BẾN TRE-DỪA XANH-TRÀM CHIM

2 170 0
BẾN TRE-DỪA XANH-TRÀM CHIM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bến Tre - Du lich dừa xanh Du lịch xứ dừa xanh Bến Tre là vùng đất đặc biệt với du khách. Mảnh đất miệt vườn này nổi tiếng với sông nước cây xanh và những sản phẩm du lịch dân dã. Đến với Bến Tre, du khách nhìn đâu cũng thấy những căn nhà bình dị ẩn trong những vườn cây xanh ngát. Đi du lịch Bến Tre khách hay chọn đi Cồn Phụng. Thực ra đây là sản phẩm du lịch chung của Bến Tre và Tiền Giang vì Cồn Phụng nằm giữa sông Tiền, đoạn giữa Bến Tre và Tiền Giang. Bến Tre là một vùng đất khá đặc biệt, như một hòn đảo lớn nổi giữa vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây là một tam giác giữa các nhánh sông Tiền mà đỉnh là vùng Chợ Lách, Cái Mơn, cạnh đấy là vùng bờ biển sình lầy, nhiều chỗ còn hoang vu. Một trung tâm nữa là Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách, vùng chuyên canh rau, trái cây và hoa cảnh. Những con đường ở đây thật hiền hòa. Dừa ngút ngàn. Nếu đứng bên bờ một dòng sông hay một con lạch, một dòng kênh nhìn sang thì chỉ thấy một màu dừa xanh ngăn ngắt. Vùng thôn quê Bến Tre vẫn còn lại nhiều căn nhà cổ, cửa gỗ chấn song và mái lợp ngói ống. Ngoài sân không thể thiếu một cây hoa mai vàng rực rỡ, một cây rơm óng mượt và bàn thờ thiên nấp vào bóng một cây cổ thụ. Đến đây, khách được tham quan cả lò kẹo dừa, kẹo chuối mà những nơi này thật thú vị. Bến Tre nổi tiếng với "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" mà cả hai vùng này đều thuộc đất Giồng Trôm. Sân chim Vàm Hồ (Ba Tri - một trong hai trung tâm du lịch lớn của Bến Tre) nằm ngay bên bờ sông. Sân chim rộng 17ha, trồng toàn chà là, gai. Chỉ có một con đường nhỏ, dài độ 500m dẫn vào bên trong. Muốn vào sâu hơn nữa rất khó đi. Vào khoảng 4 giờ chiều là đến hồi chim về tổ. Giữa không gian mênh mông này, những người phiêu lưu mạo hiểm có thể vạch gai chà là, vào trong đám lá thâm u để nghe tiếng chim kêu xáo xác trên đầu. Những người ưa thích sự yên tĩnh có thể ngồi trên những mảng cỏ hay cả những chiếc ghế gỗ ở ven bờ sông và hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn khoảng trời xanh trong. Trước mặt, dòng sông Ba Lai vẫn chảy, đằng xa là cống đập Ba Lai. Và chỉ còn đi thêm chút ít nữa là ra đến biển. Ba Tri nổi tiếng là địa linh nhân kiệt. Đây là nơi lưu dấu của những bậc tiền nhân hào kiệt như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Trương Vĩnh Ký, Trương Gia Mô. Hiện nay ở Ba Tri vẫn còn phần mộ của cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Võ Trường Toản và Cụ Phan Thanh Giản. Đêm đến, bên cạnh những bếp lửa tráng bánh, người ta còn có thể nghe văng vẳng tiếng các cụ già kể chuyện Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. (Cinet) Bến Tre - Tràm Chim Tràm chim Đi Tràm chim Ba Tri phải đi vào buổi trưa và bạn sẽ đến vào buổi chiều khi mặt trời còn nằm vàng phía chân trời giáp ranh với bìa rừng. Cách Tràm Chim 3 cây số đã có thể nhìn thấy những cánh cò chấp chới về tổ cho kịp trước khi hoàng hôn xuống. Có thể đến Ba Tri bằng hai hướng : theo đường bộ từ Mỹ Tho qua phà Rạch Miễu sang Bến Tre bọc vòng huyện Giồng Trôm đến Ba Tri, hoặc đổ bộ từ bến tàu du lịch Tiền Giang theo đường sông hướng ra biển khoảng 3 tiếng đồng hồ (nếu thuận con nước) đến Tràm Chim. Với khách du lịch, đến Tràm Chim bằng tàu thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông. Tàu cập bến Tràm Chim. Khách bước trên cầu tàu cheo leo như chiếc cầu khỉ, trật một bước chân bạn có thể hụt xuống sông như chơi. Tràm Chim là một khu rừng chà là gai dày đặc, càng đi sâu càng thấy hiểm trở, không khí thâm u vắng lặng. Con đường độc đạo trong tràm nhỏ rộng bằng khoảng một bước chân ngang, hai bên đường cây thau lau, gai chà là vươn lên vuốt đầu bạn hay kéo áo bạn lại. Ngày trước, khu rừng này cũng là một căn cứ cách mạng của Bến Tre. Khách du lịch nay về Tràm Chim ngày càng nhiều nên bìa ngoài của Tràm Chim đường mòn đã khá nhẵn. Chim chỉ ngủ ở khu vực bìa rừng nhưng muốn đến nơi làm tổ và sinh sống của chim bạn phải đi sâu vào rừng dưới những tán gai chà là dày đặc. Trời vẫn còn ánh sáng, bạn có thể leo lên đài quan sát cao khoảng 5m so với tầm rừng để ngắm chim. Ở đây, bạn được nhìn thấy một lớp cò đậu trắng khu rừng nhưng bạn chỉ nhìn được xa chứ không thể lại gần và chụp hình. Muốn chụp hình, bạn phải xua chim bay lên hoặc lại gần hơn chút nữa. Đêm, bạn hãy dùng một đèn pin, đôi ủng cao tới gối để có thể lội vào rừng, đầu đội nón phòng bị khi có một tiếng "độp" trên đầu. Tràm Chim nay là nơi sinh sống của họ nhà cò, vạc, cồng cộc, diệc Nếu vào Tràm Chim ban ngày, bạn chỉ gặp được vài con vạc và cồng cộc ngủ ngày, không thấy được cò. Đó là lý do tại sao bạn phải lặn lội để đến Tràm Chim vào ban đêm. Đến được nơi làm tổ sinh sống của các cư dân Tràm Chim, bạn nghe một dàn hợp ca vô cùng ngoạn mục. Rừng và chim chào bạn bằng các ngoại ngữ cộc cộc, quác quác, oà nghe như bạn đang ở giữa đàn ngỗng trời có đến hàng ngàn con. Cái vắng lặng của khu rừng không có người sinh sống, cái ồn ào của một thế giới sinh vật lạ lẫm không giống với cái ồn ào náo nhiệt của thế giới loài người có cảm giác rờn rợn nếu chỉ một mình ở lại Tràm Chim. Tràm Chim Ba Tri hiện nay chỉ mới được đầu tư cho du lịch nên còn hoàn toàn vẻ hoang sơ, nhưng chính nét hoang sơ này đang và sẽ thu hút khách du lịch trong tương lai theo đánh giá của hai Công ty du lịch Công đoàn Tiền Giang và Bến Tre. Những dịch vụ du lịch hoàn toàn không có ở Tràm Chim. Đến Tràm Chim bạn phải trở về Mỹ Tho hoặc Bến Tre trong ngày. . Nga. (Cinet) Bến Tre - Tràm Chim Tràm chim Đi Tràm chim Ba Tri phải đi vào buổi trưa và bạn sẽ đến vào buổi chiều khi mặt trời còn nằm vàng phía chân trời giáp ranh với bìa rừng. Cách Tràm Chim 3. của Bến Tre. Khách du lịch nay về Tràm Chim ngày càng nhiều nên bìa ngoài của Tràm Chim đường mòn đã khá nhẵn. Chim chỉ ngủ ở khu vực bìa rừng nhưng muốn đến nơi làm tổ và sinh sống của chim bạn. đến Tràm Chim. Với khách du lịch, đến Tràm Chim bằng tàu thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông. Tàu cập bến Tràm Chim. Khách bước trên cầu tàu cheo leo như chiếc

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan