Đặt tên cho con theo Hán Việt pps

5 1.1K 8
Đặt tên cho con theo Hán Việt pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặt tên theo Hán Việt Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ. Theo các bộ chữ: Ví dụ: - Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận… - Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị… - Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm… - Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu… - Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn… - Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc… - Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn… Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên. Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm: Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân. Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm: Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên. Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu: Ví dụ: Tên cha: Trâm Tên các con: Anh, Thế, Phiệt Tên cha: Đài Tên các con: Các, Phong, Lưu. Tên cha: Kim Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường. Theo ý chí, tính tình riêng: Ví dụ: - Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử. - Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”. - Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành Triết tự từ Hán Việt Mạnh, Trọng, Quý: chỉ thứ tự ba tháng trong một mùa. Mạnh là tháng đầu, Trọng là tháng giữa, Quý là tháng cuối. Vì thế Mạnh, Trọng, Quý được bố dùng để đặt tên cho ba anh em. Khi nghe bố mẹ gọi tên, khách đến chơi nhà có thể phân biệt được đâu là cậu cả, cậu hai, cậu út. Có thể dùng làm tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý): Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung Nguyễn Trọng Minh Nguyễn Quý Tấn Vân: Tên Vân thường gợi cảm giác nhẹ nhàng như đám mây trắng bồng bềnh trên trời. Trong một số tác phẩm văn học thường dùng là Vân khói – lấy Vân để hình dung ra một mỹ cảnh thiên nhiên nào đó: Vân Du (rong chơi trong mây, con của mẹ sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ), Anh: Những cái tên có yếu tố anh thường thể hiện sự thông minh, tinh anh: Thùy Anh (thùy mị, thông minh), Tú Anh (con sẽ xinh đẹp, tinh anh), Trung Anh (con trai mẹ là người thông minh, trung thực), Băng: Lệ Băng (một khối băng đẹp), Tuyết Băng (băng giá như tuyết), Hạ Băng (tuyết giữa mùa hè), Châu: Bảo Châu (viên ngọc quý), Minh Châu (viên ngọc sáng), Chi: Linh Chi (thảo dược quý hiếm), Liên Chi (cành sen), Mai Chi (cành mai), Quỳnh Chi (nhánh hoa quỳnh), Lan Chi (nhánh hoa lan, hoa lau), Nhi: Thảo Nhi (người con hiếu thảo), Tuệ Nhi (cô gái thông tuệ), Hiền Nhi (con ngoan của gia đình), Phượng Nhi (con chim phượng nhỏ), Yên Nhi (làn khói nhỏ mỏng manh), Gia Nhi (bé ngoan của gia đình) Những điều nên và không nên Đặt tên cho con là một công việc trọng đại đối với bậc làm cha mẹ và cả với tương lai của đứa trẻ. Một cái tên hay sẽ cùng con suốt cuộc đời, là niềm vui, hãnh diện, là hoài bão mà cha mẹ gửi gắm ở người con. Cái tên có thể phản ánh và tác động đến tính cách của trẻ, hoặc trẻ có thể rèn luyện những phẩm chất tốt vì chính cái tên của mình, không để tủi hổ cho bản thân và gia đình. Khoa học cũng đã có những nghiên cứu về tên gọi, hay còn gọi là Nhân Danh Học, và phát hiện rằng tên gọi có ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sự nghiệp của mỗi người. Về cơ bản, một tên gọi hay là tên có ý nghĩa và âm điệu dễ chịu, dễ nghe. - Ý nghĩa: Ngụ ý điều tốt đẹp, cát lành sẽ đem đến cho trẻ những điều may mắn trong đời. - Âm điệu: Tên có ngữ điệu trầm bổng, dễ gọi, tạo cảm giác du dương, thân thiện. Tên và đệm nên tôn trọng luật bằng trắc. Nếu chữ đệm là vần bằng thì tên nên là vần trắc và ngược lại, như Ngọc Đoan, Đức Minh, Mỹ Trân, Anh Hiền, Thu Thảo, Văn Việt Tránh đặt cả chữ đệm và tên cùng một vần trắc sẽ gợi cảm giác nặng nề như Thùy Diễm, Bích Diễm, Thùy Nguyệt… 7 điều cần tránh: - Tránh đặt tên cao sang mà không có ý nghĩa hoặc trùng tên với bố mẹ, ông bà vì đây là điều kiêng cữ theo tập quán phương Đông và cả phương Tây. Ngày xưa việc vi phạm tên húy của vua hay hoàng tộc được xem là trọng tội. Với phương Tây thì họ cũng tránh đặt tên theo những bậc lớn tuổi đã qua đời hoặc có số phận bi kịch. - Đặt tên không phân biệt giới tính, hoặc đảo ngược giới tính như con gái tên là Hải Lộc, Minh Thắng, con trai à Xuân Ngọc, Thái Xuân… - Tên mang thông điệp chính trị, tên theo thời cuộc cổ vũ cho một hoạt động chính trị nào đó. - Đặt một tên ý nghĩa không nhất thiết phải quá tuyệt đối hoặc có màu sắc cầu tài, cầu lợi. Những cái tên như Phát Tài, Tỷ Phú, Kim Ngân, Bạch Ngân… sẽ làm cho người khác cảm thấy như bạn là người nông cạn, ham tiền tài, có cảm giác như bạn nghèo nàn về học vấn và văn hóa. - Cần lưu ý tránh áp đặt hoặc kỳ vọng quá mức vào con trẻ. Những cái tên như Trạng Nguyên, Bạch Tuyết, Phú Gia… sẽ tạo thành ánh nặng cả đời cho con. - Tên có ý nghĩa thì không nên đặt theo cảm xúc như Hạnh Phúc, Thành Vui… vì trong lúc buồn, bệnh tật hay trong tang lễ những cái tên này không phù hợp lắm. - Tên dễ liên tưởng đến những điều cấm kỵ, dễ bị nói lái, giễu cợt… . Đặt tên theo Hán Việt Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ. Theo các bộ chữ:. Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu: Ví dụ: Tên cha: Trâm Tên các con: Anh, Thế, Phiệt Tên cha: Đài Tên các con: Các, Phong, Lưu. Tên cha: Kim Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường. Theo. được chuộng để đặt tên. Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm: Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân. Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm: Ví dụ:

Ngày đăng: 12/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặt tên theo Hán Việt

  • Triết tự từ Hán Việt

  • Những điều nên và không nên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan