Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên Tôm - Cá nuôi pdf

7 383 0
Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên Tôm - Cá nuôi pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên Tôm - Cá nuôi Bệnh trên cá: Có thể gặp các bệnh do các dòng vi khuẩn: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas sp., Pseudomonas sp., Edwardsiella sp. Bệnh do môi trường, dinh dưỡng. Bệnh trên tôm CÀNG XANH: thường thấy như đóng rong, đen mang, đốm nâu, ăn mòn phụ bộ BỆNH DO NHÓM VI KHUẨN Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm phát triển và mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao. Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng gần giống nhau, đặc biệt là trên cá. 1/ Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas Tác nhân gây bệnh: Nhóm VK gây bệnh thuộc giống Aeromonas: A.Hydrophila, A. Caviae, A. Sobria Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá tai tượng Lứa tuổi mắc bệnh: Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%. Dấu hiệu bệnh lý: * Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng. * Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể. * Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng. * Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. Phòng trị: + Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng, tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ, mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp + Dùng thuốc tím tắm cá, liều dùng là 4g/ m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/ m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá. Dùng thuốc trộn vào thức ăn (liều lượng tính trên nguyên liệu pha trộn, tùy theo thành phần nguyên liệu trong bao gói mà tính ra lượng thuốc): + Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7- 10 ngày, nên hạn chế sử dụng. + Enrofloxacine: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7- 10ngày. (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ-BTS) + Streptomycine: 50-75 mg/kg cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày. + Kanamycine: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày. + Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày. 2/ Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas Tác nhân gây bệnh: do các dòng vi khuẩn như P.fluorescens, P.anguilliseptica, P.chlororaphis, Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá bống tượng, cá tai tượng Dấu hiệu bệnh lý: + Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. + Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn. + Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm + Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da Phòng trị: (i) Giảm mật độ nuôi. (ii) Cung cấp nguồn nước tốt. (iii) Tắm 3-5 ppm ( KMnO4) không qui định thời gian. (iv) Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas. 3/ Bệnh nhiễm khuẩn do Edwardsiella Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda, E.ictaluri. Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá rô phi, cá bống tượng, cá tai tượng, cá chép Dấu hiệu bệnh lý: + Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố. + Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh. + Bệnh thường xảy ra trên cá lớn. + Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30 độ C. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường. + Riêng dòng vi khuẩn E. ictaluri là tác nhân gây nên bệnh có mủ trên gan cá tra. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm gây chết cá hàng loạt và rất khó điều trị. Giai đoạn gây hại nặng nhất từ cá hương lên giống và từ giống đến dưới 600 g/con Phòng trị: + Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi. + Giảm thấp mật độ nuôi. + Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas. + Riêng đối với E.ictaluri sử dụng 03 loại kháng sinh đặc hiệu để điều trị đó là: Enrofloxacine, Ciprofloxacine và Norfloxacine (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ- BTS) theo liều hướng dẫn trên bao bì của các nhà sản xuất. Đặc biệt đối với loài vi khuẩn này không sử dụng Oxytetracycline, Oxolinic acid (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ-BTS) và Sulfonamides để điều trị. . Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên Tôm - Cá nuôi Bệnh trên cá: Có thể gặp các bệnh do các dòng vi khuẩn: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas. gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda, E.ictaluri. Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá rô phi, cá bống tượng, cá. A.Hydrophila, A. Caviae, A. Sobria Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá tai tượng Lứa tuổi mắc bệnh: Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan