1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Điều Trị Nội Khoa - Bài 19: Viêm dạ dày mạn tính pdf

6 338 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 153,38 KB

Nội dung

Bài 19: Viêm dạ dày mạn tính Bệnh này thuộc về phạm vi vị quản thống, ẩu thổ ở Đông y học. thường là ăn uống không hạn chế, ham ăn uống các thứ rượu, cay, sống, lạnh, chỗ kích thích tinh thần dẫn tới; hoặc tục phát ở sau bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh loét dạ dày cấp tính, bởi can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư nhược (vị khí hư hàn hoặc vị âm bất túc), vị khí không thể hoà giáng đưa tới. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Vùng bụng trên căng, buồn bằn, đau đớn không rõ rệt tính quy luật, sau khi ăn nặng thêm, miệng dạ dày không tốt nên thường có hơi nóng, nôn mửa. 2. Vùng bụng trên có thể có ấn đau phạm vi rất rộng, lại không cố định. 3. Viêm dạ dày thể dầy béo, vị toan tăng nhiều, có mửa chua, nóng bụng trên cũng có thể phát sinh xuất huyết dạ dày. 4. Viêm dạ dày thề teo co, vị toan giảm còn ít, có no căng, hơi nóng, miệng đắng, hoặc tiêu chảy, thời gian sau có thể thấy suy dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu, lưỡi co teo lại, lại có thể ác hoá biến thành ung thư dạ dày. 5. có điều kiện thì có thể làm phân tích dịch vị để giúp đỡ chẩn đoán. PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1. Biện chứng thí trị. Biện chứng phải phân hư thực, thực chứng là can khí phạm vị, chữa thì lấy lý khí hoà vị; hư chứng là tỳ vị hư nhược, chữa thì lấy bổ tỳ ôn trung hoặc tư âm dưỡng vị. a. Khí uất: Vùng vị trướng đầy, đau đớn, hơi nóng, quặn bụng trên, hoặc nôn mửa, bụng sôi, ợ chua, miệng đắng, ăn uống không tốt, khi tình cảm uất giận thì trướng đau rõ rệt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng, mạch tế huyền. Cách chữa Lý khí hoà vị Bài thuốc ví dụ: Tô diệp 1 ,5 đồng cân, Pháp Bán hạ 3 đồng cân. Xuyên phác 1,5 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân, Bạch khấu nhân 1 đồng cân (bỏ vào sau), Chỉ xác 1,5 đồng cân. Gia giảm: + Ợ chua rõ rệt, bỏ Xuyên phác; gia Hoàng liên tẩm gừng sao 6 phân hoặc Sao Hoàng cầm 1,5 đồng cân, Đạm Ngô thì 5 phân, Đoạn Ô tặc cốt 4 đồng cân. + Hơi nóng nôn oẹ, gia Toàn phức hoa 1,5 đồng cân bọc lại sắc, Đại giả thạch 6 đồng cân. + Đau đớn rất nặng, gia sao Diên hồ sách 3 đồng cân, Thanh mộc hương 2 đồng cân + Xuất huyết, gia Đoạn Ô tặc cốt 5 đồng cân. b. Hư hàn: Bụng trên đau âm ỉ, trướng, buồn bằn, quặn bụng trên, nôn mửa nước trong, ưa ấm nóng, sợ lạnh, đầu lờ mờ, mệt mỏi không có sức, sắc mặt vàng úa, phân lỏng mỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế. Cách chữa Bổ tỳ ôn trung Bài thuốc ví dụ Hương sa lục quân tử thang gia giảm. Đảng sâm 3 đồng cân, Sao Bạch truật 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân, Trần bì 2 đồng cân, Quảng Mộc hương 1,5 đồng cân, Sa nhân 1 đồng cân (bỏ vào sau). Gia giảm: + Hiệp với thấp, nôn mửa bụng trướng, phân lỏng, rêu lưỡi trắng trơn thì bỏ Bạch truật, Đảng sâm; gia sao Thương truật 3 đồng cân, Xuyên phác 1,5 đồng cân, Khương bán hạ 3 đồng cân. + Vị hàn nặng, sợ lạnh, ưa ấm, mửa ra nước trong, gia Chế phụ tử phiến 1,5 đồng cân, Can khương 1 đồng cân. c. âm thương: Vùng dạ dày nóng như hun, đau âm ỉ, sôi ào ạt; quặn bụng trên, có cảm giác đói nhưng ăn không được, ăn xong no căng, sắc mặt trắng, gầy mòn, tâm bứt rứt, miệng khô, hoặc có ỉa chảy, chất lưỡi hồng sáng ít rêu, mạch tế. Cách trị Tư âm dưỡng vị. Bài thuốc ví dụ Nhất quán tiễn gia giảm. Bắc Sa sâm 4 đồng cân, Mạch đông 4 đồng cân. Xuyên Thạch hộc 3 đồng cân. Ngọc trúc 3 đồng cân. Bạch thược 3 đồng cân, chích Cam thảo 1 đồng cân, Xuyên luyện tử 3 đồng cân. Gia giảm: + Quặn bụng trên nôn mửa, gia Trần bì 2 đồng cân, Trúc nhự 3 đồng cân. + Tâm phiền miệng đắng, gia Hắc Sơn chi 3 đồng cân. + Vị toan ít, hay ăn vị chua, gia Ô mai nhục 1,5 đồng cân. 2. Phương lẻ. a. Bồ công anh 5 đồng cân, Rượu cất 1 thìa canh, sau khi sắc thuốc trộn lẫn hai thứ, phân làm 3 lần sớm, tra, tối uống sau bữa ăn. Chủ trị viêm dạ dày mạn tính. b. Ô mai nhục, sấy qua loa, làm thức ăn riêng nó, trị mạn tính viêm dạ dày, dạ dày thiếu toan. c. Nước muối lạt đun sôi, mỗi buổi sáng sớm uống nóng 1 chén, có tác dụng làm sạch niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ chứng viêm. 3. Cách chữa mới. Liệu pháp chôn chỉ: Lấy huyệt giống như bệnh loét dạ dày tá tràng. 4. Cách chữa bằng châm cứu. Lấy huyệt: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý Bụng trướng, phối với Thiên khu, Khí hải BÀI THUỐC THAM KHẢO 1 . Hương sa bình vị hoàn (tán): Trần bì, Hậu phác, Thương truật, Cam thảo, Mộc hương, Sa nhân. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, 1 ngày uống 2 lần. Dùng ở đau dạ dày do khí uất hiệp với thấp. 2. Hương sa lục quân hoàn (thang): Sa nhân 1,5 đồng cân, Mộc hương 1 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân, chế Bán hạ 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân, Trần bì 1,5 đồng cân, Sinh Khương 2 đồng cân. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân đến 2 đồng cân, 1 ngày 2-3 lần uống. Dùng ở chứng đau dạ dày do hư hàn. 3. Ô thược tán: Thành phần và tễ lượng xem ở bài Loét dạ dày tá tràng. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2-3 lần uống. Dùng ở đau dạ dày, bụng trên sôi, ợ chua. 4: Tả kim hoàn: Hoàng liên 6 phần, Ngô thù 1 phần, nghiền chung nhỏ mịn làm viên. Mỗi lần uống 1 đồng cân, ngày 2 lần uống. Dùng ở đau dạ dày ợ chua, nôn mửa đau đớn. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y Viêm dạ dày mạn tính có những đặc điểm sau đây: 1. Nguyên nhân rất phức tạp: Nhiễm trùng, nhiễm độc, dị ứng, thiếu máu, v.v 2. Tổn thương niêm mạc dạ dày cũng không thuần nhất: Teo hay phì đại, có loét có chảy máu. 3. Thay đổi về cơ năng tiết dịch và cũng không thuần nhất tăng hay giảm dịch vị. Do đó cũng rất khó khăn vì triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, hình ảnh điện quang không chắc chắn, chỉ soi dạ dày, sinh thiết niêm mạc là chắc chắn nhất. . lần sớm, tra, tối uống sau bữa ăn. Chủ trị viêm dạ dày mạn tính. b. Ô mai nhục, sấy qua loa, làm thức ăn riêng nó, trị mạn tính viêm dạ dày, dạ dày thiếu toan. c. Nước muối lạt đun sôi,. cay, sống, lạnh, chỗ kích thích tinh thần dẫn tới; hoặc tục phát ở sau bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh loét dạ dày cấp tính, bởi can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư nhược (vị khí hư hàn hoặc vị âm bất. Bài 19: Viêm dạ dày mạn tính Bệnh này thuộc về phạm vi vị quản thống, ẩu thổ ở Đông y học. thường là ăn uống

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN