1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau mạn tính pdf

9 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 114,43 KB

Nội dung

Đau mạn tính Sống chung với đau mạn tính có thể khiến người ta nản lòng. Một số người không biết cái gì khiến họ bị đâu. Một số khác biết nhưng vẫn tìm kiếm cách điều trị hiệu quả, Tiến sĩ David Martin là một bác sỹ gây mê chuyên về đau ở Bệnh viện Mayo. Dưới đây ông trả lời những câu hỏi mà ông thường được hỏi khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sự khác nhau giữa phòng khám đau và trung tâm điều trị đau là gì? Có phải phòng khám đau chỉ có tiêm không? Phòng khám đau là một cơ sở với một hoặc nhiều thầy thuốc chuyên về điều trị các bệnh gây đau. Thí dụ, họ có thể chuyên về điều trị đau lưng hoặc đau đầu. Nhiều phòng khám đau sử dụng liệu pháp tiêm, nhưng điều này tùy thuộc vào mục tiêu của họ. Trung tâm điều trị đau là một nhóm thầy thuốc liên khoa chuyên về điều trị đau toàn diện. Chuyên môn tập hợp của họ cho phép xử lý nhiều loại đau. Thí dụ, một trung tâm điều trị đau có thể xử lý mọi loại đau, thường có những chương trình nghiên cứu liên tục và tham gia đào tạo bác sĩ chuyên về đau. Thông thường, thầy thuốc chuyển bệnh nhân tới phòng khám đau hoặc trung tâm điều trị đau đã loại trừ những nguyên nhân gây đau có thể điều trị dễ dàng. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên nếu bước đầu tiên đối với thầy thuốc ở phòng khám đau hoặc trung tâm điều trị đau là tiến hành thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau cụ thể có thể điều trị được. Khả năng nghiện thuốc giảm đau là thế nào? Mọi người cần hiểu rằng có sự khác biệt lớn giữa phụ thuộc về mặt thể xác và nghiện. Phụ thuộc và quen thuốc là phản ứng tự nhiên của cơ thể với thuốc, trong khi nghiện là vấn đề tâm lý và hành vi. Khi dùng theo đơn kê để trị đau, các thuốc opioid không gây nghiện. Tuy nhiên, nghiện có thể là một vấn đề nghiêm trọng, và nó có nguy cơ xảy ra nếu người bệnh dùng thuốc theo cách không được kê đơn. Ngoài ra, những người có tiền sử lạm dụng hoặc nghiện ma túy cần nói với bác sĩ vì họ có nguy cơ mắc nghiện cao hơn. Nên dùng thuốc giảm đau trong bao lâu? Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và thuốc cụ thể. Nhìn chung, trước tiên chúng ta tìm ra liều thuốc phù hợp để kiểm soát đau. Sau đó bệnh nhân bắt đầu tăng dần hoạt động. Khi bệnh nhân có thể thực hiện được những hoạt động mong muốn mà không bị đau, hoặc bị đau ở có thể xử lý được, chúng ta thường tiếp tục dùng thuốc ở mức ổn định trong khoảng 3 tháng. Sau đó bệnh nhân có thể thử ngừng thuốc, bằng cách giảm chậm và dần dần lượng thuốc sử dụng. Sử dụng nhật ký để theo dõi tiến triển của bạn khi giảm lượng thuốc là rất quan trọng. Nếu đau trở lại, bạn cần trao đổi với bác sĩ và cân nhắc dùng thuốc trở lại, sử dụng phương pháp tăng dần bắt đầu từ liều thấp nhất cần thiết. Bạn có thể thử quá trình này 3 đến 6 tháng một lần, giảm dần liều và theo dõi tiến triển để xem có thể bớt thuốc được không. Khả năng quá liều khi dùng thuốc giảm đau do bệnh nhân tự điều chỉnh (PCA)? Giảm đau do bệnh nhân tự điều chỉnh (PCA) thường được sử dụng để kiểm soát đau sau phẫu thuật. PCA được thiết kế để bệnh nhân tự điều chỉnh lượng thuốc giảm đau. Bệnh nhân nhấn nút và máy sẽ bơm liều thuốc giảm đau vào máu qua tĩnh mạch. Bạn không cần lo về chuyện quá liều, vì máy được lập trình sao cho bạn không thể dùng quá nhiều thuốc. Trên thực tế, máy sẽ từ chối yêu cầu nếu bạn nhấn nút quá nhiều. Theo cách này mỗi liều thuốc giảm đau có đủ thời gian để phát huy tác dụng trước khi bạn nhận một liều khác. Nhưng cần nhớ rằng chỉ có bệnh nhân mới nên ấn nút. Thí dụ, hệ thống có thể nguy hiểm nếu người nhà bệnh nhân tham gia vào, vì bạn có thể nhận quá nhiều thuốc. Khi nồng độ thuốc giảm đau tăng lên trong cơ thể, bạn sẽ buồn ngủ và ít có khả năng ấn nút. Nhưng nếu người khác ấn nút, thì cơ chế an toàn này không còn tác dụng nữa. Chừng nào chỉ có mình bạn ấn nút, thì bạn còn an toàn. Có thể tiêm bao nhiêu mũi là an toàn? Tiêm thuốc là hiệu quả nhất đối với đau khớp, cơ hoặc dây thần kinh khu trú ở một vùng nhất định. Thuốc tiêm có thể gồm thuốc tê để kiểm soát đau, steroid để giảm viêm - như cortison - hoặc phối hợp cả hai. Không có giới hạn về số mũi tiêm nên nhận - điều này hoàn toàn phụ thuộc vào loại thuốc tiêm. Thí dụ, nếu là tiêm gây tê tại chỗ để chẩn đoán, thì không có giới hạn thực sự về số mũi, cũng như không có giới hạn về số lần tiêm thuốc tê để chữa răng. Nhưng nếu tiêm corticosteroid, thì phải tôn trọng thực tế là các steroid có thể có những tác dụng phụ ở liều cao. Nhìn chung, tốt nhất là không vượt quá lượng corticosteroid tối đa trong một khoảng thời gian nhất định. Cortison có hại phải không? Cortison là một hormon tự nhiên có trong cơ thể. Không có ai dị ứng với nó, và nó rất cần thiết cho cuộc sống. Nó có thể được dùng để điều trị dị ứng, hen, viêm da, viêm khớp và các bệnh mô liên kết, như lupus và viêm động mạch. Với liều cao, đặc biệt khi được phát hiện lần đầu, nó có vẻ là một thần dược. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng liều cao cortison có thể gây một số tác dụng phụ, như loãng xương, thay đổi cân bằng hormon bình thường trong cơ thể, tăng cân và đọng mỡ dưới da. Cho dù muốn tránh có quá nhiều cortison, vấn đề hoàn toàn là liều lượng. Với thời gian ngắn và liều thấp, không có vấn đề gì và thuốc có thể cứu sống tính mạng trọng một số chứng bệnh. Nhưng phải biết rõ lượng thuốc đang dùng và không dùng quá nhiều, một số dẫn xuất hoá học của cortison, gọi là corticosteroid, có nhiều ưu điểm đặc biệt so với cortison. Thuốc tiêm tác dụng trong bao lâu? Thuốc tiêm corticosteroid mất từ 3 - 5 ngày để có tác dụng kháng viêm. Trên thực tế, ban đầu đau có thể nặng thêm do chính việc tiêm thuốc, nhất là khi thuốc tê mất tác dụng. Thông thường, tác dụng chống viêm của thuốc tiêm kéo dài trong 3 - 4 tuần. Điều này mang đến cho bạn cơ hội để bắt đầu việc tập luyện, kéo giãn và quá trình lành vết thương tự nhiên của cơ thể, vì vậy thuốc tiêm có thể là tất cả những gì bạn cần để thấy khá hơn trong một thời gian dài. Mặt khác, đôi khi thuốc tiêm giảm dần tác dụng sau 3 - 4 tuần và sau đó đau trở lại. Nếu liệu pháp thất bại, hãy bắt đầu nghĩ đến chương trình phục hồi chức năng. Mất bao lâu thì hết đau? Tôi thường nói với bệnh nhân là tôi không có quả cầu thuỷ tinh. Tôi không thể tiên đoán trong tương lai khi nào họ sẽ thấy khá hơn. Nhưng tôi luôn nhấn mạnh rằng có nhiều lựa chọn để điều trị đau. Và cho dù không thể hoàn toàn giảm đau, thì có nhiều thứ chúng tôi có thể làm để giúp bệnh nhân sống một cuộc sống tốt và có ý nghĩa hơn cùng với đau. Tôi cố đưa ra cho bệnh nhân nhiều lựa chọn. Trước hết, chúng tôi sẽ bắt đầu với một số liệu pháp điều trị ban đầu, như thuốc uống và thuốc tiêm, và nếu bệnh không có tiến triển, thì nên nghĩ đến việc phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đau là gì? Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đau là quá trình học cách sống tốt hơn cùng với cơn đau. Đôi khi không thể giảm phần lớn hoặc hoàn toàn tình trạng đau, cho dù dùng thuốc uống và tiêm. Trong những trường hợp này, đau mạn tính có thể ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của bạn và của bạn bè và gia đình bạn. Điều tốt nhất tiếp theo để giảm đau là học cách sống chung tốt nhất với đau. Điều này bao gồm học các kỹ thuật thư giãn, tập luyện vừa phải và xử lý stress. Nó cũng có thể gồm đánh giá việc sử dụng thêm thuốc điều trị đau. Chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau thường có một nhóm thầy thuốc liên khoa gồm bác sĩ nội, y tá, bác sỹ tâm lý, bác sỹ tư vấn và bác sỹ vật lý trị liệu. Ông có thể kể về nguyên nhân đau hay gặp của một người không? Rất khó khẳng định điều gì gây ra chứng đau ở một người. Thử ví dụ bạn bị tai nạn ôtô và cổ bắt đầu bị đau. Bạn kiện người đã đâm vào bạn và bạn phải nghỉ việc. 8 tháng sau tai nạn bạn đến tôi và yêu cầu chữa cho bạn khỏi đau cổ. Có thể có liệu pháp can thiệp, thuốc hoặc phẫu thuật. Tôi sẽ làm điều có thể để giúp cái cổ của bạn, nhưng có thể tôi không xác định được chính xác tại sao cổ bạn đau. Hơn nữa, nên nhớ rằng không phải mọi bất thường đều gây đau và không phải mọi cái đau đều do bất thường. Điều này cực kỳ khó chấp nhận đối với bệnh nhân và thầy thuốc. Chúng ta thường nhanh chóng cho rằng nếu bị đau, thì ắt hẳn phải có bất thường gây ra nó. Và chúng ta cũng nhanh chóng chấp nhận rằng nếu có bất thường, thì ắt nó phải gây ra vấn đề có thể được chữa khỏi bằng một can thiệp dễ dàng. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một thí dụ là thoát vị đĩa đệm. Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm, nhưng không thấy đau. Đồng thời, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm và bị đau, điều đó chưa hẳn có nghĩa thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau. Rất nhiều khi người bệnh nói rằng họ chỉ muốn biết cái gì gây ra đau để họ có thể về nhà nói với gia đình và bạn bè biết tại sao lúc nào họ cũng đau. Song không phải lúc nào cũng biết được nguyên nhân và đôi khi điều này khiến bệnh nhân rất thất vọng. Có phải cái đau chỉ nằm trong đầu người bệnh? Tôi thường nói với bệnh nhân rằng tôi sẽ tin bất cứ điều gì họ kể với tôi và tôi nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Nhưng mọi người phải thừa nhận rằng, về cơ bản, cái đau của mỗi người nằm trong đầu của họ. Đó luôn là một trải nghiệm cá nhân mang tính chủ quan vì chúng ta không thể nhìn thấy đau trên phim X-quang hoặc trên tờ giấy xét nghiệm. Vì vậy tôi luôn an ủi bệnh nhân rằng họ sẽ được nhìn nhận nghiêm túc và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp họ, nhưng đôi khi chúng tôi sẽ không tìm ra lý do giải phẫu của đau và đôi khi không thể làm giảm nó. . Đau mạn tính Sống chung với đau mạn tính có thể khiến người ta nản lòng. Một số người không biết cái gì khiến họ. phòng khám đau chỉ có tiêm không? Phòng khám đau là một cơ sở với một hoặc nhiều thầy thuốc chuyên về điều trị các bệnh gây đau. Thí dụ, họ có thể chuyên về điều trị đau lưng hoặc đau đầu. Nhiều. trường hợp này, đau mạn tính có thể ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của bạn và của bạn bè và gia đình bạn. Điều tốt nhất tiếp theo để giảm đau là học cách sống chung tốt nhất với đau. Điều này

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN