Cơ chế ông chủ và bao cấp tư duy Sức mạnh nằm trong tay chúng ta nếu biết thực hiện tốt nguyên tắc phê bình và tự phê bình, nâng cao tính chiến đấu trong Đảng. Chúng ta sẽ phá vỡ được vòng kim cô nếu chúng ta thắng được chính ta như một luận điểm nổi tiếng của Lenin: Không gì ngăn cản được những người cộng sản trừ phi người cộng sản tự chống lại mình Nhân bản vô tính? Sau đại hội đảng bộ của một trường đại học lớn, một vị có chức trách lãnh đạo tuyên bố trước một cuộc họp giao ban: Ban chấp hành nhiệm kỳ này không tiêu biểu cho ý chí của quần chúng Phát biểu của ông làm nhiều người ngạc nhiên. Hoá ra đa số, theo ông chưa hẳn đã là chân lý. Được biết, Đại hội đã bầu ban chấp hành khoá mới không đúng dự kiến của đảng uỷ cũ mà ông là một thành viên. Ông ngạc nhiên vì, lần đầu tiên, ở ngôi trường do ông làm chủ, chân lý của người cầm quyền không chiếm đa số và cái luận đề "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh" đã lung lay. Sau nhiều năm ở một trường đại học vốn đông đảo những trí thức tên tuổi, một sự áp đặt đã bị phủ quyết. Vị lãnh đạo nọ,tất nhiên, không bằng lòng với những "tư duy được giải phóng" đang khảng định giá trị bằng lá phiếu dân chủ đích thực của mình. Nhưng sự áp đặt đang là hiện tượng rất phổ biến không chỉ ở trường đại học nọ. Nguyên nhân căn bệnh vẫn là sự kéo dài quá lâu một phương pháp tư tưởng đã bị lịch sử đào thải: sự bao cấp về tư duy. Sự bao cấp kỳ quái này đang diễn ra ở nhiều cấp,nhiều nơi. Không chỉ là chuyện lãnh đạo thích nghĩ thay quần chúng, áp đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ của tập thể, bắt tập thể gật và lắc theo những lối mòn suy nghĩ của cá nhân kiểu lát đá ở Hồ Gươm, chuyện dựng 5 cổng chào ở Hà Nội, Việc xây dựng trục Thăng Long-Ba Vì. Chúng ta sẽ phá vỡ được vòng kim cô nếu chúng ta thắng được chính ta như một luận điểm nổi tiếng của Lenin: Không gì ngăn cản được những người cộng sản trừ phi người cộng sản tự chống lại mình Ảnh: truongvankho.vnweblogs.com Đi xa hơn, nhiều "công bộc của dân" chỉ thích đón nhận những tư duy cùng chiều, những tư duy phụ hoạ, những tư duy tung hô, không thích những tư duy khác chiều đặc biệt là những tư duy phản biện. Đây là cơ chế phản khoa học về mặt tư duy, là mảnh đất màu mỡ nảy sinh các loại nấm độc đủ màu sắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội đủ loại,đe doạ phá vỡ sự đoàn kết, trong sạch của một tổ chức. Hệ luỵ của cơ chế bao cấp tư duy còn đáng sợ hơn. Kiểu ngăn sông cấm chợ về trí tuệ đang làm nghèo nàn đi, thậm chí cạn kiệt,cùn mòn đi tư duy lãnh đạo vì không được bổ sung thêm những luồng tư duy mới. Nó làm nặng căn hơn căn bệnh bảo thủ, trì trệ, sợ đổi mới, triệt tiêu mọi ý tưởng sáng tạo, mọi sáng kiến cá nhân, trở thành lực cản sự phát triển xã hội. Tái diễn trong không ít tập thể tình trạng độc quyền chân lý, độc quyền tư duy, kiểu thủ trưởng luôn luôn đúng. Nhất thể hóa tư duy cá nhân thành tư duy lãnh đạo trên thực tế đã trở thành vòng kim cô tước đi sự đa dạng của tư duy ở nhiều tập thể. Các nhà nghiên cứu chính trị không phải không có lý khi cảnh báo về nguy cơ nhân bản vô tính "chú cừu đô ly" trong việc nhất thể hóa tư duy lãnh đạo kiểu này. Sẽ không còn một đơn vị, cơ quan gồm những con người sinh động cá nhân mà chỉ còn những con người công cụ, nghĩ theo cách nghĩ của thủ trưởng,hành xử công việc theo cách hành xử của thủ trưởng. Trong cơ chế ấy, tiếc thay, tầm nhìn tiểu nông, tư duy ao làng và bệnh kiêu ngạo nông dân sẵn sàng thoả mãn với chút thành quả ít ỏi mà mình đạt được ở một số cán bộ mặc sức phát huy,biến nhiều cơ quan đơn vị thành cái ao làng, mà nếu không khơi thông được dòng chảy sẽ có nguy cơ trở thành chiếc ao tù giam cầm và triệt tiêu mọi động lực phát triển Cơ chế độc quyền Bao cấp trong tư duy thường kéo theo một cơ chế quản lý bảo thủ: cơ chế quản lý gia trưởng. Đây là hạt giống tốt nảy sinh kiểu lãnh đạo quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, thậm chí lộng quyền. Quyền lực cơ quan tập trung trong tay một người. Quyền lực tập thể biến thành quyền lực cá nhân. Ở không ít cơ sở, có tình trạng lãnh đạo 3,4 trong 1. Quyền lực của đảng, quyền lực cơ quan, quyền lực tập thể biến thành quyền lực riêng của thủ trưởng. Với cơ chế này, người lãnh đạo ngộ nhận mình là ông chủ cơ quan, nắm quyền sinh quyền sát trong tay là chuyện đương nhiên. Độc quyền lãnh đạo cũng dẫn đến ngạo mạn, ngông cuồng coi mình giỏi hơn tập thể, đứng trên tập thể. Nó cũng là cha đẻ của thói đa nghi. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều lãnh đạo mắc căn bệnh mà Lỗ Tấn gọi là bách hại cuồng. Nhìn vào đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn vào đâu cũng thấy người ta chống mình. Không tin lãnh đạo, không tin cộng sự, không tin những người dưới quyền. Nó còn là nguyên căn của thói bao biện, cửa quyền, không thích chia sẻ quyền lực và là cái gốc của căn bệnh độc tài, quân phiệt làm méo mó bộ máy công quyền, cần phải kiên quyết xóa bỏ. Cơ chế ông chủ, tất nhiên vi phạm quy chế dân chủ trong Đảng. Thô bạo thì bịt miệng dân chủ. Kín đáo và thâm thúy hơn, không hẳn đàn áp dân chủ nhưng khiến quần chúng chán ngán "không muốn mở miệng nữa" theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn có kiểu dân chủ cho có, dân chủ hình thức, dân chủ giả hiệu coi quần chúng là một bầy cừu. Để duy trì dân chủ kiểu này, nhiều lãnh đạo thích tạo ra biến động trong cơ quan để khống chế tình hình , dùng người nọ kiềm chế người kia, tạo bầu không khí nghi kỵ lẫn nhau theo kiểu "tọa sơn quan hổ đấu", phá vỡ môi trường văn hóa nhân văn của một tập thể. Cơ chế ông chủ còn khiến cho nhiều quyết định từ tổ chức, nhân sự, kinh tế của một cơ quan chưa hẳn bắt đầu từ nhu cầu phát triển. Quyết định có khi chỉ là thể hiện của ý chí cá nhân, của sở thích cá nhân, thậm chí từ những tình cảm yêu ghét cá nhân. Và cuối cùng biến thành những ban phát cá nhân kiểu xin cho. Đây là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa bè phái, phường hội, phe đảng, đặc quyền, đặc lợi kẽ hở lớn cho tham nhũng đủ kiểu nảy nở và phát triển Xóa bỏ sự áp đặt theo kiểu trường đại học nọ là sự thực thi dân chủ một cách thực chất. Nhưng muốn xóa bỏ sự áp đặt, cần thiết phải xóa bỏ cơ chế bao cấp trong tư duy, xóa bỏ cơ chế lãnh đạo kiểu ông chủ - những cơ chế phản khoa học và phi cộng sản. Sức mạnh nằm trong tay chúng ta nếu biết thực hiện tốt nguyên tắc phê bình và tự phê bình, nâng cao tính chiến đấu trong đảng. Chúng ta sẽ phá vỡ được vòng kim cô nếu chúng ta thắng được chính ta như một luận điểm nổi tiếng của Lenin: Không gì ngăn cản được những người cộng sản trừ phi người cộng sản tự chống lại mình . những tư duy cùng chiều, những tư duy phụ hoạ, những tư duy tung hô, không thích những tư duy khác chiều đặc biệt là những tư duy phản biện. Đây là cơ chế phản khoa học về mặt tư duy, là mảnh. bỏ cơ chế bao cấp trong tư duy, xóa bỏ cơ chế lãnh đạo kiểu ông chủ - những cơ chế phản khoa học và phi cộng sản. Sức mạnh nằm trong tay chúng ta nếu biết thực hiện tốt nguyên tắc phê bình và. đủ màu sắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội đủ loại,đe doạ phá vỡ sự đoàn kết, trong sạch của một tổ chức. Hệ luỵ của cơ chế bao cấp tư duy còn đáng sợ hơn. Kiểu ngăn sông cấm chợ về