1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa 2010 - Lý thuyết pptx

42 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 235,5 KB

Nội dung

Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC THCS Phần I -Giới thiệu chương trình Môn hoá học lớp 8 I. Cấu trúc: 1. Chương trình môn Hoá học lớp 8 THCS bao gồm các kiến thức về: a) Một số khái niệm cơ bản và Định luật hoá học cơ bản: - Chất, Nguyên tử, Phân tử, công thức hoá học, phương trình hoá học, mol, phản ứng hoá học, Dung dịch, Nồng độ dung dịch và độ tan. - Định luật bảo toàn khối lượng. b) Một số nguyên tố và chất hoá học cụ thể: - Oxi, Hiđro, Oxit, Axit, Bazơ, Muối. c) Một số kỹ năng: - Tính toán theo mol, theo công thức hoá học, theo phương trình hoá học và theo dung dịch. - Sử dụng một số dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm hoá học. 2) Chương trình môn Hoá học lớp 8 THCS bao gồm 6 chương, 45 bài (70 tiết), trong đó có: - 44 tiết lý thuyết (chiếm 62,86%). - 13 tiết luyện tập và ôn tập (chiếm 18,57%). - 7 Tiết thực hành (chiếm 10%) và 6 tiết kiểm tra (chiếm 8,57%). II. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. Chương trình hoá học lớp 8 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ lược, có hệ thống về thế giới xung quanh và biến đổi nhiều mặt của nó, trong đó có những biến đổi hoá học. Học sinh bước đầu làm quen với những quy luật của tự nhiên trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm với ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 1 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 những ý gắn nội dung học tập trong nhà trường. Đã đưa vào chương trình một số nội dung có tính hiện đại và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống lao động, sản xuất hiện đại. Thí dụ: Nguyên tử cấu tạo từ hạt mang điện dương và electron mang điện âm quay xung quanh thành lớp; phản ứng oxi hoá - khử … Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về hoá học bao gồm hệ thống khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết và một số chất hoá học quan trọng. Đó là: - Khái niệm về chất, mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, về phản ứng hoá học và biến đổi của chất trong phản ứng hoá học. - Khái niệm về biển diễn định tính, định lượng của chất và phản ứng hoá học là công thức hoá học, phương trình hoá học, mol và thể tích mol của chất khí. - Các kiến thức về thành phần khối lượng không đổi, về hoá trị, định luật bảo toàn khối lượng. - Các khái niệm cụ thể về oxi, hiđro và hợp chất của chúng là nước, đó là 2 nguyên tố hoá học rất quan trọng, về không khí là hỗn hợp của oxi với nitơ và một số chất khác. Thông qua việc nghiên cứu các tính chất hoá học của chúng sẽ hình thành được khái niệm về các loại phản ứng hoá học (phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá hoá khử), về sự oxi hoá, sự cháy. Những kiến thức trên nhằm chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở cấp cao hơn hoặc đi vào các lĩnh vực lao động có liên quan đến các kiến thức đó để có thể hoạt động một cách khoa học và vận dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn. 2. Về kĩ năng: - Học sinh phải có được một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập hoá học, làm việc khoa học, đó là kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất hoá học như quan sát, thực nghiệm, phân loại, thu thập, tra cứu ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 2 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 và sử dụng thông tin tư liệu, kĩ năng phân tích tổng hợp, phán đoán, vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn. - Biết qui trình thao tác với các hoá chất đã học, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, bình lọ, cốc, phễu thủy tinh, đèn cồn, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Biết cách hoà tan, gạn, lọc, đun nóng, điều chế và thu vào bình các khí oxi, hiđro. 3. Về thái độ và tình cảm: - Học sinh có lòng ham thích học tập môn hoá học. - Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi của vật chất và hoá học đã, đang và sẽ góp phần nâng cao cuộc sống. - Học sinh có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất ở gia đình và địa phương. - Học sinh có những phẩm chất, thái độ khoa học cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, tình yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội để có thể hoà hợp với thiên nhiên và cộng đồng. III. Nội dung chương trình: Học kì I: 18 tuần x 2 tiết / tuần = 36 tiết. Học kì II: 17 tuần x 2 tiết / tuần = 34 tiết. Cả năm: 70 tiết. * Bài mở đầu: (1 tiết) Đối tượng của hoá học Các hoạt động chủ yếu của học sinh khi học tập hoá học lớp 8, thu thập thông tin (kiến thức), xử lý thông tin, ghi nhớ, vận dụng. * Phương pháp học tập môn hoá học. Chương I : Chất, Nguyên tử, Phân tử: (15 tiết: 10 lý thuyết, 2 luyện tập, 2 thực hành và 1 kiểm tra) 1.1. Chất (2 tiết): Tính chất của chất (tính chất vật lý và tính chất hoá học). Chất tinh khiết và hỗn hợp chất. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 3 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Bài thực hành 1: (1tiết): Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học. Giới thiệu một số dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, giấy lọc và phễu. Làm quen cách sử dụng một số hoá chất. 1.2. Nguyên tử, Nguyên tố hoá học (3 tiết): Nguyên tử – thành phần cấu tạo chất, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ electron mang điện tích âm. Các electron đó chuyển động quanh hạt nhân thành lớp. Nguyên tố hoá học – những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Kí hiệu hoá học, Nguyên tử khối. 1.3. Đơn chất; Hợp chất; Phân tử, Phân tử khối (2 tiết): Bài luyện tập 1: (1 tiết). Luyện tập về nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, phân tử. 1.4. Công thức hoá học (1 tiết): Công thức hoá học của đơn chất, của hợp chất và ý nghĩa của chúng. Thành phần không đổi của hợp chất hoá học. 1.5. Hoá trị (2 tiết): Khái niệm về hoá trị. Lập công thức theo hoá trị. Bài luyện tập 2 (1 tiết): Luyện tập về công thức hoá học và hoá trị. Bài thực hành 2 (1 tiết): Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Bài kiểm tra 1 (1 tiết): Chương II : Phản ứng hoá học (10 tiết: 7 lý thuyết, 1 luyện tập, 1 thực hành, 1 kiểm tra) 2.1. Sự biến đổi chất (2 tiết). Hiện tượng hoá học. Sự khác nhau giữa hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý. .2.2. Phản ứng hoá học (2 tiết). Định nghĩa: Sự tạo thành chất hoá học mới từ chất ban đầu. Chất tham gia, chất tạo thành. Bản chất của phản ứng hoá học – sự thay đổi, sắp xếp của ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 4 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 các nguyên tử trong phân tử. Điều kiện và dấu hiệu của phản ứng hoá học. Phản ứng hoá học và sản xuất hoá học. 2.3. Định luật bảo toàn khối lượng các chất (2 tiết). Thí nghiệm: Định luật. Giải thích. áp dụng. 2.4. Phương trình hoá học (2 tiết). Định nghĩa, cách lập và ý nghĩa của phương trình hoá học. Bài luyện tập 3 (1 tiết): Luyện tập về phương trình hoá học. Bài thực hành 3 (1 tiết): Thực hiện phản ứng hoá học: tác dụng của dung dịch đồng sunfat với xút và tác dụng của canxi cacbonat với axit clohiđric. Nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học. Bài kiểm tra 2 (1 tiết). Chương III : Mol và tính toán hoá học 3.1. Mol (3 tiết): Khái niệm mol; khối lượng mol; thể tích mol của chất khí; tỉ khối của chất khí; sự chuyển đổi giữa lượng chất; khối lượng và thể tích. 3.2. Tính theo công thức hoá học (2 tiết). Tìm thành phần các nguyên tố hoá học trong một hợp chất. Tìm công thức hoá học của một chất. 3.3. Tính theo phương trình hoá học (2 tiết). Tìm khối lượng chất tham gia và chất tạo thành trong một phương trình hoá học. Tìm thể tích chất khí tham gia và tạo thành. Bài luyện tập 4 (1 tiết): Mol, tính theo công thức hoá học và tính theo phương trình hoá học. Ôn tập học kỳ I (1 tiết) Bài kiểm tra học kỳ I (1 tiết). Chương IV : Oxi. Không khí (10 tiết: 7 lý thuyết, 1 luyện tập, 2 thực hành) 4.1. Tính chất của khí oxi (2 tiết). ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 5 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng của oxi với phi kim (thí dụ lưu huỳnh, phốt pho) và với kim loại (thí dụ sắt). 4.2. Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. Phản ứng toả nhiệt. ứng dụng của oxi: sự hô hấp, sự đốt nhiên liệu (1 tiết). 4.3. Oxit: Định nghĩa, phân loại, công thức hoá học, cách gọi tên (1 tiết). 4.4. Điều chế khí oxi. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phản ứng phân hủy. Chất xúc tác. Phản ứng thu nhiệt (1 tiết). 4.5. Không khí (2 tiết). Thành phần của không khí. Sự cháy và sự oxi hoá chậm. Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy. Sự cháy có lợi, sự cháy có hại. Chống ô nhiễm không khí. Bài luyện tập 5 (1 tiết): Điều chế, tính chất oxi. Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Bài thực hành 4 (1 tiết): Tính chất của oxi. Điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước vào đẩy không khí. Nhận biết khí oxi. Chương V : Hiđro. Nước : (13 tiết: 8 lý thuyết, 2 luyện tập, 2 thực hành, 1 kiểm tra) 5.1. Tính chất của khí hiđro (2 tiết). Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng với oxi, với một số oxit kim loại. Sự khử. ứng dụng của hiđro. 5.2. Phản ứng oxi hoá - khử (1 tiết). Chất khử và chất oxi hoá. Sự khử và sự oxi hoá. Phản ứng oxi hoá - khử. 5.3. Điều chế hiđro; phản ứng thế (1 tiết). Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phản ứng thế. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 6 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Bài luyện tập 6 (1 tiết): Tính chất của khí hiđro. Phản ứng thế. Phản ứng oxi hoá - khử. Bài thực hành 5 (1 tiết): Điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước. 5.4. Nước (2 tiết). Thành phần của nước. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học: Tác dụng với kim loại natri, với oxit của kim loại và oxit của phi kim. Chông ô nhiễm nguồn nước. 5.5. Axit. Bazơ. Muối (2 tiết). Định nghĩa. Phân loại. Công thức hoá học. Cách gọi tên. Bài luyện tập 7 (1 tiết): Tính chất của nước và một số khái niệm về axit, bazơ, muối. Bài thực hành 6 (1 tiết): Tính chất hoá học của nước: Tác dụng của nước với Na, CaO và P 2 O 5 . Bài kiểm tra 4 (1 tiết). Chương IV : Dung dịch (11 tiết: 6 lý thuyết, 1 luyện tập, 1 thực hành, 2 ôn tập cuối năm, 1 kiểm tra) 6.1. Sự hoà tan. Dung dịch (1 tiết): Chất tan, dung môi, dung dịch. Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. 6.2. Độ tan (1 tiết): Độ tan của chất rắn, chất khí trong nước. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. 6.3. Nồng độ dung dịch (2 tiết): Nồng độ phần trăm, nồng độ mol/lít. 6.4. Pha chế dung dịch (2 tiết): Thực hành về pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước, xác định nồng độ dung dịch. Bài luyện tập 8 (1 tiết): Luyện tập về dung dịch. Bài thực hành 7 (1 tiết): Thực hành về pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. Bài ôn tập và luyện tập học kỳ 2 (2 tiết). Bài kiểm tra học kỳ 2 (1 tiết). ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 7 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Phần II - Giới thiệu sách giáo khoa môn hoá học lớp 8 I. Những vấn đề chung. 1. Những điểm đổi mới của chương trình và SGK Hoá 8. a) Coi trọng: - Coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, đặc trưng bộ môn. Những kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải là những kiến thức cơ bản có thể áp dụng được vào trong thực tế cuộc sống và lao động. - Coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tụê cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. - Coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học. Khi dạy hoá học theo chương trình mới, thầy cô giáo cần thể hiện rõ vai trò là người tổ chức cho học sinh hoạt động một cách chủ động sáng tạo như quan sát, thực nghiệm, tìm tòi, thảo luận nhóm …, qua đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Nhiều bài hoá học đã được xây dựng dựa trên cơ sở của thí nghiệm hoá học hoặc mô hình, hình vẽ, dữ kiện thực tiễn. Nhiều vấn đề khoa học trong sách giáo khoa mới đựơc trình bày theo phương pháp nghiên cứu hoặc phương pháp nghiên cứu tìm tòi từng phần (phương pháp khám phá). Người giáo viên cần tập luyện cho học sinh biết sử dụng các thí nghiệm, các đồ dùng trực quan hoặc các tư liệu để tự rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Giáo viên chú ý định hướng, tổ chức hoạt động học tập, qua đó giúp học sinh tự lực khám phá những kiến thức mới tạo điều kiện cho học sinh không chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó. Thông qua phương pháp dạy học như vậy sẽ rèn luyện được cho học sinh phương pháp học, trong đó quan trọng là năng lực tự học. Ngày nay, dạy phương pháp học không chỉ là một cách nâng cao hiệu quả hạy học mà còn trở thành mục tiêu dạy học. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 8 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Phương pháp suy lý qui nạp thường được sử dụng, đặc biệt ở đầu cấp. Ở đây, thường đề cập một số chất hoá học cụ thể trước khi đi vào những lí thuyết chung. Đồng thời phương pháp suy lí diễn dịch cũng đựơc sử dụng tăng dần theo thời gian học tập hoá học. Giờ luyện tập, thí nghiệm, ôn tập được tăng thêm tạo điều kiện cho học sinh tập vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, rèn luyện kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới. - Coi trọng thực hành thí nghiệm: Tăng số lượng thí nghiệm đưa vào các bài học trong sách giáo khoa, chú ý các thí nghiệm do học sinh tự tiến hành, chú ý chọn những thí nghiệm và đồ dùng trực quan đòi hỏi những dụng cụ đơn giản và các hóa chất dễ kiếm, giá thành hạ tạo điều kiện cho giáo viên ở hầu hết các trường học có thể thực hiện được. Tăng số bài thực hành thí nghiệm, thí dụ ở lớp 8 tăng số bài thực hành từ 3 (ở sách giáo khoa cũ) lên 7 bài (ở sách giáo khoa mới). - Coi trọng việc luyện tập và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng làm việc khoa học nói chung và kĩ năng hoá học nói riêng. Đã tăng số giờ luyện tập, ôn tập ở lớp 8 từ 3 lên 10 tiết. Kĩ năng khoa học được hình thành dần dần khi học vật lí, sinh học lớp 6, 7 và được củng cố phát triển khi học hoá học ở lớp 8. Đó là những kĩ năng cơ bản của quá trình thực nghiệm khoa học quan sát, đo đạc, thu thập số liệu, lập bảng thông kê, tra cứu số liệu, xử lí số liệu … Chú ý rèn luyện kĩ năng và thói quen tự học cho học sinh. Phần vận dụng và luyện tập được thực hiện ngay cả trong từng bài lí thuyết. Nội dung các bài luyện tập được xác định thống nhất về cấu trúc. - Coi trọng yêu cầu kiểm tra, đánh giá về năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức và thí nghiệm hoá học để buộc học sinh không chỉ học thuộc lí thuyết hoặc chỉ dừng lại ở những hiểu biết lí thuyết. Coi trọng đánh giá sự phát triển tiềm lực trí tuệ và năng lực tự học của học sinh. b) 4 chú ý: ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 9 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Chú ý thực hiện yêu cầu giảm tải: Nhờ đựơc tăng giờ ở lớp 8 nên đã chuyển một phần chương trình ở lớp 9 cũ đưa xuống lớp 8, thêm giờ cho các khái niệm cơ bản, trong đó chủ yếu là tăng thời gian cho yêu cầu thực hành, luyện tập, ôn tập. - Chú ý mối quan hệ giữa đại trà và phân hoá. Sách giáo khoa được biên soạn phục vụ cho học sinh đại trà là chủ yếu. Đối với học sinh khá giỏi và những nơi có điều kiện, đã có một số bài đọc thêm và đưa vào giáo trình tự chọn phần vận dụng lí thuyết cấu tạo nguyên tử để nghiên cứu các bài về hoá trị, phản ứng oxi hoá - khử, tính chất các kim loại và phi kim, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học trong chất vô cơ. Sau này khi các giáo viên hoá học ở trường THCS được bồi dưỡng thêm, những vấn đề này sẽ được chọn lọc đưa thành đại trà. - Chú ý cập nhật hoá kiến thức môn học, bổ sung kiến thức thiết yếu của thời đại mang tính toàn cầu hoặc khu vực hay quốc gia như vấn đề môi trường, các chất độc cho con người. - Chú ý đảm bảo mối liên hệ liên môn giữa hoá học với các môn vật lí, sinh học và công nghệ. Đã tận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở giáo trình vật lí, đồng thời đảm bảo tính liên thông với cấp tiểu học (đặc biệt là môn khoa học) và với cấp trung học phổ thông. 2. Những điểm mới và khó trong sách giáo khoa hoá học lớp 8. * Trong SGK cũ hai bài lí thuyết: Công thức hoá học (biểu diễn chất) và Hoá trị (để lập công thức hoá học hợp chất) đặt ở chương II, còn trong SGK mới đặt ở chương I. * Trình tự hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hoá học khác với SGK cũ: Hai khái niệm nguyên tử (A) và nguyên tố hoá học (E) gắn liền với nhau. Tuỳ theo khái niệm A hay E đặt trước mà chọn cách định nghĩa phù hợp. Trong SGK cũ: Khái niệm E đặt trước nên định nghĩa E phải dựa vào khái niệm chung là chất. Khái niệm A đặt sau, được định nghĩa dựa vào khái niệm E. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 10 [...]... Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 16 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Bài 9: Công thức hoá học (1 tiết) Một số điểm cần lưu ý: - Nói: Công thức hoá học dùng biểu diễn chất, mỗi công thức hoá học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất kim loại …) Không nói: Công thức hoá học biểu diễn một phân tử của chất (sai) - Khi xét công thức hoá học của hợp chất không đưa công thức khái quát... và thí nghiệm tổng hợp nước từ hiđro và oxi - GV chuẩn bị dụng cụ và hoá chất theo hình 5.10 SGK để làm thí nghiệm natri kim loại tác dụng với nước; đồng thời chuẩn bị dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm vôi sống tác dụng với nước P 2O5 tác dụng với nước ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 30 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - GV chuẩn bị các câu hỏi cần thảo luận với câu trả... ý này 3) Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? - Tiếp xúc - Đun nóng - Chất xúc tác 4) Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra Bài 14: Bài thực hành 3 (Xem trong SGK, trang 66, 67) Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng (1 tiết) Bài 16: Phương trình hoá học (2 tiết) ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 18 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Xem trong SGV trang 71 một số điểm về... luyện tập chương Bài 18 (1 tiết): Mol Mục tiêu Kiến thức: + Biết và phát biểu đúng các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí Kĩ năng: + Biết xác định đúng khối lượng mol nguyên tử, phân tử và tính thể tích của n mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 19 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Câu hỏi củng cố: + So sánh 1 mol nguyên tử... tính khối lượng mol chất khí: MA = dA/B × MB và MA = 29 × dA/B Bài tập SGK: 1, 2 Bài 21 (1 tiết): Tính theo công thức hoá học Mục tiêu Kiến thức: + Biết CTHH, tính thành phần phần trăm các nguyên tố ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 20 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 + Biết thành phần phần trăm các nguyên tố, tìm CTHH Kĩ năng: Biết thực hiện các bước tính toán: + Tìm M hợp... làm rõ hơn về áp ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 13 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 dụng của định luật Việc áp dụng định luật là độc lập với phương trình hoá học * Về phương trình hoá học: khác với SGK cũ là: - Giới thiệu kỹ hơn về các bước lập phương trình hoá học - Những phản ứng có thể lập PTHH rộng hơn, do có nói tới nhóm nguyên tử - Nó rõ và đầy đủ hơn về ý nghĩa của... câu đố vui về nước biển, sông, hồ, ao, cống rãnh … ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 33 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC LỚP 9 I MỤC TIÊU MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 Mục tiêu chung của môn Hoá học (HH) ở trường Trung học cơ sở (THCS) là giúp cho học sinh (HS) một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về HH, hình thành ở các... hữu cơ ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 34 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Hiểu mối quan hệ về tính chất HH giữa đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau; mối quan hệ giữa thành phần và cấu tạo phân tử với tính chất HH của các hợp chất hữu cơ - Biết vận dụng dãy hoạt động HH của kim loại, bảng tuần hoàn tính chất các nguyên tố HH; thuyết cấu tạo nguyên tử; vận... Lí thuyết 47 67% Luyện tập Thực Ôn tập Kiểm tra 6 8,6% hành 7 10% 4 5,8% 6 8,6% 1 Cấu trúc chương trình Chương trình Hoá học lớp 9 gồm 5 chương: ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 35 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Chương I: Các loại hợp chất vô cơ: 19 tiết (13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành, 2 tiết kiểm tra) Chương II: Kim loại: 11 tiết (7 tiết lí thuyết, ... liên kết với gốc axit 2 Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa, công thức hoá học, tên gọi, phân loại các oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng ThS Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 26 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 3 HS đọc được tên của một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại, viết CTHH khi biết tên của hợp chất 4 Tiếp . chất. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 16 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 Bài 9: Công thức hoá học (1 tiết) Một số điểm cần lưu ý: - Nói: Công thức hoá học dùng biểu. vật lý và tính chất hoá học). Chất tinh khiết và hỗn hợp chất. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. ThS. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 3 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 - Bài. Chu Mạnh Nhương- Khoa Hóa học - ĐHSP Thái Nguyên 2 Líp bồi dưỡng chuẩn kiến thức Hóa học 2010 và sử dụng thông tin tư liệu, kĩ năng phân tích tổng hợp, phán đoán, vận dụng kiến thức để giải thích

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w