Thực phẩm nào dễ nhiễm khuẩn và gây ngộ độc ? pptx

6 177 0
Thực phẩm nào dễ nhiễm khuẩn và gây ngộ độc ? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực phẩm nào dễ nhiễm khuẩn và gây ngộ độc ? Bản thân thực phẩm cũng có thể chứa các thành phần có hại. Mặt khác vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm từ động vật, người chế biến thực phẩm, từ môi trường hoặc từ các thực phẩm khác. Những chất độc này trong thực phẩm gây ngộ độc cho con người. Có thể là chất hóa học có tính độc dù với lượng rất nhỏ nhưng lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Những chất này có thể nhiễm vào một cách tình cờ trong thời gian nuôi trồng, chế biến, nấu nướng hoặc do sự tương tác của một số thành phần với nhau trong thực phẩm, khi bảo quản đã hình thành độc tố nhưng cũng có thể là thành phần tự nhiên của thực phẩm. Như vậy theo nguyên nhân ta chia ra 2 loại ngộ độc: - Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn. - Ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn Đây là tình trạng hay gặp trong các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể như ở các trường học bán trú, các xí nghiệp sản xuất, các buổi liên hoan hay lễ cưới… Vi khuẩn gây ngộ độc đa số là nhóm vi khuẩn đường ruột, khả năng gây bệnh của nhóm này yếu nên để gây bệnh thường phải có một lượng lớn thức ăn. Ngộ độc thực phẩm loại này thường xảy ra trong vòng vài giờ đến một ngày sau khi ăn các thực phẩm bị nhiễm này. Thực phẩm hay gặp trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: - Các loại thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị dinh dưỡng cao như thịt lợn, bò, trâu, ngựa… hay gia cầm như gà, vịt. - Thủy, hải sản như cá, tôm, lươn, ốc, ếch… Sữa và các chế phẩm của sữa như bơ, pho mát. Trứng và các chế phẩm của trứng. - Các thực phẩm nguồn gốc thực vật thì ít xảy ra hơn. Tuy vậy ngày nay cần chống sâu bệnh, năng suất cao nên người trồng trọt cũng dùng nhiều thuốc trừ sâu, nếu không bảo đảm quy cách cũng dễ gây ngộ độc. Nói chung các thực phẩm có độ ẩm cao, pH kiềm và có trạng thái lý hóa thuận lợi cho việc nhiễm khuẩn, nếu không được bảo quản, chế biến đúng quy trình vệ sinh an toàn thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ trong toàn khối thực phẩm. Đặc biệt là các thực phẩm lỏng như sữa, trứng và các thực phẩm nghiền băm nhỏ như: patê, thịt băm, rất dễ nhiễm khuẩn cũng như các thực phẩm nhóm thủy hải sản dễ bị phân hủy: khi thịt bị nghiền thì kết cấu của mỗi cơ bị mất và màng cơ là hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá hủy, khi đó vi khuẩn xâm nhập vào toàn bộ khối thịt, còn dịch của thịt chảy ra là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng. Người ta đã thử nghiền 1g thịt tươi, ngay sau đó kiểm dịch có gần 2 triệu vi khuẩn, chỉ sau 24 giờ số vi khuẩn đã tăng lên xấp xỉ 100 lần. Những biện pháp chung phòng nhiễm độc thực phẩm do vi khuẩn. - Những cơ sở chế biến phải có kiểm dịch đầy đủ trước khi giết mổ, vệ sinh trong khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Vai trò của bộ phận kiểm dịch rất quan trọng ở khâu này vì họ có trang thiết bị phục vụ cho kiểm dịch. - Kiểm tra định kỳ sức khỏe người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đặc biệt là người nấu ăn hằng ngày trong các bếp ăn tập thể nhất là bếp ăn của các cháu nhà trẻ, mẫu giáo. Theo thông báo của WHO, một khảo sát gần đây cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ngộ độc thực phẩm và mắc tiêu chảy nhất do các cháu nhỏ, sức đề kháng kém. - Đảm bảo thời gian lưu giữ thức ăn đã chế biến, nghiền nhỏ vì để kéo dài sẽ tăng độ nhiễm khuẩn nếu mất vệ sinh. - Thức ăn, nước uống phải được nấu chín, đun sôi. Khi chế biến món ăn, chị em cần ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm. Năm 2010 ngộ độc thực phẩm tại các gia đình chiếm 60% tổng vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước. Với măng cần rửa sạch, luộc qua trước khi chế biến Có rất nhiều loại thức ăn thông thường phổ biến hàng ngày nhưng tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khoẻ mà chúng ta không ngờ hoặc biết không rõ ràng. Vì vậy, các bà nội trợ hãy điểm danh và thêm vào danh sách các loại thực phẩm cần chú ý dưới đây. - Các thức ăn chứa nhiều Tanin như bắp chuối, ổi non, nước trà đặc, cà phê,…(đa số thực phẩm này có vị chát)…có thể gây táo bón, ức chế hấp thu chất sắt trong thực phẩm nên có thể gây thiếu sắt nếu sử dụng nhiều và thường xuyên. - Thực phẩm chứa nhiều Nitrit – Nitrat nếu sử dụng nhiều có thể gây nhức đầu, nôn ói, tiêu chảy, thiếu oxy tím môi, tím mặt và tử vong ở trẻ em như nước củ dền, củ dền đỏ, muối dưa chưa chín (còn hăng) hay bị khú…đều chứa nhiều Nitrit. Phân đạm bón rau là Nitrat cũng, nếu tồn dư trong thực phẩm ăn vào thì có thể nhiễm vào cơ thể. Nitrit, nitrat cũng thường được dùng để bảo quản thịt, cá cho lâu hư. Nguồn nước giếng khai thác nông, gần hầm phân có thể nhiễm nitrit. - Các loại đậu phộng, hạt ngũ cốc, quả khô dễ bị nấm mốc xanh chứa Alfatoxin gây xơ gan, ung thư gan. - Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Solanin có thể gây tử vong ở trẻ em. Cần khoét sâu bỏ hết phần chân gốc nấm hoặc tránh ăn khoai mọc mầm. - Sắn (khoai mì) chứa Xyanhydric ở lớp vỏ, hai đầu củ, sắn đắng (sắn cao sản) có thể gây chết người ở trẻ em, người già, ốm yếu…Cần gọt vỏ kỹ, cắt bỏ hai đầu củ, ngâm nước và luộc chín để khử Xynhydric, không nên ăn sắn có vị đắng. Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Solanin có thể gây tử vong ở trẻ em. Cần khoét sâu bỏ hết phần chân gốc nấm hoặc tránh ăn khoai mọc mầm. - Măng, đậu mèo, đậu kiến cũng chứa Xynhydric, nên ngâm nước lâu, rửa sạch, luộc bỏ nước. - Cá nóc chứa chất cực độc ở buồng trứng và gan, nếu làm ruột cá không khéo, không kỹ có thể gây nhiễm chất độc vào phần thịt cá và gây ngộ độc cho người ăn. Cá nóc bị ươn hay cá nóc phơi khô thì chất độc sẽ nhiễm vào thịt. - Tuyến độc của cóc nằm ở lớp da, gan và trứng. Ăn thịt cóc phải bỏ hết da, làm ruột sạch. - Cá bị ươn sinh nhiều Histamin có thể gây dị ứng, đỏ mặt, sưng ngứa cổ - mặt, đau bụng tiêu chảy… - Dầu ăn tinh luyện (salad oil) như dầu mè, dầu nành tinh luyện…rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng để chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, kéo dài thì sẽ sinh nhiều Acrolein gây ung thư, vì vậy chỉ dùng dầu tinh luyện để ăn sống (trộn rau salad, cho em bé ăn), xào nhanh, kho nhanh…Nếu chiên cá, chiên chả giò, chiên chuối…thì nên dùng dầu hỗn hợp (cooking oil) gồm 4 – 6 loại dầu thực phẩm thì ít oxy hoá và sinh Acrolein hơn và có thể tái sử dụng dầu chiên một lần nữa để tiết kiệm. - Thịt nướng hay chiên bị cháy đen thì không nên sử dụng vì thực phẩm cháy có thể sinh ung thư. . nhiên của thực phẩm. Như vậy theo nguyên nhân ta chia ra 2 loại ngộ độc: - Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn. - Ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn Ngộ độc thực phẩm do. Thực phẩm nào dễ nhiễm khuẩn và gây ngộ độc ? Bản thân thực phẩm cũng có thể chứa các thành phần có hại. Mặt khác vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm từ động vật, người chế biến thực phẩm, . này thường xảy ra trong vòng vài giờ đến một ngày sau khi ăn các thực phẩm bị nhiễm này. Thực phẩm hay gặp trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn: - Các loại thực phẩm nguồn gốc động vật có giá

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan