Bướu cổđơnthuầnởtrẻem Việc ăn nhiều và lâu ngày một số loại thức ăn như bắp cải, củ cải, hoa lơ, sắn . có thể gây bướu cổ. Trong các thực phẩm trên có thioglycosido, sẽ chuyển hóa thành chất gây ức chế tập trung iod ở tuyến giáp. Bướu cổđơnthuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan tỏa hay khu trú không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính. Nguyên nhân cơ bản gây bướucổ là do thiếu iod. Hằng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí . Nếu sống ở vùng thiếu iod, nước uống, các loại động thực vật ở đó cũng thiếu iod, hậu quả là cơ thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết. Ăn nhiều hoa lơ có thể dẫn đến bướu cổ. Các yếu tố làm tăng nguy cơbướu cổ: - Một số chất hòa tan trong nước: Trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, ma giê, fluo ., làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoóc môn tuyến giáp và gây bướu cổ. - Các thuốc thiocyanad, thionamid, cobalt . có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoóc môn tuyến giáp. - Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hoóc môn tuyến giáp bẩm sinh. Bướucổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối loạn hữu cơ hóa iod. - Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính . gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod. - Tuổi: Trẻem dễ bị bướucổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu hoóc môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao. - Giới: Bướucổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hoóc môn tuyến giáp tăng và oestrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp. - Điều kiện sinh hoạt: Nhà ở quá chật, thiếu vệ sinh, ăn uống thiếu thốn cũng là nguyên nhân thiếu iod và gây bướu cổ. Tùy theo bướucổ to hay nhỏ mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Bướucổ to nhiều sẽ nhìn thấy ngay ở trước cổ; nếu to vừa cổ hơi đầy. Bướucổ nhỏ hơn khó nhìn thấy ở tư thế bình thường nhưng khi ngửa cổcó thể nhìn thấy. Khi nuốt sẽ thấy bướucổ di động theo nhịp nuốt. Bướu cổđơnthuần thường thể tích to vừa, đồng đều, mềm, nhẵn. Đôi khi độ to của bướu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp thấy các biểu hiện thần kinh nhạy cảm: hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh . dễ nhầm với cường giáp trạng. Trường hợp bướucổ quá to có thể gây chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở. Bướu cổđơnthuầnởtrẻem có thể tự khỏi, đôi khi gây một số biến chứng chèn ép vào khí quản, thực quản, đần, giảm trí tuệ, chậm phát triển thể chất, cường giáp. Bệnh có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng hoóc môn giáp trạng theo chỉ định của bác sỹ, đa số trường hợp diễn biến tốt. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa lâu ngày không đỡ và trở thành bướu nhân. Bướu nhiều nhân, bướu quá to sẽ gây chèn ép làm khó nuốt, bướu lạc chỗ hoặc bướucó xu hướng ác tính. Phòng bệnh: - Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm ., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý . - Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg. Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổđơn thuần. BS Thu Trang, Sức Khỏe & Đời Sống . giáp trạng. Trường hợp bướu cổ quá to có thể gây chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở. Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em có thể tự khỏi, đôi. Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu hoóc môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao. - Giới: Bướu cổ thường gặp ở