Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
478 KB
Nội dung
CH ƯƠ NG 5 : KH Ả O SÁT VÀ THI Ế T K Ế XÂY D Ự NG I/KH ẢO SÁT XÂY DỰNG 1/Khái niệm : (điều 46 – L .XD ) • Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng. • Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt. 2/Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng : (điều 47 – L .XD ) Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: • Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế; • Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế; • Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; • Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng; • Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật. 3/Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng : (điều 48 – L .XD ) 3.1. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - 1 - a) Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát; b) Phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát; c) Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị. 3.2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng. 4/Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng : (điều 49 – L .XD ) * THEO LUẬT XD 4.1. Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng; b) Có đủ năng lực khảo sát xây dựng; c) Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao; d) Máy móc, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường. 4.2. Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận. * NĐ12/2009 Điều 45. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng 1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II; b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên . 2. Phạm vi hoạt động: - 2 - a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô. Điều 46. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng 1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; - Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô. 3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại. - 3 - Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ; b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. 5/Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng : (điều 50 – L .XD ) 5.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng; b) Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng; c) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát theo yêu cầu hợp lý của nhà thiết kế; d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 5.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: a) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng; b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng để tự thực hiện; c) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát; d) Xác định phạm vi khảo sát và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện hợp đồng; đ) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết; - 4 - e) Tổ chức nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát; g) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, xác định sai nhiệm vụ khảo sát và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 6/Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng : (điều 51 – L .XD ) 6.1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau đây: a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến nhiệm vụ khảo sát; b) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ khảo sát; c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 6.2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây: a) Chỉ được ký kết hợp đồng thực hiện các công việc khảo sát phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; b) Thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được giao, bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát; c) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; d) Bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát; đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; e) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do việc khảo sát sai thực tế, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. II/THI ẾT KẾ XÂY DỰNG 1/Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình: (điều 52 – L .XD ) 1.1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt; b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ; - 5 - c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận; d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý; đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan;đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật; e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan. 2.2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương; b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh; c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng; d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng. 2/Nội dung thiết kế xây dựng công trình: (điều 53 – L .XD ) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 2.1. Phương án công nghệ; 2.2. Công năng sử dụng; 2.3. Phương án kiến trúc; 2.4. Tuổi thọ công trình; 2.5. Phương án kết cấu, kỹ thuật; 2.6. Phương án phòng, chống cháy, nổ; 2.7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; 2.8. Giải pháp bảo vệ môi trường; 2.9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng. 3/Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 – L .XD )(mở rộng NĐ 12/2009) - 6 - * THEO LUẬT XD 3.1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. 3.2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. 3.3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế . * THEO LUẬT XD SỬA ĐỔI “Điều 54. Các bước thiết kế xây dựng công trình 1. Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lập trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lập trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Tùy theo quy mô, tính chất và mức độ phức tạp của công trình cụ thể, thiết kế xây dựng công trình có thể thực hiện theo nhiều bước. Người quyết định đầu tư quyết định các bước thiết kế khi phê duyệt dự án. 3. Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình.” * NĐ12/2009 /NĐ-CP QUI ĐỊNH NHƯ SAU : Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình - 7 - 1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này; b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công; c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công; b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định. - 8 - Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt. 3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định. 4/ Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (Điều 55 – L.XD) * THEO LUẬT XD CHƯA SỬA ĐỔI (ĐIỀU 55 – L.XD) 4.1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với các công trình xây dựng. 4.2. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc: a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên; b) Các công trình văn hoá, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn; c) Các công trình khác có kiến trúc đặc thù. 4.3. Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng. 4.4. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã được lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi đủ điều kiện năng lực thiết kế xây dựng. 4.5. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển , thiết kế kiến trúc xây dựng công trình. * THEO LUẬT XD SỬA ĐỔI (ĐIỀU 55 – L.XD) 1 Công trình công cộng có quy mô lớn , có yêu cầu kiến trúc đặt thù phải được tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình ; người quyết định đầu tư việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình ; đối với công trình khác thì việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định 2 Chi phí thi tuyển , tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng. 3 Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập - 9 - dự án đầu tư thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi đủ điều kiện năng lực thiết kế xây dựng. 4 Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển , tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng . * NĐ12/2009 /NĐ-CP QUI ĐỊNH NHƯ SAU : Điều 15. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng 1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc. 2. Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị. 3. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng để thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp tác giả phương án thiết kế kiến trúc không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật. 5/ Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình ( Đ56 – L.XD) * THEO LUẬT XD 5.1. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình; b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình; c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình. 5.2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng; b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình. - 10 - [...]... 50 100 75 90 100 80 200 70 300 60 50 0 50 ≥1.000 40 Bảng 2.7a: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình Chiều cao xây dựng công Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất trình trên mặt đất (m) ≤3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥ 35. 000m2 ≤16 75 65 63 60 19 75 60 58 55 22 75 57 55 52 25 75 53 51 48 28 75 50 48 45 31 75 48 46 43 34 75 46 44... 2.7b: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà dịch vụ đô thị và nhà sử dụng hỗn hợp theo diện tích lô đất và chiều cao công trình - 30 - Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) ≤16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 >46 Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất 3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥ 35. 000m2 80 70 68 65 80 65 63 60 80 62 60 57 80 58 56 53 80 55 53 50 80 53 51 48 80 51 49 46 80... 55 Các khu kỹ thuật ≥1 Công trình hành chính, dịch vụ ≥1 Giao thông ≥8 Cây xanh ≥10 - Mật độ xây dựng: + Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng được quy định theo bảng 2.4 Bảng 2.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng - 26 - Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) ≤10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 >40 Mật độ xây dựng. .. thiết kế công trình xây dựng - 18 - PHẦN MỞ RỘNG I/VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG * NĐ12/2009 /NĐ-CP QUI ĐỊNH NHƯ SAU : Điều 17 Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình 1 Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình 2 Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được... 37 75 44 42 39 40 75 43 41 38 43 75 42 40 37 46 75 41 39 36 >46 75 40 38 35 2) Các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, chợ: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ trong các khu vực xây dựng mới là 40% 3) Các công trình dịch vụ đô thị khác và các công trình có chức năng hỗn hợp: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình. .. hè) - 29 - 2 .5. 6 Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa cho phép 1) Công trình nhà ở: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế, riêng lẻ và nhóm nhà chung cư được quy định trong bảng 2.6 và 2.7.a Bảng 2.6: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự…) Diện tích lô đất (m2/căn nhà) Mật độ xây dựng tối đa (%) 50 100... nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ 3 Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật 6/ Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình ( 57 – L.XD) 6.1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau... xây dựng tối đa cho phép đối với phần đế là 65% , đối với tháp cao phía trên là 41% (tính theo hình chiếu bằng của công trình trên mặt đất) Đối với công trình dịch vụ đô thị khác và công trình sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng tối đa cho phép tương ứng với các phần trên là 70% và 46% 2 .5. 7 Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) - Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa cho phép của đơn vị ở là 60% - Mật độ xây dựng. .. vực lập quy hoạch - Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau: + Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥45m2; + Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m; + Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m - Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp... (brut-tô) tối đa cho phép của đơn vị ở là 60% - Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa của các khu du lịch – nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25% - Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa của các khu công viên công cộng là 5% - Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa của các khu công viên chuyên đề là 25% - 31 - - Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa của các khu cây xanh chuyên dụng (bao gồm cả sân gôn), vùng . của pháp luật. 5/ Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng : (điều 50 – L .XD ) 5. 1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các. phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng. 3/Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 – L .XD )(mở rộng NĐ 12/2009) - 6 - * THEO LUẬT XD 3.1. Thiết kế xây dựng công trình. pháp luật. 6/ Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình ( 57 – L.XD) 6.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình