→ ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNG HÀ NỘI - AMSTERDAM (Năm 1991-1992 ) Thời gian 120 phút Câu 1: 1. Hòan thành các PTPƯ sau: a) CO 2 + → Ba(OH) 2 b) MnO 2 + HCl → c) FeS 2 + → SO 2 + d) Cu + → CuSO 4 + 2. a) Trình bày các tính chất chủ yếu của phi kim và những căn cứ để so sánh độ mạnh yếu của phi kim. Nêu thí dụ. b) Hãy chọn một PƯ để chứng tỏ clo có tính phi kim mạnh hơn oxi. Viết PTPƯ để minh họa. Câu 2: 1) Viết công thức cấu tạocủa các hợp chất có công thức là C 4 H 8 . 2) Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng sau: axit axetic, rượu etylic, benzen, dung dịch gluco trong nước và xăng có lẫn một ít nước. Viết PTPƯ nếu có. Câu 3: Dung dịch A có chứa axit axetic có khối lượng riêng là 1,0g/ml. Cho V ml dung dich A vào 80ml dung dịch Na 2 CO 3 0,25M, tạo thành 0,336 lít khí và dung dịch B. Cho B vào cốc chứa 400 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,05M, thu được 0,5 gam kết tủa và dung dịch C. Nếu cho V ml dung dịch A tác dụng với lượng Na dư, làm tạo thành 8,736 lít khí. 1. Viết các PTPƯ xảy ra. 2. Xác định V và nồng độ mol của dung dịch A. 3. Dung dịch C có thể hấp thụ được tối đa bao nhiêu lít khí CO 2 . Biết rằng các PƯ xảy ra hoàn toàn, các thể tích chất khí đều đo ở ĐKTC, các muối của axit axetic đều tan trong nước. ĐỀ SỐ 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Câu1: Cho sơ đồ biến hóa sau: A → +B C → +D E → +F CaCO 3 CaCO 3 P → + X Q → +Y R → +Z CaCO 3 Hãy tìm các chất thích hợp ứng với các chữ cái A,B,C…Y,Z biết rằng chúng là những chất khác nhau. Viết các PTHH của sơ đồ trên. Câu 2 : 1) Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pyrit sắt, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các chất xúc tác cần thiết có thể điều chế được FeSO 4 , Fe(OH) 3 , NaHSO 4 . Viết các PTHH điều chế các chất đó. 2) Một hỗn hợp khí gồm CO, CO 2 , SO 2 , SO 3 . Cần dùng các PƯHH nào để nhận ra từng chất có mặt trong hỗn hợp ? Câu 3 : 1) Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở( thẳng và nhánh) và dạng mạch vòng của các hợp chất có chung công thức C 5 H 10 . 2) Cho hỗn hợp khí clo, etilen và metan vào một ống nghiệm rồi sau đó đem úp ngược ống nghiệm vào một chậu nước muối( trong đó có để sẵn một mẫu giấy quỳ tím) rồi đưa ra ánh sáng khuếch tán. Viết các PTHH và giải thích các hiện tượng hóa học xảy ra. Câu 4 : Cho 13,44 gam đồng kim loại vào một cốc đựng 500ml dung dịch AgNO 3 0.3M, khuấy đều hỗn hợp một thời gian, sau đó đem lọc, thu được 22,56 gam chất rắn và dung dịch B. 1) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B. Giả thiết thể tích của dung dịch không thay đổi. 2) Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 gam vào dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hòan toàn, sau đó lấy thanh R ra khỏi dung dịch, cân nặng được 17,205 gam. Giả sử tất cả các kim loại tách ra đều bám vào thanh R. Hỏi R là các kim loại nào trong số các kim loại sau : Na, Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Zn, Ag, Pb. Câu 5 : Chất béo B có công thức (C n H 2n+1 COOH)C 3 H 5 . Đun nóng 16,12 gamB với 250 ml dung dịch NaOH0,4M tới khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, ta thu được dụng dịch X. để trung hòa lượng NaOH dư trong 1/10 dung dịch X cần 200 ml dung dịch HCl 0,02M. 1) Hỏi khi xà phòng hóa 1kg chất béo B tiêu tốn bao nhiêu gam NaOH và thu được bao nhiêu gam glyxerin ? 2) Xác định công thức phân tử của axit tạo thành chất béo B. ĐỀ SỐ 3 TRƯỜNG HÀ NỘI - AMSTERDAM (Năm học 1992-1993 Thời gian 180 phút) Câu1 : 1) Oxit là gì ? Nêu tính chất hóa học khác nhau giữa các loại oxit mà em đã học. Viết PTPƯ minh họa, nếu có. 2) Từ sắt (III) oxit, bằng các loại hóa chất khác nhau có thể điều chế được sắt (II) clorua theo hai cách. Hãy trình bày cách làm, nếu với mỗi chất được chọn chỉ dùng không quá một lần. Câu 2 : 1) Trình bày những phương pháp sử dụng những kim loại thích hợp để phân biệt các chất lỏng sau : benzen, rượu etylic, axit axetic. 2) Cho A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ khác nhau, hãy xác định các chất này và viết những PTHH thực hiện biến hóa sau : A C CH 3 COOH B D Câu 3 : R là một kim loại có hóa trị II. Đem hòa tan hoàn toàn a gam oxit của kim loại này vào 48 gam dung dịch H 2 SO 4 6,125% tạo thành dung dịch A có chứa 0,98% H 2 SO 4 . Khi dùng 2,8 lít cacbon (II) oxit để khử hòan toàn a gam oxit trên thành kim loại, thu được khí B. Nếu lấy 0,7 lít khí B cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư tạo ra 0,625 gam kết tủa. 1) Tính a và KLNT của R, biết rằng các PƯ xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở ĐKTC. 2) Cho 0,54 gam bột nhôm vào 20 gam dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách được m gam chất rắn. Tính m. ĐỀ SỐ 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Năm học 1993-1994 Thời gian 180 phút) Câu 1 : 1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau: a/ FeS 2 + O 2 → 0 t Fe 2 O 3 + SO 2 b/ Fe 2 O 3 + CO → 0 t Fe x O y + CO 2 2) Cho hỗn hợp M gồm 5 chất: Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy trình bày phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp. 3) a/ Viết các PTPƯ theo sơ đồ sau: A → + OH 2 B → D → + 2 O E → +NaOH F → +NaOH G → + 2 Cl H Biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp và H là metyl clorua. b/ Cho hợp chất: O CH 3 -CH 2 -O-C CH 3 Chất này thuộc loại hợp chất nào? Viết PTPƯ điều chế chất đó từ hai hợp chất trong sơ đồ trên. Câu 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại hóa trị (II) A và B tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, sau khi phản ứng xảy ra xong thu được 1,12 lít khí và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO 3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E và cô cạn dung dịch D thu được muối khan F. 1/ Xác định các kim loại A, B biết rằng A đứng trước B trong “dãy HĐHH của kim loại” 2/ Đem lượng muối F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam chất rắn và V lít hỗn hợp khí. Tính thể tích V, biết rằng khi nhiệt phân muối F tạo thành oxit kim loại, NO 2 và O 2 3/ Nhúng một thanh kim loại A vào 400 ml dung dịch muối F có nồng độ là C M . Sau khi phản ứng kết thhúc lấy thanh kim loại A rửa sạch, làm khô và cân lại thấy khối lượng của nó giảm 0,1 gam. Tính C M , biết rằng tất cả kim loại sinh ra sau phản ứng bám lên bề mặt của thanh kim loại A. Câu 3: Cho biết khí X chứa 2 hoặc 3 nguyên tố trong số các nguyên tố C<H<O. 1/ Trộn 2,688 lít CH 4 (đktc) với 5,376 lít khí X (đktc) thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12 gam. Tính khối lượng phân tử của X. 2/ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y và cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH) 2 thấy tạo thành 70,92 gam kết tủa. Hãy sử dụng các số liệu cho trên, xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. ĐỀ SỐ 5 TRƯỜNG HÀ NỘI - AMSTERDAM (Năm học 1993-1994, thời gia0n 120 phút) Câu 1: 1/ Cho A là hỗn hợp gồm Mg và Cu, hãy viết các PTPƯ theo sơ đồ sau : Khí D A → + duo 2 B → +HCl C → +Na Dung dịch E Kết tủa F → 0 t G → + 0 ,tD M 2/ So sánh những diểm khác nhau về cấu tạo phận tử và tính chất hóa học giữa metan, etilen, benzen. Nêu thí dụ minh họa. Câu 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH) 2 có nồng độ lần lượt là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H 2 SO 4 và HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M. 1/ Tính thể tích dung dịch X vừa đủ để trung hòa 40ml dung dịch Y và khối lượng chất kết tủa tạo thnàh sau phản ứng. 2/ Dùng V ml dung dịch Y để hòa tan vừa đủ m gam CuO, làm tạo thành dung dịch Z. Cho 12 gam bột Mg vào Z, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách được 12,8 gam chất rắn. Tính m. Câu 3: Hợp chất hữu cơ X có thành phần gồm các nguyên tố c,h,o để đốt cháy hòan toàn 2,688 lít hơi X, cần dùng 5,736 lít O 2 , kết quả phản ứng thu được 10,56 gam CO 2 và 4,32 gam H 2 O. 1/ Xác định công thức phân tử của X, biết rằng các thể tích chất khí đều đo ở đktc. 2/ Hãy viết các PTPƯ theo sơ đồ sau, biết rằng X có khả năng làm đỏ quỳ tím và các chất A,B,C,D,E,F trong sơ đồ đều là các hợp chất hữu cơ. A → B → C → X → D → E → F ĐÈ SỐ 6 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. (Năm học 1997-1998 - Thời gian 180 phút) Câu 1: Viết PTPƯ sau a/ Cho Na vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 b/ Cho K vào dung dịch FeSO 4 . c/ Hòa tan Fe 3 O 4 vào H 2 SO 4 loãng. d/ Nung nóng Al với Fe 2 O 3 tạo ra hỗn hợp gồm Al 2 O 3 và Fe x O y . Câu 2: Có thể điều chế khí clo bằng các phản ứng sau: a/ MnO 2 + HCl → b/ Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. KMnO 4 + HCl → KMnO 4 + NaCl + H 2 SO 4 → Cl 2 + H 2 O +dung dịch chứa các muối sunfat. Câu 3: Trình bày phương pháp học để nhận biết từng khí trong hỗn hợp khí gồm: CO 2 , SO 2 , CO, H 2 Câu 4: Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta lọc được (a+27,2) gam chất rắn A gồm 3 kim loại và được một dung dịch chỉ chứa một muối tan. Hãy xác định kim loại M và số mol muối tạo ra trong dung dịch. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn84 gam một hỗn hợp X gồm FeS 2 và Cu 2 S bằng lượng oxi lấy dư ta được chất rắn B và 20,16 lít khí SO 2 (đktc). Chuyển toàn bộ SO 2 thành SO 3 rồi hấp thụ vào nước được dung dịch C. Cho toàn bộ B vào C, khuấy kỹ cho các phản ứng hòan toàn, rồi lọc, rửa phần không tan nhiều lần bằng nước, thu được chất rắn D không tan. Tính số gam của D. Câu 6: Hợp chất C 6 H 6 có phải là benzen hay không, từ đó cho biết C 6 H 6 có làm mất màu dung dịch nước brôm hay không? Viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 7: Chỉ được dùng thêm hai dung dịch là Na 2 CO 3 và NaOH, làm thế nào để nhận biết được 4 lọ chất lỏng là; Ben zen, axit axetic, rượu etylic, và (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 đựng trong 4 lọ mất nhãn. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít C 4 H 10 (đktc) rồi hấp thụ hết các sản phẩm cháy vào 1250 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Tìm số gam kết tủa thu được. Tính số gam bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 đã tăng thêm. Câu 9: Một hỗn hợp Z gồm 2 este RCOOR / và R 1 COOR // . Cứ 0,74 gam hỗn hợp Z phản ứng vừa hết với 7 gam dung dịch KOH 8% thu được 2 muối và 2 rượu. Trong hỗn hợp 2 rượu thì rượu etylic chiếm 1/3 tổng số mol của hai rượu. Tìm công thức cấu tạo và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp Z ĐỀ SỐ 7 ĐỊA HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Năm học: 1997 - 1998 -Thời gian 180 phút) Câu 1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau: 1/ Cu + H 2 SO 4( đặc) → 0 t CuSO 4 + SO 2 + H 2 O 2/ FeS 2 + O 2 → 0 t Fe 2 O 3 + SO 2 3/ Fe x O y + CO → 0 t FeO + CO 2 Câu 2: Có 5 lọ mất nhãn mỗi lọ chứa một trong các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS, Ag 2 O, CuO, MnO 2 , FeO. Hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất nhận biết từng chất trên, chỉ dùng ống nghiệm, đèn cồn và một dung dịch thuốc thử để nhận biết. Câu 3: Viết công thức cấu tạo của tất cả các đông fphân có công thức phân tử C 4 H 10 O. Câu 4: Cho các sơ đồ phản ứng sau: 1/ A + → B 2/ B + 3O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O → 3/ B + → C + H 2 O 4/ C + B → D + H 2 O 5/ D + NaOH → B + Ở đây A,B,C,D là ký hiệu các chất hữu cơ Hãy xác định công thức, tên gọi của các chất đó và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Câu 5: Cho 27,4 gam bari vào 400 gam dung dịch CuSO 4 3,2% thu được khí A, kết ủa B và dung dịch C. 1/ Tính thể tích khí A (đktc) 2/ Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam chất rắn? 3/ Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C. Câu 6: Thêm từ từ dung dịch HCl vào 10 gam muối cacbonat một kim loại hóa trị II thì sau một thời gian lượng khí thoát ra vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành bé hơn 8,585 gam. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào trong số các kim loại sau: Mg, Ca, Ba, Cu, Zn. Câu 7: X là một loại rượu etylic 92 0 (cồn 92 0 ) 1/ Cho 10 ml X tác dụng hết với ntri kim loại thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml. 2/ Trộn 10 ml X với 15 gam axit axetic rồi đun nóng với H 2 SO 4 đặc. Tính khối lượng este thu được, biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 80%. Câu 8: Đốt cháy hòan toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ Y chứa C, H. O cần vừa đủ 5,6 lít oxi (ĐKTC), thu được khí CO 2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. 1/ Xác định công thức phân tử của Y, bíêt rằng phân tử khối của Y là 88 đ.v.C. 2/ Cho 4,4 gam Y tác dụng hòan toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó làm bay hơi hỗn hợp , thu được m 1 gam hơi của một rượu đơn chức và m 2 gam muối của một axit hữu cơ đơn chức. Số nguyên tử cácbon ở trong rượu và trong axit thu được là nằng nhau. Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên Y. Tính khối lượng m 1 và m 2 . ĐỀ SỐ 8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Năm học 1998 - 1999 - Thời gian 180 phút) Câu 1: Chất béo là gí ? Thế nào là phản ứng thủy phân , phản ứng xà phòng hóa chất béo ? Xà phòng là gì ? Câu 2 : Cho các nguyên tố Na, Al, O, S. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong số 4 nguyên tố trên. Câu 3 : Chỉ từ các chất KmnO 4 , BaCl 2 , H 2 SO 4 , có thể điều chế được các khí gì? Viết PTPƯ tạo thành các khí đó. Câu 4: Tìm các chất thích hợp để viết các PTPƯ theo sơ đồ biến hóa sau: → +B C 1 → +D D 1 → +F E 1 → +F F CaCO 3 P → + X C 2 → +Y D 2 → +Z E 2 → +F F Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS 2 và cho tất cả SO 2 thu được hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,125M. Tính khối lượng muối thạo thành. Câu 6: Chia 39,6 gam hỗn hợp rượu etylic và rượu X có công thức C n H 2n (OH) 2 thành hai phần bằng nhau. Lấy phần thứ nhất cho tác dụng hết với Na thu được 5,6 lí khí hyđro (đktc). Đốt cháy hòan toàn phần thứ hai thu được 17,92 lít CO 2 (đktc). Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của rượu X, biết rằng mỗi nguyên tử cacbon chỉ liên kết được với 1 nhóm -OH. Câu 7: A là dung dịch HCl, B là dung dịch Ba(OH) 2 . học 199 2- 199 3 Thời gian 180 phút) Câu1 : 1) Oxit là gì ? Nêu tính chất hóa học khác nhau giữa các loại oxit mà em đã học. Viết PTPƯ minh họa, nếu có. 2) Từ sắt (III) oxit, bằng các loại hóa. m 2 . ĐỀ SỐ 8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Năm học 199 8 - 199 9 - Thời gian 180 phút) Câu 1: Chất béo là gí ? Thế nào là phản ứng thủy phân , phản ứng xà phòng hóa chất béo ? Xà phòng là gì ? Câu 2 : Cho. ứng kết thúc lọc tách được m gam chất rắn. Tính m. ĐỀ SỐ 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Năm học 199 3- 199 4 Thời gian 180 phút) Câu 1 : 1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau: a/ FeS 2 + O 2 → 0 t