tránh âm thanh”, anh Thịnh – một cư dân trong phường thừa nhận. . Âm thanh trong marketing: Không đơn thuần chỉ là “phụ gia”! Âm thanh là một bộ phận quan trọng của marketing, bất kể ở hình thức nào: nhạc, bài hát, lời thoại hay đơn thuần là những. lời thoại hay đơn thuần là những tiếng ồn. Dù chỉ được coi là “phụ gia” trong các đoạn clip quảng cáo, thực tế marketing âm thanh quan trọng không kém marketing hình ảnh bởi trước tiên con. từng được nghe âm thanh, điệu nhạc đó. Đặc tính này rất quan trọng bởi bất kể lúc nào, một âm thanh phát ra trong một phạm vi có thể khiến cho nội dung quảng cáo “dội về” trong tâm trí đối tượng